Gvtlv2013: Mạt Hồ

Thảo luận trong 'Truyện ngắn dư thi' bắt đầu bởi administrator, Thg 10 24, 2013.

  1. administrator

    administrator Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    Thg 3 14, 2011
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    MẠT HỒ <cnmldachetroi@gmail.com>

    LỜI TÂM SỰ
    Thưa BTC cuộc thi vantholacviet,
    Đây là bài viết của tôi: TRUYỆN KIỀU, LỜI TIÊN TRI CHO DÂN TỘC.
    Cũng là bài dự thi, tôi xin gởi đến BTC cuộc thi.
    Mong BTC lưu ý cho: tôi đang bị Công An theo rõi nên chỉ liên lạc
    với BTC bằng e-mail, (không thể bằng DT); địa chỉ lấy chung chung là
    Việt Nam, không thể nói cụ thể; tên tác giả cũng không phải tên thật.
    Nhưng nếu BTC cần, tôi sẽ cung cấp đầy đủ. Chỉ xin lưu ý cho phần bảo
    mật như đã đề cập trên.
    Chúc BTC cuộc thi VANTHOLACVIET thành công.
    ************************
    TRUYỆN KIỀU, LỜI TIÊN TRI CHO DÂN TỘC VIỆT NAM!
    Từ khi TRUYỆN KIỀU ra đời, có rất nhiều bài viết, bài bình về
    truyện. Có một só (rất ít) phê phán truyện. Khi truyện đã hòa vào đời
    sống người dân thì người ta dùng KIỀU để bói. Người ta bói vận mạng,
    bói rủi may, bói đầu năm…, kể cả các tầng lớp quan chức, quan quyền
    hiện nay…
    Phải nói hiện nay người dân dùng KIỀU để bói là phổ biến. Nhưng tôi
    chưa thấy ai dùng KIỀU để bói cho quốc gia, cho thời cơ đất nước và
    cho vận mệnh của dân tộc cả.
    Về phương diện bói, truyện KIỀU là những lời tiên tri mà Nguyễn Du
    đã để lại cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam của chúng ta.
    Cũng nên nhớ rằng, TIÊN TRI, SẤM TRẠNG là những lời hư hư, thật
    thật, phải dò đoán, phân tích, tổng hợp, ta mới lĩnh hội được ý sâu xa
    của nó. Cái hư hư, thật thật ở chỗ: nói gần nhưng nghĩa xa, rời rạc
    nhưng rất lô-gich, nói bóng để chỉ hình…
    *
    Thay lời tựa cho truyện, Nguyễn Du đã gởi cả tấm lòng người cho dân tộc:
    “Bất tri tam bách dư niên hậu
    Tiên hạ tùy nhân khấp TỐ NHƯ”.
    Tạm dịch: “Ba trăm năm nữa ai nào biết
    Thiên hạ có người khóc TỐ NHƯ” .
    Nhưng cũng không đợi đến ba trăm năm, chỉ nửa thời gian ấy đã có
    người khóc TÔ NHƯ rồi. Sau cách mạng Nga 1917, nhiều nhà đấu tranh,
    nhiều tổ chức cách mạng trên thế giới đưa người của tổ chức mình sang
    Nga để học, mong sau này đất nước họ có được một chế độ xã hội tốt đẹp
    hơn, trong đó có Việt Nam mà cụ Phan Bội Châu là đại diện. Nhưng sau
    khi nghe yêu sách của người Nga, cụ Phan liền từ bỏ ý dịnh đó. Như vậy
    cụ Phan Bội Châu là người đầu tiên khóc TỐ NHƯ.
    Bài viết nầy tôi chỉ nói TIÊN TRI của TRUYỆN KIỀU cho đất nước, cho dân tộc.
    *
    “Trăm năm trong cõi người ta
    Chữ tài, chữ mệnh khéo mà ghét nhau”.
    Mệnh, chỉ tính tự nhiên vốn có mà tạo hóa đã sắp đặt cho từng sự
    vật, cho từng con người, cho từng cuộc đời…
    Tài, chỉ tính tự sinh, tự phát của con người, của sự vật, nó được
    bọc lộ ra từng lúc, từng nơi theo một phương diện nào đó.
    Ghét, nó là thuộc tính vốn có của con người: ưa thích, không ưa thích,
    tức tối, thù hận…
    Về đất nước và dân tộc thì, TÀI, MỆNH nó biểu hiện cho hai tính chất
    xã hội là: Xã Hội Tư Bản và Xã Hội Cộng Sản.
    XHTB nó phát sinh với sinh hoạt của con người, nó biểu hiện tính tự
    nhiên, tính thuần phục; nó đi từ không đến có, từ thấp đến cao. Từng
    giai đoạn lịch sử, nó cùng hoàn thiện theo sinh hoạt của con người.
    Như vậy, XHTB nó hợp với chữ MỆNH.
    Xã Hội Cộng Sản (còn gọi là Xã Hội Mác). XHCS nó không tiền, không
    hậu, nó tự phát từ cuồng vọng, từ tính ác, tính tự tôn tự đại của con
    người; nó phát sinh từ một cơ thể bịnh hoạn :)từ XHTB ở giai đoạn phát
    triển ban đầu, sự chiếm hửu tràn lan,, tranh giành lợi nhuận gay gắt,
    xã hội rối loạn, chính sách và luật pháp chưa phù hợp…). Nhân bất ổn
    xã hội, Mác đưa ra một mô hình XHCS hảo huyền, rồi kêu gọi công nhân
    đình công, cướp phá để lập ra XHCS. XHCS nó hợp với chữ tài.
    Toàn bộ xã hội là một cơ thể sống thì XHCS là một cái ung thư được
    sinh ra từ cơ thể bịnh hoạn đó để rồi nó tiêu diệt cơ thể đã sinh ra
    nó.
    MỆH và TÀI khắt nhau nên Nguyễn Du dùng chữ GHÉT (thực tế XHCS còn
    dùng những từ ngữ kinh rợn hơn như: thù giai cấp, không đội trời
    chung, đối kháng giai cấp, tiêu diệt giai cấp, thống trị giai cấp…).
    Hơn nửa thế kỷ tồn tại, XHCS vẫn lấy giai cấp làm mục tiêu, lấy thù
    hận làm tôn chỉ cho hành động, lấy tội ác làm công trạng…
    Bố cục thì, TRUYỆN KIỀU chia làm ba giai đoạn:
    1/ CUỘC SỐNG ÊM ĐỀM VÀ GẶP GỠ
    Đó là những ngày tháng sinh hoạt bình thường của gia đình họ Vương.
    Kiều, Vân vẫn vô tư như bao cô gái xuân thì khác:
    “êm đềm liễu trướng màn che
    Tường đông ong bướm đi về mặc ai”.
    Thời gian nầy Thúy Kiều và Kim Trọng gặp gỡ nhau và đã thề ước.:
    “Rằng trăm năm cũng từ đây
    Của tin gọi một chút nầy làm ghi”…
    Cảnh sống đó của gia đình họ Vương, của Kiều, nó tương xứng với
    cảnh sống của dân tộc Việt Nam trước năm 1945…
    2/ LƯU LẠC VÀ ĐAU THƯƠNG (giai đoạn nầy tạm lấy mốc từ 1945 đến 1990)
    Mở màn cho sự đau thương và ly tán của gia đình họ Vương là:
    “Người nách thước, kẻ tay đao
    “Đầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi”
    Chỉ một lúc “ào ào như sôi” mà Vương ông phải đập đầu tự tử, kiều
    phải bán mình.
    “Đầu trâu mặt ngựa”, chỉ loại người bất lương, khát máu, chúng
    không phải là giống người. Nguyễn Du đã lấy chuyện chốc lác để chỉ
    cảnh triền miên của dân tộc, lấy một gia đình Kiều trong quá khứ để
    chỉ hằng vạn gia đình của dân tộc ta giờ đây. Đầu trâu mặt ngựa của
    XHCS nó lộ diện từ năm 1945, từ ngày khởi nghĩa cướp chính quyền. Khắp
    cùng đất nước giờ đây ở đâu mà không có đầu trâu mặt ngựa? Đánh đập
    dân oan, cưỡng chiếm đất đai, phá hoại nhà cửa, trấn áp người biểu
    tình…đều do đầu trâu, mặt ngựa cả.
    Những ngày lưu lạc, Kiều gặp toàn những tên ác bá, ma cô. Nào là Sở
    Khanh, tên bạc tình nổi tiếng lầu xanh; Tú Bà, trùm lầu xanh; Mã Giám
    Sinh, tên ma cô đưa gái; Bạc bà, cùng với tú bà đồng môn; Hoạn Thư,
    người đàn bà sâu hiểm; Bạc Hạnh, tên buôn người, cháu của Bạc Bà…
    Xét tổng thể, lầu xanh nó tượng trưng cho xã hội Mác, nó phát sinh
    từ tính ác, tinh ích kỷ hại người, nó chỉ phá hoại tài năng, đức hạnh
    của con người. Những gì lợi cho nó là hại cho đời, cho người; nó
    chuyên dùng thủ đoạn để bẫy người. Bàn thờ của lầu xanh là “một tượng
    trắng đôi lông mày”. Còn bàn thờ của Xã Hội Mác là tượng Mác, tượng
    Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, những tượng không “trắng
    đôi lông mày” nhưng bên trong chứa đầy thủ đoạn và súng đạn. Đầu trâu
    mặt ngựa ở XHTB thỉnh thoảng mới có, còn ở XHCS thì nó có thường
    xuyên, suốt trong thời kỳ tồn tại của xã hội.
    Kiều nhiều lần bị khảo tra đánh đập và Kiều cũng đã nhiều lần tự
    tử. Tất cả đều oan. Oan nhưng không kêu được. Kêu với ai khi mà Kiều
    còn ở trong tay của bọn lầu xanh?
    “Oan nầy còn một kêu trời nhưng xa” Đó không phải là hiện thực của
    hằng vạn dân oan của dân tộc Việt Nam hiện nay sao? Ngay khi Hồ Chủ
    Tịch còn sống, tất cả đơn khiếu kiện đều được trả lại và người khiếu
    kiện sau đó liền bị bắt, có người mất tích. Chỉ còn cách kêu trời!
    Đúng là lời tiên tri như thần của Nguyễn Du đã chỉ cho dân tộc Việt
    Nam những gì sẽ đến.
    “Lỡ làng nước đục bụi trong” ; “cánh bèo nổi, áng mây chìm”…
    Nước mà đục, bịu lại trong! Bọt bèo lại nổi, đẹp như áng mây lại
    chìm; áng mây phải núp dưới đám bọt bèo! Đó không phải là thực trạng
    của XHCS đó sao? Ở XHCS công là tội, tội là công, bán nước là yêu
    nước, vì dân là buôn dân, liêm khiết là tham nhũng…Như vậy từ trước
    xa, Nguyễn Du đã biết được thưc trạng xã hội việt Nam sau đó hằng trăm
    năm, nhiều trăm năm. Ôi Nguyễn Du!
    “Chém cha cái số hoa đào
    Cởi ra rồi lại buộc vào như chơi”
    Kiều kinh tởm lầu xanh, trốn lầu xanh nhưng không trốn dược. Đó
    cũng là thực tế của dân tộc ta. Ta nào muốn sống ở một chế độ tàn bạo,
    vô nhân tính như chế độ Cộng Sản? Nhưng ta làm sao trốn được? Chữ
    “buộc” có nghĩa là trói, xích. Rõ ràng Hồ Chủ Tịch và đảng Cộng Sản đã
    xích cả dân tộc ta vào xà-lim, vào ngục của chủ nghĩa Mác rồi!
    “Đau đớn thay phận đàn bà
    Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
    Phận đàn bà, là gì? Ngoài nghĩa tam tòng, tứ đức, xướng tùy, nó còn
    có nghĩa: phận dưới, cấp dưới, tuân, phục.
    Còn phận đàn bà của cả dân tộc mà nguyển Du nói là gì? Là phận
    dưới, cấp chỉ có biết vâng lời và tuân lịnh; nghĩa là Đảng bảo sao
    nghe vậy, ý Đảng lòng dân,Đảng cử dân bầu, Đảng mở cửa (thị trường)
    thì dân nhờ, Đảng đóng cửa (như BắcTriều Tiên) thì dân phải chịu…”Phận
    đàn bà” , Nguyễn du đâu chỉ nói Kiều? Nguyễn Du lấy Kiều để chỉ cho cả
    dân tộc ta đấy chứ!
    “Lòng quê thêm một bước đường một đau”;
    “Tôi con còn nói chi con
    Sống nhờ đất khách thác chôn quê người”;
    Từ nay góc bể chân trời
    Nắng mưa thui thủi quê người một thân”…
    Đây là lời than, sự lo lắng của bà mẹ đối với Kiều. Nỗi lòng đó
    không phải là nỗi lòng của hàng trăm, ngàn, vạn, ức bà mẹ Việt Nam lo
    lắng cho con, cho người thân của mình đang sống trong cảnh góc bể chân
    trời đó sao?
    Sử Việt Nam còn kể: ông cha ta đánh thắng ngoại xâm còn cấp lương
    thực cho chúng và chỉ đường cho chúng đi. Vậy mà cùng nòi giống,sau
    khi “Miền Bắc” thắng “Miền Nam” dân chạy lên núi, xuống biển, chúng
    đều đuổi theo bắt, bắn. Chỉ có Đảng Tú Bà, Chính quyền lầu xanh mới
    hành xử với dân mình như vậy.
    Nguyễn Du lấy cảnh Kiều Xưa để chỉ cảnh dân tộc hiện nay. Hơn ba
    triệu người Việt đang thui thủi một thân ở nước ngoài, chẳng phải là
    ba triệu Kiều đang chịu sống cảnh lầm lũi nơi đất khách quê người đấy
    Sao?!
    “nước trôi hoa rụng đã yên
    Hay đâu địa ngục ở miền trần gian” và:
    “Lĩnh lời nàng mới theo sang
    Biết đâu địa ngục thiên đàng là đâu”
    Nguyễn Du lập đi, lập lại hai lần “địa ngục”. Vì mỗi cảnh, mỗi đổi
    thay của Kiều là một địa ngục. Tổng thể, chế độ Cộng Sản ở Việt Nam là
    địa ngục thì mọi đổi thay, tô màu, phóng đại gì gì của nó cũng chỉ là
    địa ngục. Chì có điều, ta chưa rõ nó là địa ngục giữa thiên đàng hay
    nó là thiên đàng trong địa ngục đó mà thôi?
    Nguyễn Du nói nhiều các nhân vật ở lầu xanh. Ta thử xem từng nhân
    vật, nó tương xứng vơi nhân vật nào ở chế độ Cộng Sản Việt Nam nhé. Sở
    Khanh chẳng hạn.
    Sở là tên vô lương, đầy thủ đoạn. Thấy Kiều, Sở thèm thuồng, đeo
    đai nhưng nói những lời phỉnh nịnh nhưng rổng tuếch.
    “Nỗi oan riêng giận trời già
    Lòng nầy ai biết cho ta hở lòng
    Thiền quyên ví biết anh hùng
    Ra tay tháo củi sổ lòng như chơi”
    Sở khoe với Kiều: Sở là anh hùng. Nó tương xứng với những lời thơ sau:
    “Bác anh hùng tôi cũng anh hùng
    Tôi bác cùng chung nghiệp kiếm cung
    Bác đuổi quân nguyên thanh kiếm bạc
    Tôi trừ giạc pháp ngọn cờ hồng
    Bác đưa một nước qua nô lệ
    Tôi dắt năm Châu đến đại đồng…”
    Hai thơ ấy nó rổng tuếch như nhau. Nhưng Sở chỉ khoe với một kỷ nữ,
    một ca nhi, một cô gái ở lầu xanh; Sở có bóc khoét kiểu gì đi nữa cũng
    được. Còn Hồ Chủ Tịch nói với một đấng anh hùng của dân tộc. Nhân dân
    Việt Nam gọi Trần Hưng Đạo là THÁNH TRẦN (tức thánh sống). Nghiệp kiếm
    cung của Trần Hưng Đạo là đánh đuổi xâm lăng, đem lại độc lập cho đất
    nước, tự do cho dân tộc…
    Còn nghiệp kiếm cung của HCT? HCT chạy theo chủ nghĩa Mác (phải nói
    chủ nghĩa Mác là một thứ giặc xâm lăng mới của thời đại); ông làm tình
    báo thuê cho ngoại bang, đi buôn thuốc phiện :)năm 1930, khi HCT thành
    lập một tổ chức thanh niên, thì ông cũng đồng thời tổ chức một đội
    buôn thuốc phiện để giải quyết khó khăn về tài chính…đội nầy hoạt động
    từ ngày thành lập, mãi đến năm 1986 Nguyễn Văn Linh mới giải tán nó);
    HCT tìm đủ cách để dâng đất nước và dân tộc Việt Nam lên cho chủ
    nghĩa.Nghiệp kiếm cung của HCT rõ nhất là ở xuân 1968. Để có cuộc tổng
    tấn công xuân 68, HCT đã cho chuẩn bị từ năm1965 và ông cũng chắp bút
    viết di chúc từ ngày 1 tháng 1 năm 1965. Chiến dịch Tổng tấn công mùa
    xuân 68 đại thất bại. Đây là thất bại quân sự lớn nhất của đời ông.
    Sau thất bại đó thì ông ngả bịnh và bịnh càng ngày càng nặng. Có lúc
    ông mếu máo như một đứa trẻ con và nói thều thào trong hơi thở: “các
    chú thì có gia đình, còn bác thì không có gì hết…” và, ông đã chết
    ngày 2/9/1969.
    Chiến sử của Trần Hưng Đạo luôn luôn chóa lòa trong lịch sử dân
    tộc. Còn của HCT?
    Cũng vì nghiệp kiếm cung của HCT mà dân tộc mới có thảm cảnh như ngày hôm nay.
    . Nghiệp kiếm cung! Kết quả chống Pháp, HCT đã dâng cho Trung quốc một
    số đất biên giới. Đánh mỹ, HCT và Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận
    Hoàng Sa là của Trung Quốc. Chưa hết, cuối những năm 80, Trung Quốc
    dựng bộ Phim nói về HCT, phía Việt nam cử các đoàn sang điều đình yêu
    để Trung quốc không chiếu bộ phim ấy. Năm 1990, Tổng bí thư Đảng
    Nguyển Văn Linh, Thủ Tướng chính phủ Đổ mười, cố vấn chính phủ Phạm
    Văn Đồng, cùng sang yêu cầu Trung Quốc đừng chiếu bộ phim đó. Từ đó
    đến nay không thấy phía Trung Quốc trình chiếu bộ phim. Nhưng thái độ
    Cộng Sản Việt Nam thì thấy e dè, sợ sệt và rất nhún nhường với phía
    Trung Quốc. Như vậy nghiệp Kiếm cung của HCT là tai họa khôn lường mãi
    mãi cho dân tộc và cho đất nước về sau.
    “Tôi dắt năm châu đến đại đồng”. HCT khoe với Trần Hưng Đạo là ông
    dắt năm Châu đến đại đồng. Chỗ nầy nhờ đọc giả suy luận giúp.
    “Thiếp như con én lìa đàn
    Phải tên giờ sợ cả làn cây cong”,
    “…Đường xa nghĩ nỗi sau nầy mà kinh”
    Những ngày sống của Kiều quá hãi hùng. Chim là loại sống cùng với
    cây, đẻ trên cây, reo hót cùng cây, vậy mà giờ đây thấy cành cây nó
    cũng sợ, nó phải tìm chỗ khác để ở. Cành cây của con chim là cành cây
    thật. Còn Cành cây của xã hội Cộng Sản là gì? Là điệp viên, mật vụ, là
    mọi hình thái lừa dối dân. Rõ ràng là Nguyên Du Lấy cành cây với con
    chim lìa đàn để chỉ cảnh sống đầy lo sợ của dân tộc. Ai mà không sợ
    chế độ cộn Sản? Có. Nhưng đó toàn là lũ đầu trâu mặt ngựa.
    “Đường xa nghĩ nỗi sau nầy mà kinh”
    Dân tộc ta có ai tìm lại nguồn vui, niềm tự hào trong quá khứ? Ở
    khởi nghĩa cướp chính quyền? Ở hai lần kháng chiến? Ở cải cách ruộng
    đất? Dĩ nhiên là có. Nhưng chúng không thể đại diện cho dân tộc Việt
    Nam vì chúng là đầu trâu mặt ngựa, chúng chỉ đại diện cho lầu xanh,
    cho chủ nghĩa Mác mà thôi.
    3/ ĐOÀN TỤ
    Kiều không mấy nồng nàn cảnh sum họp với Kim Trọng vì nhưng năm
    tháng đã qua của Kiều.
    “bấy chầy gió táp mưa sa
    Mấy trăng cũng khuyết, mấy hoa cũng tàn”.
    Kiều chỉ muốn sống cảnh nâu sòng, dưa muói:
    “Từ rày khép cửa phòng thu
    Chẳng tu thì cũng như tu mới là”.
    Qua nài nỉ của Kim Trọng, Kiều đã nói ra ý của mình:
    “Chàng dù nghĩ đến tình xưa
    Thì đem cầm sắc đổi ra cầm cờ”
    Cầm sắc là tình nghĩa, quan hệ vợ chồng. Cầm cờ là tình nghĩa, quan
    hệ bè bạn.
    Sự tái hợp giữa Kim và kiều không mấy tốt đẹp vì Kim đã có em Kiều
    là Vân thay thế. Vì thế mà “cầm sắc” kiều đã đổi ra “cầm cờ” . “Cầm
    sắc, cầm cờ” ở Kiều nó tương xứng với dân tộc ta ở chỗ: con Hồng Cháu
    Lạc lưu lạc trên khắp năm Châu không còn thuần là con Hồng Cháu Lạc
    nữa mà hai chữ “Việt kiều” in đậm trên họ. Không biết ngẫu nhiên nào
    hay chỉ tiên tri mà Nguyễn Du đã dùng “Kiều”, một cô gài có cảnh đời
    khốn khổ nơi lầu xanh lại trùng hơp với “Việt Kiều”, những người dân
    việt đang sống lưu lạc, lầm lũi khắp năm Châu bốn biển?
    “đường xa nghĩ nỗi sau nầy mà kinh”
    Kiều không giám tưởng lại quá khứ của mình vì nó là những cơn ác
    mộng thực sự. Đó cũng là nỗi kinh hoàng của dân tộc ta khi nghĩ về
    kháng chiến! Cải cách ruộng đất! Đánh Mỹ! Xây dựng xã hội chủ nghĩa!…
    “Tưởng bây giờ là bao giờ
    Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao”
    Đây mới là mấu chốt của sự tiên tri cho dân tộc. Sư việc rõ ràng mà
    không giám tin, cho đó là chiêm bao. Nó bất ngờ y như Tường Berlin sụp
    đổ, y như Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa tan rã. Và cũng sẽ bất
    ngờ hơn khi Cộng Sản Việt Nam phải xóa bỏ điều 4 Hiến Pháp. Những ai
    đấu tranh cho quyền tự do dân tộc xin hãy tin điều nầy…
    Tóm lại,
    Dân tộc việt Nam có Nguyễn Du, và chính Nguyễn Du là niềm tự hào và
    niềm tin của dân tộc. Truyện kiều, ngoài cái đẹp cái hay, ngoài những
    vần thơ bất hủ để lại cho đất nước, nó còn là sự an ủi cho những cảnh
    đời đau khổ, đọa đày, tăm tối. Nó cũng vạch mặt, chỉ tên những tên lưu
    manh, vô lại ở từng thời kỳ, của từng thời đại, trong từng xã hội. Nó
    còn là lời tiên, để cho con cháu dò biết nỗi khổ, niềm vui của cảnh
    đời mình, của dân tộc mình và những gì tương lai sẽ đến . Đây chính là
    tính hiện thực, tính nhân ái, tính lý tưởng tuyệt vời ở truyện Kiều
    của Nguyễn Du!
    “bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ thùy nhân khấp TỐ NHƯ”
    Thưa Tiên Tri Nguyễn Du! Dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi qúy trọng
    truyện Kiều và cũng sẽ khóc, vi đó là những vần thơ, những lời tiên
    tri vô giá mà người đã để lại cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam!
    Việt Nam, ngày 30 tháng 4, năm 2013
    QUỐC BÌNH
     

Chia sẻ trang này

Share