Hai bài viết đáng đọc

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Đặng Quang Chính, Thg 11 19, 2011.

  1. Đặng Quang Chính

    Đặng Quang Chính New Member

    Tham gia ngày:
    Thg 3 19, 2011
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hai bài viết đáng đọc

    Một của Vũ cao Đàm
    Hai là của Dr.Luu NguyenDat

    ---------------------------------------------

    Còn níu kéo gì, khi tên đế quốc cộng sản Đại Hán đã trút bỏ cái mặt nạ “anh em”, “đồng chí”?

    Trắng trợn thực hiện những vụ vi phạm lãnh hải và những đòn gây hấn trong mấy tuần vừa qua với Việt nam, đế quốc cộng sản Đại Hán (Trung Cộng) đã tự lột bỏ cái mặt nạ giả nhân giả nghĩa “anh em”, “đồng chí”... “mười sáu chữ vàng”.

    Bằng những hành động ngang ngược giương đông kích tây, mua đất thuê rừng và chiếm lĩnh thị trường khắp thế giới, lấn lướt xưng hùng xưng bá ở biển Đông, Trung Cộng không chỉ tự ném vào sọt rác cái vỏ bọc “trỗi dậy hòa bình”, mà ngày càng phát xít hóa một cách ngông cuồng, đang hung hãn thực hiện mưu đồ bành trướng vừa theo kiểu xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ, vừa thâm nhập thị trường theo kiểu chủ nghĩa thực dân mới, vừa vẫn cố đeo bám cái mặt nạ ý thức hệ “anh em đồng chí” của cái “chủ nghĩa quốc tế vô sản” “mười sáu chữ vàng” để lừa mị những tín đồ cộng sản ngây thơ, cả tin, nhẹ dạ.

    Với Việt Nam, bọn đế quốc cộng sản Trung Hoa đã không ngừng tiếp tục cái mộng bá vương của các bậc tiền nhân Đại Hán, mà ngày càng tỏ ra ác hiểm hơn, thù địch hơn, hằn học hơn, với những thủ đoạn ngày càng thâm độc, hèn hạ, đê tiện và tiểu nhân gấp bội so với tất cả các thế hệ Đại Hán tổ tiên của họ. Có lẽ họ muốn trút hết sự hằn thù của cả ngàn năm thất bại trong mưu đồ biến mảnh đất Giao Chỉ này thành thuộc quốc, muốn Hán hóa dân Lạc Việt trên mảnh đất này.

    Mưu đồ thâm hiểm của đế quốc Trung Cộng với Việt Nam được thể hiện một cách toàn diện và triệt để trên moi lĩnh vực, kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao.

    Về mặt kinh tế, chúng không thực hiện hợp tác kinh tế nghiêm túc trong khuôn khổ các nghị định thư, mà lén làm ăn theo con đường tiểu ngạch để triệt phá kinh tế Việt Nam một cách toàn diện trên toàn lãnh thổ, tôi chỉ xin nhắc lại vài sự kiện mà mọi người đều đã biết [1]-[7]:

    Đế quốc Trung Cộng ra sức triệt phá sức kéo của nông dân nghèo bằng việc mua móng trâu để nông dân giết trâu bán móng, bây giờ chúng không mua móng trâu nữa, mà giở trò mua... “đuôi trâu” với giá cực kỳ hời. Nông dân cắt đuôi trâu mang bán thì trâu thi nhau lăn ra chết.

    Chúng triệt phá nguồn sống của nông dân nghèo với thủ đoạn mua râu ngô non, để biến thành đồng hoang những nương ngô vừa đến ngày đơm hoa kết trái; chúng triệt hạ nguồn cây nguyên liệu công nghiệp, như mua rễ hồi và các cây công nghiệp để nông dân tự tay chặt phá rừng hồi và các cây công nghiệp, mua chè chặt xô phơi tái không qua chế biến, để triệt phá nguồn nguyên liệu của các nhà máy chè.

    Chúng nghĩ ra trò nham hiểm để phá hoại mạng điện cao thế của Việt Nam bằng việc mua dây đồng vụn, và thế là các “đồng tặc” rủ nhau cắt trộm dây đồng trên mạng điện cao thế... Chúng tìm đủ mưu ma chước quỷ để “thắng thầu”... tới 90% số công trình công nghiệp quan trọng của Việt Nam, trước hết là các nhà máy điện, rồi trì hoãn thực thi nhằm phá hoại kế hoạch hiện đại hóa và công nghiệp hóa của Việt nam.

    Đế quốc cộng sản Tàu đã và đang ra sức phá hoại các nguồn hàng xuất khẩu của Việt nam, bằng những hợp đồng mua nông sản giá hời, đến khi nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam tập trung sức sản xuất cho chúng, thì chúng đột ngột ngừng nhập các mặt hàng đó để các doanh nghiệp Việt Nam điêu đứng. Ngày nay, bọn chúng đang dốc sức tận diệt nguồn gạo xuất khẩu bằng những hợp đồng giá hời với nông dân Nam Bộ phá lúa trồng khoai. Đây không phải thủ đoạn mới, vì họ đã từng mua tôm, tẩm kháng sinh quá liều rồi bán lại cho Việt Nam với giá rẻ, để Việt Nam nhập lại và tái xuất để tự mình phá hoại thương hiệu tôm xuất khẩu. Đáng tiếc rằng, các phương tiện thông tin “lề phải” của Đảng và thậm chí cả một vài nhà khoa học ngây thơ đã “Cảm ơn thương nhân Trung Quốc” đã “Mở đầu ra” cho nông dân Việt Nam và từ chối đăng những ý kiến cảnh báo cho nguy cơ này của chúng…
    Tệ hại hơn, đế quốc Trung Cộng đã trắng trợn phá hoại huyết mạch thông tin viễn thông bằng việc thu mua cáp quang “phế liệu” xúi giục người dân Việt Nam lặn xuống biển tự tay phá hoại mạng cáp quang để chặn đứng khả năng liên lạc của đất nước.
    Về mặt quân sự, chúng diễu võ giương oai trên khắp thế giới, liên tục tập trận xung quanh Việt Nam, cho các trang mạng thuộc quyền thao túng của Đảng Cộng sản hăm dọa chiến tranh với Việt Nam. Bằng chiêu bài “hợp tác khai thác bô-xít”, đế quốc Trung Cộng đã đóng chốt ở một vùng vô cùng hiểm yếu của bán đảo Đông Dương, cộng với những hợp đồng thuê 300.000 ha đất rừng đầu nguồn với các “đồng chí” của họ tại các địa phương trên suốt các vùng biên giới, Trung Cộng đã tạo ra một thế quân sự vô cùng nguy hiểm có khả năng làm tê liệt khả năng phản công bảo vệ Tổ Quốc của Việt Nam khi bị Trung Cộng tấn công từ bốn phía. Chúng ta không quên cộng thêm một bầy nhung nhúc gồm trên 1,3 triệu người lao động Trung Cộng, gồm những tráng đinh (chắc chắn đã giải ngũ sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự). Bọn chúng được được các “đồng chí” sắp xếp đều khắp đủ mọi miền trên đất Việt Nam đã tạo ra một đạo quân dự bị khổng lồ, cầm súng là bắn được ngay, đang mai phục khắp đất nước này.

    Trong khi đó, Trung Cộng ra sức la ó “nguy cơ Việt Nam”, vu cáo Việt Nam xâm lược.
    Về mặt chính trị, Trung Cộng ra sức tâng bốc Việt Nam về ý thức hệ, vuốt ve bằng mấy chữ “Đồng chí tốt”, và “Mười sáu chữ vàng”, nhưng chúng đã không úp mở để lộ dã tâm, càng tô vẽ Việt Nam về ý thức hệ, chúng càng tạo ra được sự cô lập của Việt Nam trên trường quốc tế, vì chúng thừa biết, từ nửa cuối thế kỷ XX, thế giới đã ghê sợ các chính thể cộng sản. Càng tô vẽ bộ mặt cộng sản của Việt Nam, thế giới càng ghê sợ Việt Nam.
    Tôi đã dịch một bài sặc mùi hiếu chiến của Trung Cộng đe dọa Việt Nam. Tôi thiết nghĩ, chỉ cần đưa bài đó lên mặt báo, không cần bình luận, tất cả mọi người Việt yêu nước thương nòi đều nhìn rõ dã tâm vừa ăn cướp vừa la làng của bọn đế quốc xâm lược cộng sản Đại Hán, bất kể chúng cố che đậy bằng thứ mặt nạ “lá nho” nào. Nay xin trích lại để bạn đọc cùng suy ngẫm:
    .........
    Chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa:
    1. Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất. Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm đóng là có thể thu hồi lại hầu hết các đảo bị chiếm, khống chế được toàn bộ. Lấy gương xua đuổi thành công quân Việt Nam để răn đe các nước khác buộc chúng phải tự mình rút lui.
    2. Trước đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Những bài phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi thống nhất đất nước thì Việt Nam có những thái độ bất thường, có yêu cầu về lãnh thổ lãnh hải đối với Tây Sa và Nam Sa. Việt Nam ngấm ngầm thọc lưng Trung Quốc, tiền hậu bất nhất, đã làm mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến quân đội của chúng ta phải ra tay, với lý do đó để lấy lại những vùng biển đảo đã mất.
    3. Việt Nam có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa lại đang tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với ta. Quân đội của ta có thể phát động cuộc chiến Nam Sa, cho dù quân đội Việt Nam đã có chuẩn bị. Với chiến thắng trong cuộc chiến này, hoàn toàn có thể làm cho các nước khác thua chạy, không đánh mà lui. Đây là cách để loại trừ Việt Nam, làm cho Việt Nam ngày càng lụn bại.
    4. Hai nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ nhẹ nhàng hơn. Trái lại, nếu tấn công vào các nước như Philippines thì phản ứng quốc tế nhất định sẽ rất mạnh mẽ.
    5. Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN nhưng chế độ xã hội và ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, thời gian đó đã sinh ra những khúc mắc. Là liên minh ASEAN, khi chúng ta phát động chiến tranh thu hồi lại Nam Sa ắt sẽ gặp phải sự phản đối của ASEAN, nhưng hậu quả của cuộc tấn công Việt Nam sẽ tương đối nhỏ, vì Việt Nam đã từng có ý đồ thiết lập bá chủ khu vực, việc này đã làm cho các nước láng giềng có tinh thần cảnh giác, việc làm suy yếu lực lượng quân sự của Việt Nam cũng là điều tốt cho các nước ASEAN.
    6. Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – Mỹ , Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường Afganistan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Campuchia và Thái Lan đều sẽ làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
    7. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược không thể thiếu của Trung Quốc trên trận tuyến kéo dài từ Trung Đông đến Viễn Đông, tuy eo biển Malacca là con đường yết hầu nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược. Có được Nam Sa sẽ uy hiếp được Malacca, yểm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là một trong những vùng hiểm yếu, Trung Quốc quyết không ngần ngại chiến đấu để thu hồi Nam Sa.
    8. Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta, tình hình phát triển của hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân của Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp, nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh. Lực lượng hải quân, không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta.
    9. Việc thiết lập hợp tác quân đội với Đài Loan có thể còn nhiều khó khăn, sự bất đồng giữa hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể tồn tại, nhưng việc thu hồi Nam Sa thì hai bên lại có chung một lập trường. Mặc dù không thể mời quân đội Đài Loan cùng tham chiến, nhưng trước và sau trận chiến đều cùng nhau tiến hành các hoạt động như : cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên xử lý, máy bay, tàu chiến do nhu cầu cần thiết hạ cánh hoặc cập bến trong chiến tranh, chắc chắn rằng sự phối hợp hai quân đội sẽ góp phần vào đoàn kết, thống nhất quốc gia.
    10. Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại quần đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không thể tránh khỏi, đánh muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.

    Mặc dù nói chúng ta đánh Việt Nam như đánh bạc nhưng việc thu hồi Nam Sa quả thực không phải chuyện nhỏ. Hải quân và không quân Việt Nam cũng đang dần hiện đại hóa cho nên ta quyết không đánh giá thấp đối phương, bắt buộc phải làm tốt công tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, đã đánh là phải thắng nhanh. Trong khi bàn việc lấy lại Nam Sa vấn đề không phải là xét xem có thể thành công hay không mà phải xét xem thắng lợi có triệt để hay không, những tổn thất, rủi ro có phải là nhỏ nhất hay không và kết quả cuối cùng có phải là tốt đẹp nhất không… Vì thế cần phải xác định 4 mục tiêu rõ ràng. Đó phải là, xuất một đường quyền đẹp mắt về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.

    Trên lĩnh vực quân sự, đáng tiếc rằng Việt Nam đã làm những việc gây phản ứng mãnh liệt như xâm chiếm nhiều đảo mới, giam giữ ngư dân và tàu đánh cá Trung Quốc. Ta tuyên bố rằng lãnh thổ lãnh hải nước ta không dễ dàng xâm chiếm, bắt buộc Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nhanh chóng hoàn thành việc triển khai quân sự tại Nam Hải. Nếu quân đội Việt Nam không chịu thì Trung Quốc sẽ tiến hành tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng ta kiên quyết diệt trừ, nếu tăng viện trợ máy bay tàu chiến cho Việt Nam thì sẽ bắn hạ, bắn chìm hết. Quân đội Việt Nam đã trang bị một số lượng nhất định máy bay, tàu chiến và tên lửa tiên tiến do Nga sản xuất. Quân đội của ta sẽ huy động tiềm lực hải quân, không quân để phong tỏa những căn cứ hải quân, không quân của chúng. Quân đoàn pháo binh thứ hai cần làm tốt việc che giấu những cứ điểm chiến lược hiểm yếu, không quân và chiến hạm cần làm tốt công tác dự báo; cung cấp nhiên liệu cho kế hoạch tấn công lâu dài ở căn cứ phía Nam. Lực lượng trên mặt đất phải luôn luôn sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công quấy nhiễu của quân đội Việt Nam ở khu vực biên giới bất kỳ lúc nào; phải thực hiện phá hủy các căn cứ hải quân không quân ở miền Bắc. Tóm lại, ta sẽ lấy việc tấn công Việt Nam như là cuộc diễn tập để giải phóng Đài Loan, một khi tình hình đã lan rộng thì sẽ triệt để phá hủy lực lượng hải quân, không quân Việt Nam.

    Trên lĩnh vực chính trị, vạch trần việc các nước như Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải nước ta, nhắc lại rằng nước ta muốn duy trì phương châm hòa bình, nhưng chúng ta không thể hòa bình với những kẻ xâm hại đất nước ta. Cho dù xảy ra rồi thì chúng ta không mong nhìn thấy xung đột quân sự. Trung Quốc hy vọng rằng các bên liên quan nên ngồi lại tiến hành đàm phán hòa bình để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Nếu các nước như Việt Nam chịu khuất phục trước sức ép quân sự to lớn của nước ta thì nước ta sẽ không sử dụng biện pháp vũ lực nữa, sẽ mở rộng tiếng nói quốc tế của nước ta.

    Trên lĩnh vực ngoại giao, một khi chiến sự xảy ra, cộng đồng thế giới chắc chắn sẽ đưa ra bốn chữ “phê phán, phản đối”. Chúng ta cần nhanh chóng tranh thủ sự thông cảm của Mỹ, Nga, Liên minh Châu Âu, nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao là nắm được mục tiêu của các nước ASEAN, cố gắng bình tĩnh trước sự phẫn nộ và hoảng hốt của họ, khiến họ tin tưởng rằng Trung Quốc vô cùng coi trọng quan hệ với ASEAN, tuyệt đối không làm tổn hại đến lợi ích của các quốc gia ASEAN ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc sẽ làm cho mức độ phản ứng của họ giảm xuống mức tối thiểu.

    Trên lĩnh vực kinh tế, để chung sống hòa bình cần thực hiện chiến lược “Dùng đất đai đổi lấy hòa bình”. Để hòa bình phát triển thì cần thực hiện chiến lược “Dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”. Đối với quần đảo Nam Sa thì lại phải thực hiện phương châm “chủ quyền thuộc về tôi, cùng nhau phát triển, thỏa hiệp hòa bình, chia sẻ lợi ích” thiết lập một số khu vực cùng phát triển ở giáp giới các nước ASEAN gần quần đảo Nam Sa. Lấy nước ta làm chủ, lần lượt cùng hợp tác phát triển với Philippines, Malaysia, Bruney… giúp các đối tác cùng có lợi. Mục đích của các nước này muốn chiếm đảo là vì muốn đạt được lợi nhuận dầu mỏ, giúp cho họ kiếm được tiền mà họ muốn, làm cho nó dễ dàng đồng ý chủ quyền Trung Quốc. Nếu Việt Nam đồng ý với chính sách này thì có thể cũng nhận được một phần nào đó.

    Với ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Sa thì kết quả cuối cùng Nam Sa quần đảo ắt bị chia cắt. Tất cả những đảo bị chiếm giữ là do ban đầu lực lượng quân đội của nước ta không đủ, khi có đủ năng lực thì không cần phải do dự mà không quyết định, việc sử dụng vũ lực chắc chắn sẽ dẫn đến có sự phản đối. Cùng năm đó, Anh ra sức tranh đoạt đảo Falklands cũng đã bị lên án chỉ trích nhiều, nhưng khi đảo Falklands đã nằm trong tay nước Anh, ai đã có thể làm gì họ. Nếu Việt Nam nguyện làm đầu têu thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay.

    Hãy giết chết bọn giặc Việt để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa.
    ... (Hết trích)

    Với những tư liệu còn quá thiếu sót đó người dân Việt Nam đã thấy rất rõ dã tâm của Trung Cộng. Chúng đã thực sự lộ nguyên hình một tên đế quốc xâm lược tệ hại nhất so với tất cả các đế quốc đã từng có mặt ở Việt Nam, và so với ngay cả các triều đại Trung Hoa đã đặt ách cai trị trên đất Việt Nam.

    Tôi cứ phân vân suy nghĩ, không hiểu một số người Việt Nam còn nuối tiếc gì mà cứ phải níu kéo cái bọn gian manh Đại Hán... miệng nam mô “đồng chí”, nhưng bụng thì chứa một bồ dao găm hiểm độc. Chủ nghĩa cộng sản, mà hiện thân là quốc gia cộng sản khổng lồ Đại Hán, leo lẻo trên mồm những điều ngọt xớt, nhưng lại hành xử bằng những thủ đoạn của bọn giang hồ thảo khấu, đã phơi bầy trên thực tế không còn như Lênin kỳ vọng: “trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại chúng ta” như một số người vẫn còn ảo tưởng, mà thực sự đã và đang là bi kịch vô cùng lớn lao của nhân loại.

    Tôi tin rằng, có thể vì lý do gì đó, một số người còn xưng tụng cái tình đồng chí cộng sản “Bốn tốt” và “Mười sáu chữ vàng”; Vì lý do gì đó, họ còn cản trở những cuộc biểu tình chống lại “người đồng chí” đế quốc cộng sản xâm lược, nhưng tôi tin chắc rằng, cũng có lúc trong thâm tâm của họ vấn còn cảm thấy nhói đau cái nỗi đau của dân tộc đang bị tên đế quốc cộng sản Đại Hán dày xéo non sông.

    Tôi hy vọng lương tri của những người đó sẽ thức tỉnh để quay về với dân tộc đang đứng trước nguy cơ mất còn trước tên đế quốc xâm lược nguy hiểm nhất của thời đại chúng ta, là chủ nghĩa cộng sản Đại Hán.

    V.C.Đ.

    Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
    Tài liệu tham khảo:
    [1] http://hoingo.aimoo.com/categroy/Topic-1-445805.html#NickName_0
    [2] http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/31806/chuyen-bo-lua-trong-khoai-cho-thuong-gia-tq.html
    [3] http://dantri.com.vn/c76/s76-496615/vai-thieu-viet-nam-un-un-xuat-sang-trung-quoc.htm
    [4] http://vef.vn/2011-07-08-bat-luc-nhin-trung-quoc-vet-hang
    [5] http://sgtt.vn/Thoi-su/147433/Bat-ngo-tu-viec-Trung-Quoc-san-lung-nong-san-Viet-Nam.html
    [6] http://dantri.com.vn/c76/s76-498216/thit-lon-rau-tang-gia-bat-thuong-vi-dau.htm
    [7] http://www.giaoduc.net.vn/ntd-thong...70-hanh-ng-nh-dng-y-ln-ca-trung-quc-bai-2-bc- check-nhe.html
    [8] http://www.cnweapon .com/html/ news/2010- 01/news14304. html
    [9] http://club.china.com/
    Sáu cuộc chiến tranh trong 50 năm tới của Trung Quốc?
    Nguồn: “未来50年中国的六场战争:彻底打破世界格局”
    Nguồn gốc : http://www.mitbbs.com/article_t/MiscNews/31207047.html

    Trần Quang giới thiệu
    Đây là bài trên trang China News về 6 cuộc chiến tranh mà Trung Quốc sẽ phát động trong 50 năm tới. Sau khi dùng vũ lực thống nhất với Đài Loan thì mục tiêu tiếp theo là phát động chiến tranh để thu hồi các đảo ở Biển Đông.

    Trung Quốc là một nước lớn chưa thống nhất, đây là nỗi nhục của dân tộc Hoa Hạ, là nỗi hổ thẹn của con cháu Viêm Hoàng để thống nhất đất nước và sự tôn nghiêm của dân tộc, trong vòng 50 năm tới, Trung Quốc cần phải tiến hành 6 cuộc chiến tranh.

    Cuộc chiến tranh thứ nhất : Thống nhất Đài Loan (giai đoạn 2020 - 2025)
    Mặc dù, quan hệ hai bờ hiện nay đang có xu hướng đi vào hòa hoãn, nhưng đừng hy vọng nhà đương cục Đài Loan (cho dù là Quốc dân đảng hay Dân tiến đảng) muốn thống nhất hòa bình với Trung Quốc đại lục, vì điều này không phù hợp với lợi ích tranh cử của đảng cầm quyền tại Đài Loan, cho nên trong thời gian dài sẽ tiếp tục nêu chủ trương giữ nguyên hiện trạng với Trung Quốc đại lục (như vậy đều có lợi cho hai đảng, Dân Tiến đảng hung hăng một chút, Quốc Dân đảng hòa hoãn một chút, cả hai đều giành được lợi ích chính trị trên chính trường Đài Loan), “độc lập” nhưng không dám “độc lập” thật sự, chỉ có thể kích động dư luận để kiếm lợi, trong khi đó “thống nhất” cũng sẽ là không “thống nhất” thật sự, chỉ có thể là đề cập chung chung. Đài Loan không thống nhất, đây là một tổn thương lớn nhất của Trung Quốc.
    Cho nên trong 10 năm tới, tức trước năm 2020, Trung Quốc cần phải nắm cho được phương châm chiến lược thống nhất, tuyên bố trước Đài Loan về thời hạn cuối cùng để thống nhất đất nước là năm 2025, hoặc là Đài Loan chấp nhận thống nhất hòa bình (đây là kết quả mà toàn thể người Hoa trên khắp thế giới mong đợi), hoặc là phải sử dụng vũ lực để thống nhất (đây là sự lựa chọn duy nhất mà Trung Quốc đại lục buộc phải làm). Để thống nhất, Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị từ 3 đến 5 năm (thời điểm này, Trung Quốc hoàn toàn có đủ thực lực quân sự để thống nhất Đài Loan, như hàng không mẫu hạm của Trung Quốc chính thức được đưa vào biên chế, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 4 được hoàn thiện…), khi thời điểm đến, cho dù là sử dụng phương thức thống nhất như thế nào, Trung Quốc vẫn nhất định phải thống nhất, đây là một sứ mệnh lịch sử của dân tộc Hoa Hạ.
    Theo phân tích tình hình hiện nay, Đài Loan tất sẽ cự tuyệt thống nhất, Trung Quốc đại lục duy nhất chỉ có con đường sử dụng vũ lực để thống nhất. Cuộc chiến tranh thống nhất này là một cuộc chiến tranh đích thực mang ý nghĩa hiện đại hoá kể từ sau khi nước CHND Trung Hoa được thành lập, là một cuộc chiến tranh kiểm nghiệm toàn diện sức chiến đấu hiện đại hoá của quân đội Trung Quốc. Trong cuộc chiến này, Trung Quốc có thể dễ dàng giành chiến thắng, nhưng cũng có thể sẽ gian nan giành chiến thắng. Tình hình này phụ thuộc vào quyết định tham chiến của Mỹ, Nhật Bản đối với Đài Loan. Mỹ, Nhật Bản viện trợ cho Đài Loan, thậm chí xuất quân phản công Đại lục, Trung Quốc buộc phải sử dụng tổng lực để đối kháng Mỹ, Nhật Bản, như vậy sẽ trở thành cuộc đại chiến gian khổ và kéo dài. Nếu Mỹ, Nhật Bản không dám đối kháng với Trung Quốc, để Trung Quốc đại lục thu hồi Đài Loan, quân đội Đài Loan đương nhiên không thể chống đỡ, nhiều nhất là 3 tháng là có thể kiểm soát hoàn toàn Đài Loan.
    Mặc dù hiện nay ai cũng cho là Trung Quốc có đủ khả năng chống lại các thế lực can thiệp, nhưng trước khi thu hồi Đài Loan, tốt nhất là tiến hành bố trí thế cục, để Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không dám tham chiến, như vậy Trung Quốc mới có thể thần tốc đánh chiếm Đài Loan. Vậy phải bố trí thế cục như thế nào để Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không dám tham chiến? Tốt nhất là gây ra một, hoặc hai cuộc chiến tranh trước đó, ví dụ như chiến tranh Ixraen-Iran, chiến tranh Nga-Nhật, chiến tranh Ấn Độ-Pakixtan, hay đối đầu giữa hai miền Triều Tiên, như vậy Mỹ, Nhật Bản khó có thể kịp thời hoặc không dám tham chiến.
    Đương nhiên, cho dù Mỹ, Nhật Bản có tham chiến hay không, cuối cùng Trung Quốc đều giành chiến thắng, đây là điều không phải nghi ngờ. Nhưng khác biệt ở chỗ, nếu Mỹ, Nhật Bản tham chiến, nguyên khí kinh tế của Trung Quốc sẽ bị tổn thương nặng nề; nếu Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không tham chiến, kinh tế của Trung Quốc sẽ không bị tổn thất. Tuy nhiên, cho dù Mỹ, Nhật Bản có tham chiến hay không, về mặt quân sự, Trung Quốc sẽ có bước phát triển mang tính nhảy vọt. Vì sau khi thống nhất Đài Loan, hợp nhất kỹ thuật quân sự của Đài Loan, trong vòng từ 5 đến 10 năm, kỹ thuật quân sự của Trung Quốc sẽ có bước phát triển vượt bậc.

    Trong cuộc chiến này, Mỹ không tham chiến còn có thể giữ được địa vị độc bá của mình, một khi tham chiến, địa vị độc bá tất bị lung lay. Sau khi bị tổn thất nặng nề trong cuộc chiến này, địa vị bá chủ thế giới của Mỹ sẽ bị các nước nghi ngờ, đặc biệt là các nước nhỏ Đông Nam Á, đối diện với một Trung Quốc láng giềng hùng mạnh, buộc các nước này không thể không tính toán lại xem đi theo hướng nào, đi theo ai. Mỹ không tham chiến còn có thể duy trì địa vị bá chủ thế giới khoảng 40 năm nữa, trong 40 năm này, Trung Quốc sẽ không có cớ thách thức bá quyền của Mỹ, Trung Quốc chỉ có thể tiếp tục chuyên tâm vào sự nghiệp thống nhất đất nước.

    Điểm có lợi nhất của cuộc chiến thống nhất Đài Loan là Trung Quốc đã phá vỡ chuỗi đảo bao vây thứ nhất của Mỹ, để hướng ra Thái Bình Dương, như vậy Trung Quốc từ đó có thể tiến quân ra đại dương, mở rộng lợi ích thiết thân của Trung Quốc.

    Cuộc chiến tranh thứ hai: Thu hồi các đảo tại Biển Đông (giai đoạn 2025-2030)
    Sau khi Trung Quốc thống nhất Đài Loan, nghỉ ngơi chỉnh đốn nhiều nhất là 2 năm, trong khoảng thời gian này Trung Quốc tuyên bố với các nước có tranh chấp tại Biển Đông về thời hạn cuối cùng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo là năm 2028, tất cả các nước có thể đàm phán với Trung Quốc trong khoảng thời gian này. Trung Quốc sẽ xuất phát từ quan điểm láng giềng hữu nghị và phong cách nước lớn, Trung Quốc còn có thể bảo đảm một phần lợi ích kinh tế của các nước xung quanh đã đầu tư vào các đảo ở Biển Đông, nếu không Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo, đồng thời tịch thu toàn bộ lợi ích kinh tế, cũng như các khoản đầu tư trên các đảo này.

    Cuộc chiến tranh thứ ba: Thu hồi Nam Tây Tạng (giai đoạn 2035-2040)
    Hai mươi năm sau, mặc dù thực lực quân sự của Ấn Độ không bằng Trung Quốc, nhưng khi đó cũng sẽ là một trong số không nhiều nước lớn trên thế giới, vì vậy “đá chọi với đá” chắc chắn sẽ chịu nhiều tổn thất, cho nên tác giả cho rằng tốt nhất là ngay từ bây giờ Trung Quốc phải tìm mọi cách khiến Ấn Độ bị chia cắt thành mấy nước nhỏ, để Ấn Độ không còn sức đối kháng với Trung Quốc, tuy nhiên sách lược chia cắt Ấn Độ không chắc chắn thực hiện được, nhưng ở mức độ thấp nhất cũng phải làm cho bang Assam tiếp giáp với Nam Tây Tạng (Ấn Độ gọi là bang Arunachal Pradesh) và Sikkim bị Ấn Độ xâm chiếm được độc lập, làm suy yếu thực lực của Ấn Độ trong đối kháng với Trung Quốc, như vậy mới là thượng sách.
    Trung sách là chuyển một lượng lớn vũ khí quân sự tiên tiến sang Pakixtan, trong khoảng thời gian năm 2035, ngầm giúp Pakixtan tấn công khu vực phía Nam Casơmia của Ấn Độ, giúp đỡ Pakixtan hoàn thành đại nghiệp thống nhất lãnh thổ. Tất nhiên, trong khi Ấn Độ và Pakixtan chưa thể kết thúc chiến tranh, Trung Quốc thần tốc tấn công Ấn Độ thu hồi khu vực Nam Tây Tạng bị chiếm đóng. Ấn Độ sẽ không thể cùng lúc tác chiến với hai cuộc chiến tranh, kết cục đều gặp thất bại, như vậy Trung Quốc có thể dễ dàng lấy lại khu vực Nam Tây Tạng, Pakixtan cũng có thể hoàn thành việc kiểm soát hoàn toàn Casơmia. Đây là trung sách, là một biện pháp hay có thể thực hiện. Nếu tất cả các sách lược trên đều không thể thực hiện, Trung Quốc có thể tấn công trực diện Ấn Độ để thu hồi Nam Tây Tạng.

    Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thứ nhất và thứ hai, Trung Quốc đã có thời gian khôi phục và tiếp tục phát triển trong vòng 10 năm, khi đó Trung Quốc đã là cường quốc mang tầm thế giới cả về kinh tế lẫn quân sự, duy chỉ có Mỹ và châu Âu là có thể xếp trên Trung Quốc (thời điểm đó nhiều khả năng châu Âu sẽ hoàn thành nhất thể hoá). Vì vậy, sau khi thống nhất Đài Loan và thu hồi các đảo tại Biển Đông, kỹ thuật quân sự của Trung Quốc đã có bước phát triển nhạy vọt, các trang thiết bị vũ khí hải, lục, không quân và vũ trụ đều có bước tiến dài, nhiều kỹ thuật quân sự ở vào trình độ dẫn đầu thế giới, khi đó sức mạnh quân sự của Trung Quốc chỉ có thể xếp sau Mỹ. Với thực lực như vậy, trong cuộc chiến thu hồi Nam Tây Tạng, Ấn Độ chắc chắn chịu một cuộc đại bại. Thứ nhất, sức mạnh tổng hợp của Ấn Độ yếu hơn nhiều so với Trung Quốc. Ấn Độ không có khả năng nghiên cứu, phát triển cũng như độc lập sản xuất các loại vũ khí mũi nhọn kỹ thuật cao. Năng lực động viên kinh tế cho thời chiến của Ấn Độ không bằng 1/10 của Trung Quốc, cho nên trong cuộc chiến với Trung Quốc, Ấn Độ không thể duy trì chiến tranh lâu dài, trong khi đó khả năng chiến tranh thần tốc của Ấn Độ lại kém xa so với Trung Quốc, vì vậy trong cuộc chiến này, Ấn Độ thất bại là điều không phải nghi ngờ. Thứ hai, trong cuộc chiến này, tuyệt đối không có quốc gia nào dám công khai giúp đỡ Ấn Độ. Khi đó, Trung Quốc đã là cường quốc thế giới, không có nước nào (kể cả Mỹ) dám công khai coi Trung Quốc là kẻ thù, nhiều khả năng nhất chỉ có 3 nước là Mỹ, Nga, Nhật Bản sẽ ngấm ngầm cung cấp vũ khí cho Ấn Độ, nhưng động thái này sẽ không gây ra những vấn đề lớn; ngược lại Pakixtan có thể nhân cơ hội này tấn công Ấn Độ. Thứ ba, Ấn Độ không dám và không thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Mặc dù nói Ấn Độ đã có vũ khí hạt nhân, nhưng trong cuộc chiến này, Ấn Độ không dám sử dụng vũ khí hạt nhân, vì vũ khí hạt nhân của Ấn Độ không đủ để huỷ diệt Trung Quốc; đã không thể huỷ diệt, một khi sử dụng, khả năng phản kích của Trung Quốc có thể huỷ diệt vĩnh viễn Ấn Độ. Sau khi thu hồi Nam Tây Tạng, Trung Quốc sẽ đóng trọng binh tại đây, Ấn Độ sẽ không dám phản công, cuối cùng phải thừa nhận là lãnh thổ của Trung Quốc, đồng thời tích cực triển khai hợp tác với Trung Quốc, như vậy vẫn có thể bảo toàn thực lực nước lớn tại khu vực.

    Cuộc chiến tranh thứ tư: Thu hồi đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu (giai đoạn 2040 - 2045)
    Thời điểm đến giữa thế kỷ 21, Trung Quốc đã là cường quốc thế giới thật sự, khi đó Nhật Bản, Nga suy yếu; Mỹ, Ấn Độ không phát triển, Trung Quốc và châu Âu đồng thời nổi lên, là thời cơ tốt nhất để Trung Quốc thu hồi đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu (Nhật Bản gọi là Okinawa) bị Nhật Bản chiếm đóng.

    Nói tới đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu, có lẽ nhiều người chỉ biết rằng đảo Điếu Ngư là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, nhưng lại không biết Nhật Bản đã xâm chiếm Lưu Cầu. Hiện nay, bất luận là trong diễn đàn nhân dân hay cấp trung ương, khi đề cập đến vấn đề Đông Hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đề cập đến cái gọi là “đường trung tuyến” do Nhật Bản hoạch định, hay vấn đề Lưu Cầu, đều bị Nhật Bản dẫn giải sai lầm về lịch sử và chính trị - tức cho rằng Lưu Cầu là lãnh thổ của Nhật Bản.

    Nhật Bản đã xâm chiếm đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu của Trung Quốc nhiều năm qua, đánh cắp phi pháp nhiều tài nguyên tại Đông Hải của Trung Quốc, vì vậy đây sẽ là thời điểm thích hợp để lấy lại từ tay Nhật Bản. Vì thời điểm đó Mỹ muốn can dự cũng khó, châu Âu càng không quan tâm đến vấn đề này, trong khi đó Nga cũng chỉ có thể ngồi nhìn. Nhiều nhất là trong vòng nửa năm, cuộc chiến có thể kết thúc, Trung Quốc đại thắng, Nhật Bản đành phải thừa nhận kết cục thất bại - đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu trở về vô điều kiện với Trung Quốc. Đông Hải trở thành nội hải của Trung Quốc.

    Cuộc chiến tranh thứ năm: Thống nhất Ngoại Mông (giai đoạn 2045 - 2050)
    Mặc dù, hiện nay có người cổ vũ Ngoại Mông (Mông Cổ) trở về Trung Quốc, nhưng điều này có hiện thực không?
    Trung Quốc chỉ có thể sau khi thống nhất Đài Loan, lấy hiến pháp và bản đồ Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ. Như vậy sẽ có người hỏi, vì sao phải lấy hiến pháp và bản đồ Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ? Làm như vậy khác nào nói Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bị Trung Hoa Dân Quốc thống nhất? Nói như vậy không có gì vô nghĩa cả, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc cũng là Trung Quốc, không cần quan tâm ai thống nhất ai, làm người Trung Quốc, chỉ cần tổ quốc thống nhất, không bị làm nhục là tốt nhất. Cũng phải biết rằng hiện nay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thừa nhận nền độc lập của Ngoại Mông, nếu lấy hiến pháp và bản đồ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa làm căn cứ để thống nhất Ngoại Mông, thì rõ ràng đây là hành động đi xâm lược, cho nên chỉ có thể lấy hiến pháp và bản đồ của Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ để tiến hành thống nhất Ngoại Mông, như vậy xuất quân mới danh chính ngôn thuận. Trung Quốc cần đề xuất đại cương thống nhất với Ngoại Mông, tạo dựng bầu không khí dư luận xã hội Ngoại Mông trở về Trung Quốc, đồng thời tìm kiếm những tộc người tại Ngoại Mông có mong muốn sáp nhập vào Trung Quốc để ra sức giúp đỡ, cố gắng để họ có thể tiếp cận tới tầng lớp có quyền quyết sách, nhằm chuẩn bị tốt cho sự nghiệp thống nhất Ngoại Mông. Bên cạnh đó, sau khi thu hồi Nam Tây Tạng (dự kiến vào năm 2040) Trung Quốc cũng phải tuyên bố với các nước trên thế giới rằng Ngoại Mông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
    Đương nhiên, Ngoại Mông có thể ra điều kiện để trở về, như vậy là điều tốt nhất so với việc phải sử dụng vũ lực để thống nhất. Nếu thế lực bên ngoài can dự hoặc Ngoại Mông cự tuyệt thống nhất, Trung Quốc cần phải làm tốt mọi sự chuẩn bị về trang bị vũ khí nhằm thống nhất Ngoại Mông. Tài liệu cho rằng Trung Quốc vẫn có thể áp dụng mô hình như đã thống nhất Đài Loan, đưa ra thời hạn cuối cùng để thống nhất là vào năm 2045, để Ngoại Mông có thời gian mấy năm suy nghĩ, khi đến thời điểm nếu không chủ động chấp nhận trở về, cuối cùng mới sử dụng vũ lực thống nhất.
    Tới thời điểm đó, 4 cuộc chiến tranh đã kết thúc, Trung Quốc đã có đầy đủ thực lực về chính trị, quân sự và ngoại giao để thống nhất Ngoại Mông. Mỹ, Nga suy yếu sẽ không dám tham chiến, chỉ có thể tiến hành phản đối bằng ngoại giao, trong khi đó châu Âu sẽ giữ thái độ nước đôi, Ấn Độ không lên tiếng. Không đến 3 năm, Trung Quốc có thể hoàn thành thống nhất mang tính tuyệt đối đối với Ngoại Mông. Sau khi thống nhất Ngoại Mông, tuyến đầu sẽ bố trí trọng binh nhằm ngăn chặn Nga, đồng thời trong vòng 10 năm, ra sức tiến hành xây dựng mang tính nền tảng và thiết bị quân sự, để chuẩn bị cho sau này tiến hành thu hồi lãnh thổ do Nga xâm chiếm.

    Cuộc chiến tranh thứ sáu: Thu hồi lãnh thổ bị Nga xâm chiếm (giai đoạn 2055 - 2060)
    Hiện nay, Trung-Nga được coi là láng giềng hữu nghị, song chẳng qua là vì có cùng mục tiêu chống Mỹ, thực chất vẫn tồn tại sóng ngầm và cảnh giác lẫn nhau.
    Sau khi giành thắng lợi trong 5 cuộc chiến tranh trước đó (khoảng năm 2050), Trung Quốc phải lên tiếng đòi Nga phải trả lại lãnh thổ đã xâm chiếm của Trung Quốc từ đời nhà Thanh, tạo dư luận trên toàn thế giới có lợi cho Trung Quốc, nhưng tốt nhất là khiến Nga một lần nữa bị giải thể, tách thành nhiều nước nhỏ.
    Trước đây, Nga đã xâm chiếm tổng cộng khoảng 1,6 triệu km2 lãnh thổ của Trung Quốc, tương đương 1/6 tổng diện tích lãnh thổ lục địa của Trung Quốc hiện nay, Nga vẫn là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Trung Hoa, cho nên sau khi kết thúc 5 cuộc chiến tranh trước, sẽ là thời điểm thích hợp để lấy lại lãnh thổ bị Nga xâm chiếm từ đời Thanh.

    Mặc dù thời điểm này các phương diện về hải, lục, không quân và vũ trụ của Trung Quốc đã vượt Nga, nhưng rõ ràng đây là một cuộc chiến tranh nhằm vào một cường quốc hạt nhân, cho nên lúc đó Trung Quốc phải huy động mọi khả năng hạt nhân, như các loại vũ khí có khả năng đánh chặn hạt nhân tầm xa, tầm trung và tầm ngắn. Khả năng Nga đánh trả khi tiếp cận Trung Quốc là không thể, vì vào thời điểm này Nga đã không còn là đối thủ của Trung Quốc, chỉ có thể chấp nhận trả lại phần lãnh thổ đã xâm chiếm của Trung Quốc, nếu không cái giá phải trả là quá đắt.

    Sau khi kết thúc 6 cuộc chiến tranh, Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế và quân sự duy nhất trên thế giới, Trung Quốc cùng với châu Âu, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, châu Phi và Braxin thiết lập trật tự thế giới mới do Trung Quốc chủ đạo.

    Vũ Cao Đàm

    --------------------------------------------------------------

    Đồng ý rằng bài viết đáng đọc ...
    ... và bọn bá quyền Đại Hán thực thi những điều có lợi cho họ là lẽ đương nhiên.

    Nhưng, hình như chúng ta vẫn nhìn vấn đề này như là chuyện của Trung Cộng rồi cứ kêu gọi "lương tâm" của bọn cầm quyền hiện tại ở VN.

    Chúng ta phải lưu ýghi tâm thật kỹ là:
    Nếu bọn cầm quyền tại VN hiện tại đã chịu làm "Thái thú" cho bọn Đại Hán
    rồi ...thì tại sao chúng ta cứ trông chờ vào "lương tâm" của bọn tay sai ...??

    Do đó, chúng ta nên Xem thêm bài viết của Dr.Luu NguyenDat, trang mạng www.viethục.org đăng trên chinhnghiaviet@yahoogroups.com


    Hai Lập Trường Cùng Một Vấn Đề

    Gần đây có hai bài viết đăng trên mạng lưới hải ngoại tự do. Cả hai cùng nói tới vận mệnh quốc gia dân tộc. Cả hai đều có lập trường rõ rệt, nhưng mỗi tác giả nắm một góc riêng biệt, đối chọi nhau.

    Bài đầu tiên của tác giả Chấn Minh: “Tất cả chúng ta đều là Huỳnh Thục Vy!”, với bản Anh ngữ “We are all Huynh Thuc Vy!”, đăng trên www.vietthuc.org và nhiều diễn đàn, điện báo khác. Bài đối-hoạ là của tác giả Nguyễn-Khoa Thái Anh [NKTA] đăng trên Đàn Chim Việt Online, dưới đề tài “Chúng ta đã gặp kẻ thù và hắn chính là ta”, trong đó NKTA có ghi rõ: “… Chúng ta không thể tất cả đểu là Huỳnh Thục Vy, Lê thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài, Nguyễn văn Lý (hay Lê Chí Quang)…”

    I. “Tất cả chúng ta đều là Huỳnh Thục Vy!”

    Tác giả lời tuyên bố trên, Chấn Minh, mượn ý từ bài xã luận “Nous sommes tous Americains” (“Tất cả chúng ta đều là Người Mỹ”) đăng trên báo Le Monde vào ngày 13 Tháng 9 năm 2001. Tác giả bài xã luận đó là ông Jean Marie Colombani, chủ biên tập báo Le Monde vào lúc đó. Với nhan đề trên, ông muốn bày tỏ tình đoàn kết của mọi người Pháp – vào khi nới rộng ra, của mọi người trên thế giới – với từng người Mỹ, trong đó có trên 3000 người đã bị quân khũng bố Al Queda giết hại trong biến cố Ngày 11 Tháng Chín 2001. Vào những năm sau, khẩu hiệu ‘tất cả chúng ta là…” được dùng để bày tõ tình đoàn kết của một tập thể với một người hay một tập thể khác đang trải nghiệm những bất công lớn lao hay những tai họa cùng cực.

    Vào những ngày sôi sục của cách mạng Hoa Nhài tại Tunisia, sau cái chết thương tâm của anh Mohamed Bouazizi, khẩu hiệu “We Are All Mohamed Bouazizi”, đã được vang lên. Khẫu hiệu đó nói lên sự lây cảm từ hành động hy sinh, anh hùng của một nhà trí thức trẻ, thất nghiệp tại Tunisia – Mohamed Bouazizi – đã tự thiêu để phản đối chính sách độc tài, hại dân của nguyên Tổng Thống bạo quyền Zine al-Abidine Ben Ali. Bouazizi chết ngày mùng 5 tháng giêng năm 2011, còn Ben Ali thì bị chuất phế 10 ngày sau đó.

    Ảnh hưởng quật khởi của Bouazizi không những mang lại sự xụp đổ của chế độ bảo quyền Tunisia mà còn quật khởi một phong trào cách mạng lan rộng, lúc được gọi là Cách Mạng Hoa Nhài [Jasmine Revolution], vì nhẹ nhàng, khí khái, lúc được gọi là Cuộc Nổi Dậy Toàn Dân Ả Rập [Arap Spring] khi lây truyền tới cả khối dân Ả Rập vàTrung Đông cùng cảnh nô lệ thời đại. Tuy khác địa hạt, người thì công dân Tunisia, kẻ công dân Ai Cập, Libya…nhưng họ vẫn nhìn nhận ra nhau dưới cái căn cước tinh thần “Bouazizi” đó, tuy xa lạ về quốc tịch, bờ cõi, nhưng gần gũi về mặt đồng cảnh, đồng tình, của con người thất thế, nạn nhân của cùng loại bạo lực phản nước, hại dân. Do đó họ đồng thanh tự nhận chung: “We Are All Mohamed Bouazizi”. Chắc cũng dễ hiểu.

    Tác giả Chấn Minh, vốn thuộc thành phần người Việt thuyền nhân tỵ nạn cộng sản, yêu chuộng tự do và công lý, nên đã bày tỏ rõ lập trường bất bình khi thấy nhà cầm quyền CSVN tiếp tục sách nhiễu, khủng bố dân chúng trong nước. Nhân lúc xẩy ra những vụ công an Quảng Nam tới nhà dọa nạt, tịch thu tài sản của gia đình nhà văn, tranh đấu Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu tại Tam Kỳ, Việt Nam, tác giả Chấn Minh có tường thuật nội vụ để loan báo với công chúng hoàn cảnh thất thế, hãi hùng của các nạn nhân.

    Lời tuyên bố “Tất Cả Chúng Ta Đều Là Huỳnh Thực Vy” chỉ muốn nói lên sự thông cảm, đồng cảnh đồng thuyền hay “đồng hoá thân phận” của nạn nhân CSVN trước 1975 với sự khốn đốn tái diễn của nạn nhân CSVN hậu 1975. Đó là tâm thức chân chính của một con người tự trọng và cũng là tiếng gọi lương tri sòng phẳng của tất cả những ai trong 3 triệu người tỵ nạn cộng sản tại nước ngoài còn nhớ lại căn cước và thân phận mình để cảm thông được cái đau khổ, cái sợ hãi và niềm hy vọng của đa số đồng bào còn kẹt lại trong nước đang tìm cách vượt thoát vận mệnh nô dịch.

    Tôi trân trọng ca ngợi tinh thần bao dung của tác giả Chấn Minh đã kiên chì bênh vực những ai cần bênh vực và luôn luôn tin vào sự công bằng và lẽ phải của con người, trong và ngoài nước. Của gần 90 triệu người dân mà chúng ta còn có liên hệ máu mủ, truyền thống văn hoá và lý tưởng tự do, nhân đạo.

    Gần đây, trong bài “Tâm Tư Nhân Ngày Lễ Tạ Ơn”, www.vietthuc.org, Nov. 17, 2011, Huỳnh Thục Vy cũng xác nhận: “Tôi yêu Tự do. Và nếu vì tình yêu ấy tôi bị buộc phải im lặng thì điều đó không phù hợp với nhân tính và càng không phù hợp với tính cách một cô gái trẻ như tôi. Con người duy ý chí nhưng sự duy ý chí đó phải ở một mức độ có thể chấp nhận được, nếu không nó sẽ bị những quy luật tự nhiên phá huỷ. Tôi tin rằng Tự do là nhân tính, là phù hợp với thiên nhiên và Tự do phóng khoáng cũng là tinh thần Phật giáo.

    Người Việt chúng ta không có một ngày lễ Tạ ơn của riêng mình. Cũng đã gần đến ngày Lễ Tạ ơn theo truyền thống Cơ đốc phương Tây, cho tôi được nhân dịp Lễ này bày tỏ lòng tri ân quý đồng bào, thân hữu hải ngoại cũng như trong nước về những sự nâng đỡ và cổ vũ mà quý vị đã dành cho gia đình tôi.

    Một nhân cách không thể tốt đẹp nếu thiếu vắng lòng tri ân. Vậy nên, tôi nghĩ rằng mình không thể lãnh nhận sự bảo vệ của Quý đồng bào mà không biểu tỏ lòng tri ân ấy một cách công khai. Xin tạ ơn Quý đồng bào. Và kính chúc Quý đồng bào nhiều sức khoẻ để tiếp tục công cuộc tranh đấu cho Tự do Dân chủ và bảo vệ Nhân quyền ở Việt Nam. Xin cầu nguyện sự bình an cho những chiến sĩ Dân chủ của chúng ta.”

    II. “Chúng ta đã gặp kẻ thù và hắn chính là ta”, trong đó NKTA có ghi rõ: “… Chúng ta không thể tất cả đểu là Huỳnh Thục Vy, Lê thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài, Nguyễn văn Lý (hay Lê Chí Quang)…”

    Trước hết phải công nhận rằng tác giả Nguyễn-Khoa Thái Anh [NKTA] cũng là một học giả nhiều kiến thức, thích chơi chữ, thích đấu chữ.

    Ông tự mãn trích dẫn hoạ sĩ hí họa Walt Kelly và mượn vai vế Pogo [“tên một con vật” [sic] để có dịp xuất khẩu: “We have met the Enemy and He is Us” có nghĩa “Chúng ta đã gặp Kẻ Thù và Hắn chính Là Ta”, với những ý đồ, giọng điệu “đố kỵ, độc địa, ngu xuẩn, thích đả kích” [sic], mà khi áp dụng ở nhiều trường hợp, đều có chân lý, vì tác giả NKTA thuộc loại trí tuệ khá siêu đẳng:

    1. Nếu Walt Kelly ứng dụng vào thời kỳ “Chiến Tranh Việt Nam” [1954-75] thì rõ ràng kẻ thù của Hoa Kỳ chính là những công dân Hoa Kỳ loại Jane Fonda và các Hippies-làm-tình-không-làm-súng-đạn [Make Love, Not Warcraft] tạo áp lực “Việt Nam Hoá Chiến Tranh”, rồi để Hoa Kỳ lủi thủi kéo quân về [1973] cùng với bệnh tưởng thất trận – “Vietnam syndrome”, dù rõ ràng sau đó Hoa Kỳ trở thành Cường Quốc Số Một, vì nhờ chiến lược “be bờ” và dùng Việt Nam để hạ cả Nga lẫn Tàu.

    “We have met the Enemy and He is Us”.

    2. Nay chính NKTA tuyên bố:
    “Đương nhiên, khẩu hiệu: “Chúng ta đã gặp Kẻ Thù và Hắn chính là Ta” đòi hỏi người viết phải nói đến bản thân mình trước khi nói đến người khác, do đó tôi xin xác quyết một điều: tôi là kẻ thù lớn nhất của chính tôi và những ước vọng mình muốn thực hiện trong cuộc đời. Vì là một người ham sống sợ chết, tôi không thể về Việt-Nam phất cờ khởi nghĩa làm tên phản động chống nhà nước hô hào lật đổ họ vì tôi vẫn thích hưởng thụ, tìm vui trong cuộc sống, thể hiện đúng tinh thần mưu cầu hạnh phúc mà tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ nêu lên, đã được bác Hồ tán thưởng ở Ba Đình ngày 2 tháng 9/ 1945.”[sic]

    Phải chăng tác giả NKTA cho rằng bất cứ ai trong nước, hay ở hải ngoài về nước “chống nhà nước hô hào lật đổ họ” không phải là hành vi chính đáng của dân nổi dậy, như các dân tộc Ả Rập, Trung Đông khởi nghĩa lật đổ những tên phản nước hại dân, mà chỉ để “làm tên phản động” [sic], đúng theo luận điệu, ngôn ngữ và lập trường CSVN?

    Thật ra, lập trường không dám “làm tên phản động” của NKTA cũng khá rõ ràng vì tác giả về nước [bao nhiêu lần?] đều ngoan ngoãn, hú hí vô tội vạ, hay ở nước ngoài chỉ để “…ngỏ ý với ông Tổng Lãnh Sự Nguyễn Bá Hùng” này, ngài cán bộ nọ ?

    “Chúng ta đã gặp Kẻ Thù và Hắn chính là Ta”

    3. Rồi tác giả NKTA lại thánh thót:
    “Tôi quên rằng, nhiều năm nay Việt Nam đã đề cao 16 chữ vàng và 4 tốt, ký kết thề non hẹn biển với người tình Trung quốc và không hiểu họ còn nợ “công viên ghế đá” gì nữa với Trung quốc không.” [sic]

    Đó có phải là lời thú nhận NKTA mắc bệnh “amnesia” [Tôi quên rằng] tiền khởi bệnh alzheimer’s khi Ông tuyên bố: “Cách đây hai tuần, tôi có ngỏ ý với ông Tổng Lãnh Sự Nguyễn Bá Hùng nếu lãnh đạo Việt Nam muốn thoát khỏi quỹ đạo của Trung quốc thì họ phải thật sự có những bước mạnh dạn và quyết liệt, không thể đi nước đôi với Trung quốc và Hoa Kỳ cùng một lúc được.”

    Tại sao Ông còn phải hỏi, khi gần 90 triệu người dân trong và ngoài nước, trừ Ông-vì-mắc-bệnh-quên, đều rõ mồn một là Trung cộng là chủ “nhà ta”, cái nhà Việt Nam do Việt Cộng cầm cố hay bán lén, bán lút, gồm cả “công viên ghế đá”, cột ranh giới, rừng thiêng núi thẳm [kể cả núi thảm] lẫn biển và đảo, thì các lãnh tụ nhỏ nhoi CSVN dám ăn, dám nói gì với đồng chí vĩ đại Hán Cộng chủ nhân ông bây giờ?

    Tạo sao lo tới “ngoại xâm”, hay việc “lãnh đạo Việt Nam muốn thoát khỏi quỹ đạo của Trung quốc” khi chính chủ nhà bất chính đã thông đồng với kẻ trộm.

    “Chúng ta đã gặp Kẻ Thù và Hắn chính là Ta”

    Ông hỏi vì “quên thật”? Hày quên kiểu mánh mung, ngây ngô, nhí nhảnh, cho vui câu chuyện làm quà …?

    “Chúng ta đã gặp Kẻ Thù và Hắn chính là Ta”

    4. Tác giả NKTA lại vừa cảnh cáo, vừa dụ dỗ:
    “Cũng đừng đòi hỏi hy sinh kham khổ quá đáng ở mọi người… Nếu họ còn lương tri thì phải dứt khoát quay mặt với quá khứ, dốc sức làm những việc mình có thể…

    Ở hải ngoại tư do, ai làm gì thì làm, miễn hợp pháp, miễn thoải mái, không ngượng ngùng với lương tâm. Nhưng nếu tác giả NKTA mãn nguyện với thân phận “yên ổn, hưởng thụ, tìm vui trong cuộc sống”, đó lá cái quyền căn bản của những người như Ông, nhưng không vì cái thế tự nguyện đó mà Ông lại có quyền hay sứ mạng đòi hỏi người khác phải làm như Ông, nhất là “phải dứt khoát quay mặt với quá khứ, dốc sức làm những việc mình có thể…”.

    Vậy, thế nào là “phải dứt khoát quay mặt với quá khứ, dốc sức làm những việc mình có thể…?”

    Phải chăng Ông định dụ dỗ hay thách đố, đòi hỏi người Việt tỵ nạn cộng sản và các nạn nhân ngày nay trong nước, nếu chưa mắc bệnh Alzheimer’s:
    •Phải quên CSVN là một chính thể độc tài chuyên chính?
    •Phải quên Đảng phái và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chỉ duy trì quyền lợi cho khối cộng sản chuyên chính quốc tế [comintern], dù phải làm thiệt hại cho dân tộc Việt Nam?
    •Phải quên Đảng CSVN đã loại trừ các hệ phái quốc gia trong “Mặt trận Liên Việt”? Các lãnh tụ cuả “Mặt trận Dân Tộc” cũng bị thủ tiêu, hoặc đi “cải tạo” như kẻ thù phản động?
    •Phải quên những đợt “cải cách ruộng đất”, từ năm 1953 thảm sát tập thể khoảng hai trăm ngàn người dân, theo mưu đồ “vô sản hoá” của Nga Xô và Trung Cộng?
    •Phải quên chế độ CSVN còn sát hại, thủ tiêu, chôn sống gần 8 ngàn dân vô tội xứ Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968?
    •Phải quên Hồ Chí Minh đã giết và thủ tiêu 850 ngàn người dân Miền Bắc trong những cái gọi là “trại học tập cải tạo” theo Nghị Quyết mang số 49-NQTVQH ngày 20/06/1961?
    •Phải quên ngay sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, Chế độ CSVN đã tiếp tục thi hành kế hoạch bỏ tù cả triệu quân cán chính của phe Quốc Gia bại trận, đồng thời thủ tiêu mất tích hài cốt của 165 ngàn quân, cán, chính VNCH trong 150 “trại tù cải tạo” trên toàn cõi Việt Nam?
    •Phải quên chế độ CSVN này tới ngày nay vẫn truy tố và tiếp tục bỏ tù bất cứ ai dám bày tỏ bất đồng chính kiến, hay can đảm chỉ trích những sai quấy, thối nát của Chế độ này?
    •Phải quên chế độ CSVN còn trắng trợn trở thành một bày tham nhũng tư bản đỏ, cướp đất của dân, của chùa, của chúa, thụt két của công, đại náo môi trường mậu dịch toàn cầu, chia chác toàn bộ lãnh đạo.
    •Phải quên chế độ CSVN luôn luôn chủ mưu hán hoá, bán đứng lịch sử và căn cước của toàn dân Việt Nam; tìm mọi cách cầm cố, bán đứng lãnh thổ, lãnh hải cho đàn anh Trung Cộng, miễn sao họ được bảo vệ, được giữ nguyên cái ghế quyền hành mục nát, “made in China”.

    Với một lời khuyên nhủ tự đắc hay ngoan cố như vậy, Ông lấy đâu lý trí và tình người để thấy “tiềm năng của dân tộc” khi Ông ao ước tất cả người dân trong và ngoài nước “phải dứt khoát quay mặt với quá khứ, dốc sức làm những việc mình có thể…?”, như phải lú lẫn, cam phận tôi tớ để quyết tâm, “nhất trí” [sic] “dốc sứ” phục vụ xã hội đại gia tư bản đỏ, “dốc sức” tự cắt tự thiến để cung phụng một bày mafia, không hơn không kém.

    Tại đây, tác giả NKTA vẫn tiếp tục trách móc người Việt Quốc gia tự do còn minh mẫn, hay đã tự phê phán cùng với những ai dùng thuốc lú để vi phạm điều “cuối cùng này”:

    Cuối cùng thì chính vì người ta không thấy tiềm năng của dân tộc nên đã tự mình trở thành kẻ thù của chính mình, của chính những hoài bão mà mình đang mong muốn cho dân tộc.” [sic]

    Dân tộc nào? của những ai còn xót xa, muốn hội nhập, muốn thông cảm hay thứ dân tộc từng bị tước đoạt của cải, đời sống tối thiểu, danh dự, phẩm giá, thân xác? Nay còn bị dụ dỗ “phải dứt khoát quay mặt với quá khứ, dốc sức làm những việc mình có thể…?”

    “Chúng ta đã gặp Kẻ Thù và Hắn chính là Ta”
    Kẻ dụ dỗ hay người bị dụ dỗ, đe doạ?


    5. Tác giả NKTA lại cao thượng sửa lưng, mắng khéo đám tỵ nạn cộng sản còn nhớ, chưa quên như Ông ta:

    “Nhưng ngược lại, chuyện mong đợi một cuộc cách mạng Việt Nam không vì thế nằm trong những lời hô hào, cổ vũ ồn ào, sáo rỗng ở hải ngoại, lại càng không thể đi theo mô hình hoang tưởng của các bậc trí giả ngoại cuộc (bên ngoài) thích vẽ vời, tôn vinh, bợ đỡ quá trớn những nhân vật đấu tranh trong nước, chỉ vì chính bản thân người hải ngoại không làm được những điều họ mong muốn. Chúng ta không thể tất cả đểu là Huỳnh Thục Vy, Lê thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài, Nguyễn văn Lý (hay Lê Chí Quang). Ở một mức độ nào đó người ta phải sống, phải làm người. Xin dành những chuyện ‘không thành công nhưng vẫn thành nhân’ cho tiếng gọi lương tri của mỗi con người.” [sic]

    Từ một lời chân thành, “Tất Cả Chúng Ta Đều Là Huỳnh Thực Vy”, khẳng khái thông cảm với người tranh đấu CSVN trong nước sau 1975, tác giả NKTA không những “đả kích” hạ cấp, mà còn giành cơ hội xác định lập trường xa lánh, khước từ tất cả những người tranh đấu trong nước: “Chúng ta không thể tất cả đểu là Huỳnh Thục Vy, Lê thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài, Nguyễn văn Lý (hay Lê Chí Quang). Ở một mức độ nào đó người ta phải sống, phải làm người. Xin dành những chuyện ‘không thành công nhưng vẫn thành nhân’ cho tiếng gọi lương tri của mỗi con người.”

    Lương tri của tác giả NKTA là “không thể về Việt-Nam phất cờ khởi nghĩa làm tên phản động chống nhà nước” [sic]; dành thì giờ ”ngỏ ý với ông Tổng Lãnh Sự” [sic]; “ham sống sợ chết, thích hưởng thụ, tìm vui trong cuộc sống, thể hiện đúng tinh thần mưu cầu hạnh phúc [sic]. Tư duy hoàn toàn sáng ngời của một hiện sinh tự mãn, của thầy đời tự hủy:“Chúng ta đã gặp Kẻ Thù và Hắn chính là Ta” [sic].

    Mấy dòng ngạo ngược trên còn làm chúng ta nhớ tới lời quát nạt “Không Ai Được Đùa Với Cách Mạng Và Nổi Dậy”của Ông cựu “sứ thần” CSVN Nguyễn Minh Cần tại Mốt-Ku-Va. Trong thảo luận “Mười bài học từ cao trào cách mạng ở Tunisia và Egypt” [www.vietthuc.org, Feb 17, 2011], Ông có vẻ nghiêng về sự khả chấp của một cuộc cách mạng tại Việt Nam, căn cứ vào sự kiện lịch sử và những gì vừa xẩy tại Bắc Phi trong mấy tháng trước đó. Bỗng nhiên Ông trở mặt nạt nộ như trên, vì Ông nóng mắt thấy “nhóm người ở hải ngoại“ dám tự ý đứng lên hô hào, chuản bị cuộc cách mạng trong nước. À ra thế. Nga giúp, Mỹ giúp, Tàu giúp, Pháp giúp, Ấn độ giúp…hay bất cứ người ngoại bang nào ra tay cứu độ dân Việt Nam chúng ta, thì lại có kẻ xun xoe, xăn đón, hào hứng, mừng hết lớn. Còn chính người Việt tại hải ngoại thì lại bị coi là “kẻ ngoại cuộc [bên ngoài]” [sic, NKTA], ra chỗ khác chơi, đừng mơ tưởng đóng góp gì cho đất nước, cho người Việt trong nước.

    Thật là mỉa mai, lú lẫn.

    Trong khi đó, các ngài lãnh tụ CSVN, tuy trong lòng đầy hận thù và dao găm, dao phay, vẫn từng tung chưởng “nghị quyết 36” để thu hút tâm gan vô dụng của “kẻ ngoại cuộc” hay khúc “ruột thừa ngàn dặm” này. Chắc về việc ngoại giao nhận đồ phế thải — tiền tệ, trí tuệ — của đám người Việt Hải Ngoại Tự Do thì các đồng chí CSVN chính cống lại không lú lẫn như thế. Tác giả NKTA có bả thuốc lú nào tốt hơn để trị cái bệnh soi mói không đúng chỗ của cán bộ CSVN không?

    “Chúng ta đã gặp Kẻ Thù và Hắn chính là Ta”

    III. ĐỂ TẠM KẾT

    Xin nhắc và bảo đảm với những phần tử hay quên, hoặc chọn quên theo nhu cầu và sở thích [selective amnesia] là người Việt Hải Ngoại tự nguyện quý dân, trọng nước. Họ không bị đảng phiệt nào hăm doạ phải tôn thờ lãnh tụ này, phải thù ghét đối phương kia, phải lừa lọc dân tộc. Tất cả là tự nguyện, tại tâm. Họ cũng không bị thu hút bởi bả vinh quang, lợi lộc gì, mà chỉ mong dân trong nước được bảo trọng, phát triển đúng mức, nước được nguyên vẹn, phú cường.

    Đời sống đó là của người dân trong nước. Việt Nam là đất nước của người dân đang sinh sống trong lòng lãnh thổ, lãnh hải, nếu còn.

    Người Việt Hải Ngoại không có ý định tranh giành quyền lợi của người dân trong nước, vì họ lâu nay chỉ nhường nhịn, cung phụng, trợ giúp đồng bào, gia đình, bạn bè xấu số bị kẹt lại trong nước. Hơn 36 năm Lịch sử, chữ hoa, của người Việt Hải Ngoại đã chứng minh việc đó. Quý vị nên mở óc, mở tâm để thấy sự thật như vậy. Hay Quý vị đã quá cứng rắn, trung kiên với thành kiến, với sự thông minh tách biệt [discriminative intelligence] quá khôn ngoan, riêng rẽ của quý vị.

    Vậy, một cuộc cách mạng dân chủ đáng thực hiện phải là một sứ mạng kết sinh toàn nỗ lực quần chúng, không chia rẽ người Việt trong và ngoài nước, của nhóm này, đảng kia. Nếu chia rẽ lực lượng, mục tiêu sẽ thay đổi, hy vọng thực hiện đại sự sẽ giảm, chẳng đem lại kết quả mong muốn cho toàn dân.

    Quý vị có biết khi quý vị xách mé gọi Người Việt Tự do Hải Ngoại chưa uống thuốc lú, chưa bị nhiễm bệnh Alzheimer’s, còn biết trọng vọng người dân trong nước, còn thiện tâm thiện chí, còn muốn dấn thân giúp dân “vượt cộng” là những anh hùng chém gió là ly gián, đầy ác ý.

    Nhưng cũng là sự thật hiển nhiên đáng nêu cao, tôn trọng, vì chém gió độc, chém ý thức hệ vô hình phản nước hại dân; chém những tư tưởng đầy tử khí; chém những ý đồ gian lận, tiểu nhân tự đắc…là những việc cần làm và phải làm cho tới cùng.


    Trân trọng,

    TS-LS Lưu Nguyễn Đạt
    www.vietthuc.org

    ------------------------------------------------

    Tác giả đã nhận xét đúng một thực tế khi viết: "Tạo sao lo tới “ngoại xâm”, hay việc “lãnh đạo Việt Nam muốn thoát khỏi quỹ đạo của Trung quốc” khi chính chủ nhà bất chính đã thông đồng với kẻ trộm.

    thông đồng là còn nhẹ tội hơn tội làm tay sai hay "Thái thú"...


    ĐQC
     

Chia sẻ trang này

Share