Dân Chủ Luân Phiên: Tiền Liệu Khôn Khéo Của Cộng Hoà Liên Bang đức. - Nguyễn Học Tập

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi việtdươngnhân, Thg 4 10, 2011.

  1. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    DÂN CHỦ LUÂN PHIÊN: TIỀN LIỆU KHÔN KHÉO CỦA CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC. - NGUYỄN HỌC TẬP



    Trong bài viết không lâu trước đây, DÂN CHỦ VÀ KHÔNG DÂN CHỦ, khi bàn về thể thức Dân Chủ thời Cộng Hoà Athène ở Hy Lạp, chúng tôi đã đề cập đến một đặc tính không thể thiếu của thể chế Dân Chú, đó là đặc tính " luân phiên ".
    Trong các Thị Xã ( Polis) nhỏ bé, không quá vài ngàn người của Cộng Hoà Athène lúc đó, cứ đúng định kỳ, dân chúng được triệu tập ra trước công trường để tham dự cuộc rút thăm chọn người kế tiếp, thay thế lên nắm lấy quyền hành lãnh đạo và điều khiển Thị Xã, thay cho giới đương quyền mãn nhiệm.
    Đặc tính " luân phiên thay thế người lãnh đạo, điều hành " Thị Xã là đặc tính không thể thiếu, bởi lẽ là đặc tính tránh cho việc tham quyền cố vị, khư khư giữ lấy quyền hành và hành xử độc tài tùy hỷ của giới đương quyền.
    Chúng ta đã bàn luận đến đặc tính ưu việt cũng như những bất toàn của thể thức
    - " dân chủ trực tiếp"
    - và chọn người bằng cách " rút thăm" của người dân Thị Xã Hy Lạp lúc đó,
    so với thể thức " dân chủ đại diện" của các Quốc Gia đông đúc thập bội và cách tuyển chọn người đại diện bằng cách

    - " ...đầu phiếu phổ thông, trực tiếp, tự do, bình đẳng và kín" ( Điều 38, đoạn 1 Hiến Pháp Cộng Hoà Liên Bang Đức)
    đương thời của chúng ta.

    Nhưng dù cho "dân chủ trực tiếp với việc rút thăm" hay " dân chủ đại diện với các cuộc đầu phiếu", đặc tính không thể thiếu của một thể chế muốn được gọi là Dân Chủ, đó là đặc tính " luận phiên".
    Trong Thể Chế Dân Chủ, không một cá nhân hay đảng phái nào có thể tự cao, tự đại phong tước cho mình là

    " Đảng Cộng Sản là đội ngủ tiền phong của giới công nhân và nông dân, đại diện trung thành của giai cấp công nhân và của cả dân tộc ...." ( Điều 4, Hiến Pháp 1992 CSVN),


    để tiếp tục cha truyền con nối từ Bác cho đến cháu, chích, chắt tiếp tục cởi lên đầu lên cổ dân chúng, không ai có quyền truất phế, không ai có quyền thay thế.
    Những tước hiệu ngoạn mục và nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành Đất Nước, phải được dân chúng trong Thể Chế Dân Chủ " đồng thuận phong tước cho" theo định kỳ.
    Chức năng và quyền lực trong Thể Chế Dân Chủ phát xuất từ bên dưới, được người dân bị trị phong tước cho.
    Không khéo với tước hiệu ngoạn mục, tự phong và áp đặt từ trên xuống, dân chúng có thể nhìn lầm và cho rằng đó là tước hiệu của thời quân chủ độc tôn mà các máy chém của thời Cách Mạng Pháp 1789 còn sót lại, chưa bi loại trừ hết.
    Và dân chúng cần phải quét sạch để có được một nền Dân Chủ đúng nghĩa,

    " quyền tối thượng của Quốc Gia thuộc về dân. Dân chúng hành xử quyền tối thượng nầy theo thể thức và trong giới mức hiến định" ( Điều 1, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

    Không có " dân chủ luân phiên ", giới đương quyền bám víu lấy quyền lực và hành xử áp đặt tùy hỷ lên đầu lên cổ dân chúng bị trị.

    - " Chỉ nội việc thành phần đối lập hiện hữu và hoạt động hữu hiệu, phía đối lập là tiếng chuông cảnh tỉnh gióng bên tai nhà cầm quyền đương cuộc rằng thời gian tồn tại của giới đương quyền được tính từng ngày một. Trong tương lai sẽ có đường lối lãnh đạo Quốc Gia hiệu năng hơn và hấp dẫn hơn" ( F. Flechtheim, Die Parteien der Bundesrepublik Deutschland; Hombourg 1973, 214-215).

    Dân Chủ Luân Phiên ( Alternanzdemokratie) là thể thức bảo vệ Dân Chủ, làm cho " Dân Chủ cầu tiến, hiệu năng, hoàn hảo hóa" thay vì " Dân Chủ ngủ gà ngủ gật, bè phái, thiên vị bè phái" ( Gherig, Gewalentleitung zwissen Regierung und parlamentarische Opposition, in DVBL 1971, 663).

    Hiểu như vậy, chúng ta hiểu được " dân chủ luân phiên" là yếu tố bảo đảm cho " dân chủ hiệu năng " và tiền liệu tránh cho " dân chủ bám díu quyền lực độc tài, độc tôn đảng trị ", dù có gọi là " dân chủ XHCN " hay "dân chủ Nhân Dân " hay "dân chủ Tập Trung " ( điều 6 Hiến Pháp 1992 CSVN) cũng vậy.

    1 - Dân chủ luân phiên và thành phần đối lập.
    Nhưng muốn có " dân chủ luân phiên", có khả năng thực sự truất phế để thay thế giới đương quyền, định chế Quốc Gia phải tiền liệu cho thành phần thiểu số đối lập có thực quyền và có cơ hội.
    Thực quyền đối lập, trong bài viết mới đây, ( cfr. DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN VÀ ĐỐI LẬP HIẾN ĐỊNH, TRONG LẰN MỨC VÀ ĐỂ XÂY DỰNG, chúng ta đã có dịp đề cập đến địa vị, thực quyền và giới mức hiến định của các hoạt động đối lập, có lẽ không cần lập lại.
    - địa vị của thành phần thiểu số đối lập được đặt trên nguyên tắc các quyền căn bản bất khả xâm phạm của con người ( quyền bình đẳng , quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội và gia nhập hội)
    - thực quyền của thành phần thiểu số đối lập được Hiến Pháp thiết định chỉ cần Chính Quyền của một Tiểu Bang hay 1 / 3 dân biểu Hạ Viện Liên Bang đối chất là đạo luật, được Hạ Viện " chuẩn y ", sẽ được đệ trình Viện Bảo Hiến phán quyết tính cách hợp hiến hay vi hiến ( Điều 93, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 CHLBD),
    - và giới mức hiến định là giới mức Nhân Bản và Dân Chủ không ai có thể vượt qua, giới đương quyền cũng như thành phần đối lập ( Điều 79, đoạn 3, id.).
    Với những điều kiện vừa kể, thành phần thiểu số đối lập không những có khả năng thực hữu " kiểm soát, cắt tỉa, định hướng, hảm thắng" mọi cách
    " lập pháp" ( Hạ Viện) và " hành pháp" ( Chính Quyền) quá lố của giới đương quyền, mà còn có cơ hội cho dân chúng thấy đường lối chính trị lãnh đạo Quốc Gia chính đáng, hiệu dụng và không bè phái của mình trong kỳ tuyển cử sắp tới.
    Hay nói như người Anh thường nói, thành phần thiểu số đối lập là " Chính Quyền trong bóng tối " ( Shadow Government ) đang chuẩn bị và sẽ đưa ra ánh sáng đường lối chính trị và chương trình lãnh đạo Quốc Gia hiệu năng và hấp dẫn hơn, để thay thế giới đương quyền kém khả năng.

    Cũng vậy, như chúng ta đã có dịp đề cập đến cấu trúc Liên Bang của Cộng Hoà Liên Bang Đức.
    Các chính đảng đa số đang điều hành Quốc Gia ở cấp trung ương Liên Bang ( Bund), nhưng không ai có thể cấm được một vài chính đảng thuộc phái thiểu số đối lập đang điều hành Chính Quyền ở một hay vài Tiểu Bang ( Laender) nào đó, có thể cả phần lớn các Tiểu Bang cũng không chừng! Chính Quyền các Tiểu Bang đó thuộc khối đối lập, có cơ hội lãnh đạo và cho người dân ở Tiểu Bang thấy đường lối chính trị và tài lãnh đạo của các Chính Quyền sở tại. Đó cũng là số vốn đặt cọc trước cho thành phần thiểu số đối lập trong kỳ bầu cử tới, so với những sai trái mà Hạ Viện ( Bundestag) và Chính Quyền Liên Bang đang vấp phải.
    Những gì vừa kể cho thấy thành phần thiểu số đối lập hiện tại, không những có thực quyền đối lập, " kiểm soát, cắt tiả, định hướng, hảm thắng" mọi cách hành xử quá lố của giới đương quyền, mà còn có khả năng thực sự " dân chủ luân phiên" thay thế giới đương quyền ù lì, kém hiệu năng.

    2 - Dân chủ luân phiên và lằn mức ngăn chận ( Sperrklausel).
    Thành phần thiểu số đối lập có thực quyền ở cấp trung ương Liên Bang ( Bund), ( 1/3 dân biểu trong Hạ Viện là túc số để yêu cầu Viện Bảo Hiến xét xử) và ở cấp Tiểu Bang ( Laender), chỉ cần Chính Quyền của một Tiểu Bang để thực hiện lời yêu cầu trên, như đã nói.
    Đối lập để " kiểm soát, cắt tiả, định hướng, hảm thắng" cũng như để tạo điều kiện và cơ hội " luân phiên, thay thế " đa số đương quyền.
    Nhưng Hiến Pháp trao cho thực quyền vừa kể, không phải để ai muốn làm gì thì làm, gây náo loạn đổ vở cho Đất Nước, mà là để định hướng tốt đẹp hơn cho đường lối chính trị Quốc Gia:

    - " Các chính đảng cộng tác cấu tạo ý muốn chính trị của dân chúng..." ( Điều 21, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 CHLBD).

    Và " ý muốn chính trị " đó , bất cứ phát xuất từ đâu cũng vậy, từ cá nhân hay đoàn thể, chính đảng, cũng không có cách gì đi ngược lại nguyên lý Nhân Bản và Dân Chủ được Hiến Pháp xác định như là nền tảng trên đó Cộng Hoà Liên Bang Đức được xây dựng:

    - " Phẩm giá con người bất khả xâm phạm. Bổn phận của mọi quyền lực Quốc Gia là kính trọng và bảo vệ nhân phẩm đó.
    " Như vậy dân tộc Đức nhận biết các quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người như là nền tảng của mọi cộng đồng dân tộc, của hoà bình và công chính trên thế giới" ( Điều 21, đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1949 CHLBD).

    - " Các chính đảng có mục đích hay cách hành xử của các thành viên thuộc hệ nhằm phá hoại hay loại trừ định chế nền tảng dân chủ tự do hay hăm dọa sự tồn vong của Cộng Hoà Liên Bang Đức, là những chinh đảng bất hợp hiến..." ( Điều 21, đoạn 2, id.).

    Nói tóm lại, các chính đảng, đa số hay thành phần thiểu số đối lập, được Hiến Pháp giao cho thực quyền hoạt động chính trị, để lãnh đạo, quản trị cũng như đối lập và luân phiên thay thế những ai hành xử quyền lực Quốc Gia.
    Nhưng hoạt động chính trị của bất cứ ai, cá nhân hay chính đảng, đa số đương quyền hay thiểu số đối lập, đều phải nằm trong khuôn khổ định chế Nhân bản và Dân Chủ, nếu không muốn bị xét xử là " bất hợp hiến".
    Thái độ cẩn thận vừa kể của các nhà soạn thảo Hiến Pháp 1949 được người Đức gọi là thái độ " Dân Chủ Tự Bảo Vệ " ( Streibardemokratie).
    Dân Chủ không phải là thể chế không xương sống, mềm nhũn, ai muốn làm gì thì làm, mà là mọi người được tự do hành xử theo phương thức và trong lằn mức hiến định của Dân Chủ:

    - " Quyền tối thượng của Quốc Gia thuộc về dân. Dân chúng hành xử quyền tối thượng đó theo thể thức và trong lằn mức hiến định" ( Điều 1, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc), chúng tôi xin dược phép lập lại.

    Với những lằn mức rõ ràng như vậy để xác định thể chế Dân Chủ Đa Nguyên, đa đảng hoạt động trong định chế Nhân Bản và Dân Chủ " theo thể thức và trong lằn mức hiến định ", nhưng kinh nghiệm đa đảng cũng tạo chia rẻ và hổn loạn của thời Cộng Hoà Weimar khiến cho những ai có trách nhiệm áp dụng Hiến Pháp ở CHLBD thận trọng, đặt ra đạo luật " lằn mức ngăn chận" ( Sperrklausel ).
    " Lằn mức ngăn chận" được tạo ra nhằm giới hạn mức sinh xôi nẩy nở quá độ của các chính đảng, Quốc Gia rơi vào tình trạng phân hoá, không có khả năng đồng thuận để quyết định đường lối chính trị chung điều hành đất nước.
    Bởi đó, với " lằn mức ngăn chận" các nhà lập pháp đầu tiên Cộng Hoà Liên Bang Đức thiết định rằng một chính đảng muốn được công nhận để hoạt động phải đạt được ít nhứt 5% tổng số phiếu cử tri toàn quốc ( Giuseppe De Vergottini, Diritto Costituzionale Comparato, Cedam, Padova 1999, 675).
    Lần bỏ phiếu đầu tiên năm 1949, khi đạo luật " lằn mức ngăn chận" chưa được áp dụng, các chính đảng nhỏ chiếm được đến 80 / 402 ghế dân biểu ở Hạ Viện Liên Bang, tương đương với 27,9% tổng số phiếu toàn quốc.
    Năm 1953, khi đạo luật được áp dụng lần đầu tiên, số phiếu các chính đảng nhỏ đạt được tụt xuống chỉ còn 10%.
    Năm 1957, đạo luật " lằn mức ngăn chận " được tăng thêm điều kiện khắc khe hơn, ngoài 5% tổng số phiếu đạt được, chính đảng nếu muốn được công nhận hiện diện hoạt động, phải có được ít nhứt 3 dân biểu được tuyển chọn trong danh sách đơn danh. Và kết quả của cuộc bỏ phiếu năm đó, các chính đảng nhỏ đủ điều kiện chỉ chiếm được 9.5%.
    ( Thể thức bầu cử ở Công Hoà Liên Bang Đức là một thể thức áp dụng pha trộn giữa
    - thể thức đơn danh,
    - thể thức theo tỷ lệ
    - và lá phiếu được vớt lại, chúng ta đa có dịp bàn đến trong bài ( LUẬT LỆ BẦU CỬ CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC).
    Và rồi dần đần, khả năng đại diện của các chính đảng nhỏ càng bị dần dần thu hẹp. Trong cuộc bỏ phiếu năm 1980, các chính đảng nhỏ chỉ còn đạt được sô phiếu 0,9%, nghĩa là bị loại ra ngoài ( Pier Giorgio Lucifredi, Appunti di Diritto Costituzionale Comparato, Giuffré, Milano 1992, 229).

    Đọc qua những kết quả vừa kể, chúng ta có cảm tưởng Hiến Pháp và Luật Pháp CHLBD được thiết định nhằm ưu đải phe phái có thế lực, ỷ số đông " bóp mủi, bịt miệng " các nhóm dân chúng " thấp cổ bé họng ".
    Nhưng suy nghĩ kỷ hơn, các giới hạn của Hiến Pháp và Luật Pháp nhằm bảo đảm cho thể chế Nhân Bản và Dân Chủ được Hiến Pháp long trọng xác định, các chính kiến và hành xử của bất cứ ai đều phải
    - " theo thể thức và trong lằn mức hiến định" ( Điều 1, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc)
    - hay Nhân Bản và Dân Chủ là nguyên tắc bất di dịch ( Điều 79, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
    " Dân Chủ Đa Nguyên", đa đảng, nhưng không phải là " đa loạn", mà là trước tiên phải " hành xử dân chủ theo thể thức và lằn mức hiến định ", trước khi hành xử đa nguyên tùy hỷ.
    Một khi đã xác quyết định chế Nhân Bản và Dân Chủ cùng với các thể thức và lằn mức hiến định, dân chúng tự mình nhận ra cá nhân nào, tổ chức chính đảng nào đáp ứng lại nguyện vọng của cuộc sống " Thăng Tiến con người và Thăng Tiến xã hội " của Đất Nước, từ đó sẽ dồn phiếu cho trong các cuộc bầu cử.
    Các chính đảng không thu hoạch được một số phiếu tối thiểu đáng kể ( 5% tổng số cử tri toàn quốc) là chính đảng có lý tưởng và chương trình lãnh đạo không đáp ứng lại nguyện vọng Nhân Bản và Dân Chủ vừa kể, không đáng được tồn tại.

    Nói tóm lại với định hướng Nhân Bản và Dân Chủ ( Điều 1 và điều 20, Hiến Pháp 1949 CHLBD), cũng như lằn mức hiến định để tổ chức và hoạt động chính trị của các chính đảng ( Điều 18 và điều 21, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 CHLBD), dân chúng tự nhận thức đâu là nền tảng bất khả xâm phạm của toà nhà Quốc Gia, trong đó mình sống và cư ngụ, cũng như phương thức và lằn mức để củng cố và phát triển Đất Nước.
    Bởi đó, một chính đảng không đáp ứng lại nhu cầu và lý tưởng sống vừa kể, dần dần sẽ bị dân chúng loại trừ với sự trợ lực luật định của điều luật " lằn mức ngăn chận".
    Chính đảng không đáp ứng lại lý tưởng và nhu cầu của cá nhân cũng như của cuộc sống chung trong Quốc Gia, sẽ bị dân chúng đào thải, tụt xuống dưới 5% của " lằn mức ngăn chận" + 3 dân biểu Hạ Viện ( điều lệ được áp dụng từ năm 1957).
    Nói cách khác, dân chúng CHLBD đã được Hiến Pháp " thuần hoá " theo lý tưởng Nhân Bản và Dân Chủ qua các điều khoản của mình và được nền công dân giáo dục Quốc Gia giải thích.

    3 - Nhị đảng và hệ thống hai nhóm tập trung chính đảng.
    Qua những gì vừa kể, chúng ta có cảm tưởng là CHLBD dần dần thu hẹp các chính đảng, Dân Chủ Đa Nguyên được Hiến Pháp nhằm đến, dần dần chỉ rut gọn thành khuynh hướng Nhị Nguyên ( Bipolarismo), ai thắng thi tóm hết " First past the post ", theo khuôn mẫu Anh Quốc.
    Thật ra đó chỉ là cảm tưởng, trên thực tế đó là điều không xảy ra trên đất CHLBD.
    Hiện ở CHLBD, sau trên 50 năm Hiến Pháp được ban hành, ở Đức không xảy ra hệ thống "nhị đảng" ( bipartitismo), đảng đa số thắng cử hành quyền và đảng thất cử, thiểu số đối lập, như ở Anh.
    Đúng hơn là Đức có một hệ thống " lưỡng cực" ( bipolarismo), mỗi cực tập trung một số chính đảng có cùng một chính hướng ( Eschenburg T., Das Sweipartetensystem in der detuschen Politik, in Festgabe F. Hartung, Berlin 1958,111).
    Hệ thống " lưỡng cực" vừa kể bảo đảm cho Chính Quyền được bền vững, có thể nói là bền vững bậc nhứt Âu Châu, Chính Quyền do một chính đảng đa số đảm nhiệm ( đảng CDU/ CSU: Dân Chủ Thiên Chúa Giáo/ Xã Hội Thiên Chúa Giáo) trong các thập niên 1949-1969, hay Chính Quyền liên hiệp CDU/ CSU và SPD ( Dân Chu Xã Hội) cũng vậy.
    Trong khi đó thì thành phần thiểu số đối lập hành xử có trách nhiệm phận vụ hiến định của mình. Tất cả đều hoạt động nhằm bảo đảm và đem lại lợi ích cho Đất Nước, nhứt là trong những năm Đức Quốc còn phân chia Đông và Tây Đức.
    Ngoài các chính đảng vừa kể CDU, CSU, SPD, ở CHLBD còn có đảng FDU ( đảng tự do), Đảng Xanh ( chú trọng về môi trường) và đảng PDS, biến thể của đảng Cộng Sản ( SED) Đông Đức.
    Sau các thập niên thành phần CDU/CSU luôn luôn chiếm đa số trong Hạ Viện Liên Bang ( Bundestag), từ năm 1949 - 1969, trừ ra khoản thời gian 1957-1961 đảng SPD chiếm được đa số trong Hạ Viện, thành phần CDU/CSU liên hiệp bị khủng hoảng khiến CDU phải liên hiệp với đảng FDU ( tự do).
    Đảng tự do FDU cũng chính là đảng đã liên hiệp trước đó với đảng Dân Chủ Xã Hội SPD để tạo thành đa số lãnh đạo, khi khối CDU/CSU bị khung hoảng, mất đa số.
    Điều vừa kể cho thấy vị trí của Đảng Tự Do FDU, khi có sự thay đổi phận vụ lãnh đạo hay đối lập,( giữa CDU-SPD), vẫn giữ nguyên vị trí của mình, chỉ cần liên hiệp với chính đảng đa số tương đối, để tạo được đa số tuyệt đối trong Hạ Viện Liên Bang là có thể tiếp tục thuộc thành phần lãnh đạo cai trị Đất Nước ( CDU+FDU hay SPD+FDU) ( Kaltefleiter W., Zwischen Konsens und Krise. ein Analyse der Bundeswahl 1972, in Verfassung und Verfassungwirklichkeit, I, 1973, 29).

    Nói như vậy không có nghĩa là Đảng Tự Do, FDU, là đảng bù nhìn, a dua, " thấy sang bắt quàng làm họ" với kẻ mạnh thế.
    Như đã nói, thành phần thiểu số đối lập CDU hay SPD cũng vậy, là " Shadow Government ", Chính Phủ trong bóng tối, đang chuẩn bị đường lối và chương trình sáng sủa, hiệu lực và hấp dẫn hơn, sẽ đưa ra cho dân chúng thấy trong kỳ bầu cử tới và trong thời gian lãnh đạo sắp tới.
    Đảng cán cân mức thăng bằng FDU cũng là thành phần của dân chúng, xét đoán ai là người lãnh đạo " leadership" có khả năng hơn, đảng nào có khuynh hướng, đường lối và chương trình quản trị khả thi, thích hợp hơn cho Đất Nước, từ đó sẽ lựa chọn đứng về phía nào.
    Còn nữa, trong thời gian chuẩn bị bầu cử, người lãnh đạo của chính đảng đa số hơn hay người được đề cử lãnh đạo Chính Quyền trong tương lai, trong trường hợp đắc cử,
    - ngoài ra chính hướng và chương trình điều hành Đất Nước
    - cũng đã cùng nhau thoả thuận với chính đảng cộng sự viên ai sẽ được sắp xếp vào chức vụ chuyên biệt nào trong Chính Quyền, tùy theo khả năng chuyên môn của các ứng viên được đảng cộng sự viên cung cấp.
    Như vậy, trong thời gian chuẩn bị bầu cử, các chính đảng đối lập đã thực sự thành hình " Chính Phủ trong bóng tối, Shadow Government), để chuẩn bị lãnh đạo Quốc Gia.
    Và đó cũng là những gì hấp dẫn hay kém hấp dẫn đối với chính đảng nhỏ , FDU, hợp với chính kiến và chương trình của mình hay không, từ đó có thể ngã theo bên nầy hay bên kia, trong trường hợp thiên hạ cần đến mình ( Giuseppe De Vergottini, Diritto Costituzionale Comparato, V ed., Cedam, Padova 1999, 678-679).

    Như vậy với thể chế Nhân Bản và Dân Chủ hiến định, các chính đảng ở CHLBD không còn phải nhọc công tranh cải
    - về phẩm giá và các quyền bất khả xâm phạm của con người,
    - " dân chủ đa nguyên hay độc tài độc đảng".
    Các chính đảng dành thời giờ của họ để
    - chọn người xứng đáng, có tài lãnh đạo ( leadership),
    - đường lối và chương trình hành động tốt nhứt để đem lại lợi ích cho Quốc Gia.
    Cộng Hoà Liên Bang Đức là một trong những Quốc Gia tân tiến nhứt Âu Châu là vậy.
    Nhưng nền văn minh tiến bộ của họ đã được suy nghĩ, tiền liệu các điều kiện phải có từ trước, trong đó có cả định chế lãnh đạo và đối lập lành mạnh " dân chủ luân phiên" để xây dựng Quốc Gia.
    Người Đức không chế ra được xe Mercedes, sau một đêm không ngủ, sáng hôm sau gải bụng mà có được.
    Mọi bảo vật có giá trị, cần phải được suy nghĩ, tiền liệu các điều kiện cần thiết mới có được và được bẳo vệ tồn tại lâu dài.
    Một bài học cho những ai mong muốn mọi điều tốt đẹp cho đồng bào mình.
    NGUYỄN HỌC TẬP


    e-mail
     

Chia sẻ trang này

Share