"Con đường giải quyết tranh chấp ở Nam Hải - Quốc tế hóa vấn đề Nam Hải"

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi việtdươngnhân, Thg 7 23, 2012.

  1. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    "Con đường giải quyết tranh chấp ở Nam Hải - Quốc tế hóa vấn đề Nam Hải"


    Mon, 07/23/2012 - 03:57 — trandongduc

    [​IMG]
    Chu Phương đại diện cho phái bồ câu, lương tri còn sót lại bên Trung Quốc, khác với nhận thức của bọn ngũ mao (đảng năm xu) bên Hoàn Cầu Thời Báo. Hoàn Cầu là một phụ bản của Nhân Dân Nhật Báo, đúng ra đó là một ổ diều hâu để thỏa mãn nhu cầu dân tộc tự sướng ở Trung Quốc.
    Dưới đây là link bài gốc tiếng Hoa do Hồ Như Ý dịch. Hồ Như Ý là du học sinh của Việt Nam ở Trung Quốc và đi hết các vùng biên cương của đất nước này cho nên có cái nhìn rất xác thực về các vùng đất và sinh hoạt của các dân tộc thiểu số. Ngoài khả năng dịch thuật Trung Văn tự nhiên ra, Hồ Như Ý là một tài năng về nhiếp ảnh. Các bức hình về Tân Cương, Tây Tạng lung linh hơn cả muôn lời ngàn ý. Nói rằng bầu trời ở Cao Nguyên Thanh Hải - Tây Tạng có màu xanh nhưng không phải màu xanh bình thường của thanh, lam,bích, lục trong như người ta thường thấy. Tiếng Trung Quốc phải dùng một chữ riêng để tả gam màu này gọi là "Uý". Có người bảo rằng vào xem ảnh của Hồ Như Ý sẽ thấy tất cả mà không cần phải đi Tây Vực.
    Bản dịch của Hồ Như Ý trên facebook tương đối đầy đủ tuy nhiên Hồ Như Ý là người xứ Nghệ. Vùng này, nói viết không phân biệt i dài và i ngắn. Do đó, blog của mình xin để nguyên văn cho phù hợp với "dâm í" của người Trung Quốc qua giọng văn của Chu Phương và qua sự diễn dịch theo kiểu của Hồ Như Ý.
    Mời độc giả blog RFA đọc bài.
    http://home.blshe.com/blog.php?uid=10464&id=25496
    =================================
    Chủ nghĩa iêu nước cũng cần phải thực sự cầu (dựa vào thực tế giải quyết) thị, nếu không cũng chỉ là mong ước viển vông, không ai phục tùng cái dâm í đó cả. Nam Hải là lãnh hải của Trung Quốc hay là vùng biển quốc tế (công hải)? Vấn đề này cần phải dựa vào thực tế để giải quyết, trong lịch sử loài người, chỉ có một quốc gia đã từng ôm trọn đại dương mà không có ai tranh chấp cùng, đó chính là cường quốc đã từng huy hoàng ngang dọc qua khắp các lục địa Âu - Á - Phi, ôm cả Địa Trung Hải, đó chính là đế quốc La Mã. Đáng tiếc là cái thời này đã một đi không trở lại rồi. Bất luận là Trung Quốc hay là nước nào khác, muốn độc chiếm Nam Hải là không thể nào. Cho dù là thông qua chiến tranh chiếm được trong chốc lát, trong tương lai sẽ là chiến tranh và đổ máu qua lại không ngừng nghỉ. Chiến tranh không thể là phương hướng phát triển cho một thế giới văn minh trong tương lai. Ngày nay, nếu Trung Quốc muốn khống chế Nam Hải mà không bị các quốc gia xung quanh can thiệp, phản ứng lại thì cách duy nhất là đoạt lấy nó thông qua các thủ đoạn kinh tế "chinh phục" các quốc gia xung quanh, kiến lập nên một vòng cung ôm lấy xung quanh Nam Hải "đế quốc kinh tế La Mã". Nếu không làm như vầy, tranh chấp Nam Hải sẽ không có biện pháp nào giải quyết rốt ráo cả.
    Những người cộng sản thường ở trong mâu thuẫn “dành cả đời đấu tranh chống lại cường hào ác bá, cuối cùng lại biến thành địa chủ ác ôn” dành cả cuộc đời hô hào “giai cấp vô sản toàn thế giới đoàn kết lại” , tiến tới xây dựng “ đất nước cộng sản” thường cầm gươm súng đứng lên. Đều thường tự khen mình là người vĩ đại đối với chủ nghĩa quốc tế, nhưng lại chỉ vì một miếng đất bé tí teo hay là vì cái gọi là “quốc bảo” mà oánh nhau sứt đầu mẻ trán. Từ trước tới nay đều là từ ngữ đao to búa lớn “với giai cấp phong kiến như thủy hỏa bất dung”, trong thực tế thì cái mộng tưởng kế tục toàn bộ địa bàn bị những di sản “lãnh thổ” bị lãng quên phá hỏng.
    Trước mắt, cái gọi là “Tam Sa Thị” mới thành lập lại chứng minh đầu óc không được tỉnh táo của người “nước lạ” nào đó, đồng thời dẫn sự cảnh giác không cần thiết của những nước láng giềng và cả công luận quốc tế. thành phố Tam Sa với tổng diện tích hơn 2.6 triệu km2 là một con số kinh nhân, người vẽ ra cái thành phố Tam Sa này còn ngây thơ hồn nhiên tới mức mang cả toàn bộ Nam Hải” quy hoạch” thành một cái thành phố địa cấp. Làm như thế này có thực tế không? Có khả năng thành hiện thực không? Có tin cậy không? Mày đọc xong có tin là thật không?
    Về vấn đề Nam Hải, cho dù chúng ta cam tâm tình nguyện bảo vệ cũng chắc gì đã được quốc tế công nhận. Trên thực tế không hề tồn tại cái gọi là “đường biên giới” và cả cái gọi là “chủ quyền” “toàn vẹn lãnh thổ” nào cả. Cho dù có một số ít người nêu lên câu hỏi cơ bản nhất cũng là đơn giản nhất: Nam Hải là lãnh hải của Trung Quốc hay là vùng biển quốc tế (công hải) ? Nếu không làm cho rõ vấn đề này, chẵng những vấn đề tranh chấp trên biển không thể giải quyết được, người dân trong nước cũng mơ mơ hồ hồ về vấn đề lãnh thổ của quốc gia, cứ tiếp tục thế thì chiến tranh là cái đích của chúng ta!
    Đầu tiên, bất luận là từ lịch sử hay trên thực tế thì Nam Hải trước nay không phải là lãnh hải của Trung Quốc, sau này cũng không có khả năng. Không những thế, trong thực tế Trung Quốc trước nay chưa hề có những hành động thực thi chủ quyền trên toàn bộ Nam Hải. Điều đáng cười là thứ duy nhất mà có thể biểu thị cái quyền làm chủ đó của Trung Quốc chính là cái "bản đồ Trung Quốc" mà chúng ta in ra nhưng lại không được chấp nhận bởi quốc tế. Chúng ta từ hồi nhỏ ngày ngày xem cái bản đồ này mà lớn lên, hầu như trước nay chẳng có hoài nghi nào đối với những vùng bên trong cái vạch màu đỏ đỏ được xưng danh “biên giới” trên biển kia có thực sự thuộc về chúng ta hay không. Cái thành phố Tam Sa mới đẻ ra kia lại một lần nữa cưỡng hóa ấn tượng đối với chúng ta – một ấn tượng sai lầm và tai hại về cái “ biên giới Trung Quốc” không tồn tại kia. Nguyên nhân là vì cái Nam Hải này trước nay chưa từng thuộc về Trung Quốc.
    Thành phố Tam Sa thành lập rồi, vấn đề phát sinh cũng theo đó mà tới: theo như í nghĩ của người vẽ ra Tam Sa, cả cái Nam Hải rộng lớn đều thuộc về Tam Sa Thị, tự nhiên cũng thuộc tỉnh Hải Nam, tất cả cũng là thuộc về Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tất cả những điều này có thực tế không???
    Giả sử Nam Hải là lãnh hải Trung Quốc, Trung Quốc sao lại có thể “vui mừng” cho phép tàu thuyền nước ngoài không thông qua sự cho phép của chính phủ Trung Quốc lại tự do đi lại trong “ Trung Quốc Nam Hải”? Giả sử chính phủ chúng ta cho rằng có quyền đối với toàn bộ “Trung Quốc Nam Hải” “ Chủ quyền không thể tranh cãi” và đồng thời với nguyên nhân sức mạnh quốc gia hay một nguyên nhân bất khả kháng nào đó, ít nhất cũng phải có một âm thanh phản đối kháng nghị với tàu thuyền các nước đi qua chứ?
    Giả sử nếu chính phủ chúng ta có toàn quyền đối với Nam Hải, vậy thì bây giờ động võ đuổi hết những kẻ chiếm đóng thì cũng có thể xem là hợp với lẽ trời chính đáng chứ? Thậm chí tàu đánh cá cũng không được phép bén mảng tới.
    Vốn cho rằng đối với vấn đề Nam Hải, chỉ có lòng iêu nước thôi là không bao giờ đủ cả. Cần phải có cả tinh thần thực tế lẫn pháp luật. Nói cho cùng thì Trung Quốc là một thành viên của cộng đồng quốc tế, cần phải giống như tuyệt đại đa số các nước khác tuân theo lệ quốc tế hay những chuẩn mực mà quốc tế công nhận để quy chuẩn và điều chỉnh những vấn đề mang tiếng quốc tế. Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc tuyệt đối không thể học tập Bắc Hàn, làm thế chỉ có nước trở thành kẻ bị xa lánh, rơi vào bốn bề đối diên với địch, nguy cơ trùng trùng.
    Đối với vấn đề xác định lãnh hải, lãnh thổ thì luật quốc tế có quy định rất rõ ràng. Đem Nam Hải ra bàn, rõ ràn xung quanh nơi này không phải chỉ có duy nhất Trung Quốc, Nam Hải không phải được bao quanh bởi lãnh thổ Trung Quốc, Nam Hải không thể là nội hải của Trung Quốc được. Đã không phải là nội hải, lẽ đương nhiên càng không phải là Trung Quốc lãnh hải.
    Trong thực tế, xung quanh Nam Hải ngoài Trung Quốc còn có các quốc gia khác, đây là sự thật mà chúng ta cần chấp nhận. Trừ phi chúng ta không thừa nhận Việt Nam, Philippin và các quốc gia xung quanh khác không phải là quốc gia, chi bằng dùng vũ lực “ thu hồi”, cái này thì tao không có í kiến í cò gì.
    Nam Hải đã không phải là nội hải và lãnh hải của Trung Quốc, vấn đề Nam Hải sẽ dính dáng liên quan tới các quốc gia khác, dính dáng tới quan hệ quốc tế phức tạp. Như vậy thì vấn đề Nam Hải chính xác là một vấn đề quốc tế. Đã là “quốc gia không phân lớn nhỏ, nhất luật bình đẳng” là một nguyên tắc được quốc tế công nhận rộng rãi, bao gồm cả Trung Quốc bên trong, vậy thì Trung Quốc đối với việc xử lí vấn đề Nam Hải cũng phải tính đến quyền lợi hợp pháp của các quốc gia láng giềng. Cái lối suy nghĩ cứng nhắc đánh chết cũng không thừa nhận đây là vấn đề quốc tế chỉ làm trò cười cho dư luận quốc tế, càng đừng nói tới chuyện phá nổi thế kẹt hiện nay.
    Đồng dạng như thế, về chuyện giải quyết vấn đề Nam Hải, nếu như Trung Quốc cố í độc hành với quan điểm và cách hành xử từ xưa đến nay để giải quyết các tranh chấp quốc tế, vấn đề Nam Hải vĩnh viễn không có giải quyết được.
    Nói như vậy, Trung Quốc đầu tiên phải nhìn vào thực tế, thừa nhân Nam Hải là một vấn đề quốc tế, cần phải tiếp thu í kiến kí cò của dư luận quốc tế, cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế và dùng nó để giải quyết tranh chấp.
    Có một vấn đề cần nói rõ chính là người Trung Quốc chúng ta khi nói đến vấn đề“ lãnh thổ” thường là nói mê nói sảng lung tung tùng phèo thời cổ đại và đương đại với nhau. Mỗi khi nhắc đến lãnh thổ Trung Quốc, có rất nhiều người đều kích động nhớ lại thời nảo thời nào thì chính quyền Trung Hoa đã thực thi quyền làm chủ của mình đối với một vùng đất nào đó, và có vẻ như cho đó là minh chứng hợp pháp cho đòi hỏi của chính quyền Trung Quốc hiện nay đối với nơi đó với luận điệu "chủ quyền không thể chối cãi".
    Có thể bạn không bít chứ Trung Hoa cổ đại và chính quyền Trung Quốc hiện nay không phải là một quốc gia. Giữa hai thực thể này ngoài việc kế thừa ở một chừng mực nhất định nào đó về văn hóa ra, căn bản không có tí liên hệ nào cả (nguyên văn là “không có một hào một xu nào quan hệ cả). Nếu nói một cách nghiêm túc, Trung Quốc đương đại và Trung Quốc hiện đại không những quan hệ xa cách cả dặm, càng cách xa Trung Quốc cổ đại như là lông bò mí lông lông ngựa (há há).
    Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, hiện tại chúng ta có thể khống chế vùng lãnh thổ chính là lãnh thổ của chúng ta, muốn nhiều hơn nữa thì chỉ có thể thông qua kể chiện, đàm phán, đấu tranh chính trị hay thậm chí là chiến tranh. Cái đó thì phải trông vào bản lĩnh kể chiện cũng như sức mạnh về kinh tế và quân sự của bọn mày rồi.
    Vấn đề là: Thế giới hiện nay có cần thiết phải dùng biện pháp chiến tranh để tranh giành lãnh thổ? Có cần thiết phải dùng vũ lực để phát triển?
    Tôi sợ nhất là có bọn nào đó thích mang chuyện triều nhà Nguyên ra để nói, bọn họ cũng không dừng lại tí mà nghĩ, vào thời Nguyên thì Trung Quốc ở đâu? Vào triều Nguyên thì Trung Quốc chỉ là một "quốc thổ" trong “ Tứ đại khu vực”.
    Tôi khâm phục nhất là một vị tài xế người dân tộc Mông Cổ có trò chuyện qua với tôi, năm kia đi Nội Mông Cổ chơi, ngồi trong xe việt dã do người lái xe dân tộc Mông Cổ lái, trên đường chúng tôi trò chuyện thoải mái với nhau, tôi có vô í hỏi một câu này: “Mấy năm nay các phong trào hoạt động đòi độc lập cho Tân Cương, Tây Tạng hoạt động mạnh, hình như không thấy có phong trào đòi độc lập cho Nội Mông?”
    Tài xế trả lời làm cho tôi phải kính nể "chúng tao đã từng thống trị Trung Quốc, còn muốn độc lập cái gì nữa". Đúng vậy, một dân tộc đã từng để dẫm một nửa thế giới dưới gót giày thì quả nhiên có khí độ to lớn.
    Lấy một ví dụ nữa thời nhà Nguyên. Có một dạo nói về vấn đề Tây Tạng, luôn có người thích lấy Văn Thành công chúa lên Tây Tạng ra nói. Sau đó sao lại không có ai nhắc tới nữa vậy? nguyên nhân rất đơn giản, có người đặt nghi vấn: “nếu như nói Văn Thành công chúa tiến vào Tây Tạng làm cột mốc cho Trung Quốc bắt đầu thực thi chủ quyền ở Tây Tạng, thì Văn Thành công chúa chỉ là vợ của Tùng Tán Can Bố, vợ lớn của ông ta là công chúa Nepal, vậy thì công chúa Nepal vào Tây Tạng có ý nghĩa gì?”
    Như vậy vấn đề Tây Tạng có thể nói trong câu "Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Tây Tạng (Datlai Lama cũng không phủ nhận ở điểm này) (đây là lời thằng viết nhá, chứ mềnh ko nghĩ thế - Hồ Như Ý). Những thứ khác đều là vứt đi, không có giá trị gì, nếu có bản lĩnh thì vác súng tới mà cướp!
    Quay lại vấn đề chính, nhìn lại làm sao để giải quyết vấn đề tranh chấp nóng bỏng trước mắt ở Nam Hải.
    Tàu thuyền nước ngoài tự do đi lại ở Nam Hải, các nước láng giềng chiếm giữ hầu hết các đảo và đá ngầm, ngư dân các nước từ đời đời kiếp kiếp đều đánh cá ở các ngư trường này, gần đây thì các nước tha hồ hút dầu khí….Những cái này nói lên điều gì??? Nói lên rằng Trung Quốc không thể và cũng không có khả năng làm chủ toàn bộ vùng biển Nam Hải, trước mắt cũng không thể”thu hồi”toàn bộ “ lãnh thổ bị chiếm đóng”. Mang toàn bộ Nam Hải để vào trong cái thành phố Tam Sa mới đẻ cũng chả có tác dụng gì. Có bản lĩnh thì mày thử mang cả Thái Bình Dương vẽ vào trong bản đồ đi xem nào (há há câu này hay - Hồ Như Ý)
    Vậy thì, muốn thực hiện việc giải quyết vấn đề Nam Hải một cách hòa bình thì phải làm thế nào? Chỉ có thể dùng biện pháp hòa bình, thông qua con đường đàm phán hòa bình, hoan nghênh sự tham gia của dự luận quốc tế. Nam Hải đã không phải là nội hải và lãnh hải của Trung Quốc, vậy thì cùng quốc tế khai thác Nam Hải là một lựa chọn tất iếu. Mọi ý đồ thông qua vũ lực và biện pháp chiến tranh để giải quyết vấn đề Nam Hải đều là tư duy cũ, là một hành động đi lùi lại.
    Hiện nay âm thanh kêu gọi chiến tranh ở trong và ngoài nước có vẻ như rất mạnh, đến độ điếc cả tai. Nghe kĩ một chút thì ngoài một số mù quáng ăn theo ra, hò hét to mồm nhất là những kẻ có í đồ hay những đại diện của các tập đoàn lợi ích. Nước nào cũng vậy cả thôi
    Làm cái tàu sân bay đi, sản xuất hang loạt J-20 nào, tích cực đầu tư phát triển tên lửa tầm xa thôi… Đối với những người không thể phát tài nhờ chiến tranh hay những người không thích chiến tranh, tôi chỉ nói một câu” đừng có mở mồm hò hét theo nữa, lo mà xem nhà chúng mày không bị dỡ ra là may rồi. Phát triển quân sự, chuẩn bị chiến tranh đối với nhân dân không bao giờ là chuyện tốt cả, những kẻ kiếm tiền nhờ chiến tranh vĩnh viễn là kẻ thù của nhân dân.
    Nói một câu, con đường giải quyết tranh chấp Nam Hải trong tương lai chỉ có thể là Trung Quốc và các nước trên thế giới hòa bình phát triển kết hợp với nhau. Các nước xung quanh Nam Hải cũng như các thế lực khác, quốc gia có năng lực cùng nắm tay nhau khai thác Nam Hải, bảo vệ hòa bình cũng như môi trường sinh thái Nam Hải.
    Từ xưa, Trung Quốc luôn lập quốc bằng văn hóa, cho đến ngày nay, Trung Quốc mới lần đầu dùng í định vừa tiếp tục bảo vệ nền văn hóa truyền thống, đồng thời đầu tư phát triển kinh tế, học cách dùng kinh tế để giao hảo với dư luận thế giới. Giả như Trung Quốc và các nước xung quanh Nam Hải dùng biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, bắt tay nhau hợp tác, cùng nhau phát triển, tương lai với hạt nhân là Trung Quốc, cùng với các nước xung quanh Nam Hải là những đối tác hợp tác thân thiết, Nam Hải biến thành “nội hải” của “ đế quốc kinh tế La Mã” – "Khu vực kinh tế vùng Nam Hải" hoặc là “ Cộng đồng kinh tế Nam Hải” (giống kiểu EU) cũng không phải là mơ tưởng không có thực. Trên thực tế, hiệp ước các nước Đông Nam Á còn cách mục tiêu này không xa. Tất nhiên điều đầu tiên là Trung Quốc không thể đối đầu với họ, nếu không thì không còn gì để nói cả.
    Có thể có người nói rằng tôi thuộc tuýp người theo chủ nghĩa lí tưởng. Tuy nhiên thế giới hòa bình phát triển là mong ước cao nhất của nhân loại. Có người nào lại suốt ngày chỉ mơ ước chiến tranh? Trừ phi đó là con bệnh nghiện chiến tranh hay những kẻ mưu lợi vào chiến tranh.
    Cũng cần phải cảnh giác với một số kẻ muốn đưa Trug Quốc vào cuộc chạy đua vũ trang, nhảy vào chiến tranh để những kẻ này bán vũ khí. “Mối đe dọa Trung Quốc” cũng được, mang chiêu bài Trung Quốc cũng xong, những nước này đều có mục tiêu là làm iếu Trung Quốc, đạt được mục đích riêng của bọn họ. Mọi lời kêu gọi vũ lực từ dân chúng chỉ càng là đổ thêm củi lửa vào màn kịch "iêu ma hóa Trung Quốc" của những thế lực nước ngoài.
    Một số người ở nước ngoài đối với tương lai họ nhìn thấy rất rõ. Họ lo lắng Trung Quốc sẽ mang cả cách thức phát triển như hiện tại để đi tới tương lai, sẽ có ngày trở thành số 1 thế giới. Nhưng bọn họ có một điểm không thể hiểu rõ, đó chính là Trung Quốc tự cổ chí kim đều không phải dùng vũ lực để chinh phục các quốc gia và dân tộc khác (có quỷ mới tin lời Trung Quốc há há - Hồ Như Ý). Trong một thời gian dài, thủ đoạn chinh phục duy nhất của Trung Quốc đó chính là dùng văn hóa, bây giờ có thêm kinh tế, nhưng sẽ không bao giờ là quân sự. Bởi vì quan niệm truyền thống của Trung Quốc không cho phép, đạo lí Khổng Mạnh không cho phép. Bản tính của người Trung Quốc cũng không cho phép.
    Mỗi lần tôi lái xe trên đường cao tốc đi qua Sơn Đông, đều nhớ rõ câu danh ngôn” Sơn Đông hiếu khách đón chào bạn!” Sơn Đông là nơi của lễ nghĩa, thậm chí người Sơn Đông còn được xưng là người kế thừa kiểu mẫu của văn hóa Trung Hoa, Sự hiếu khách của Sơn Đông cũng chính là hình ảnh thu nhỏ của Trung Quốc. Trung Quốc hiếu khách làm cho chiến tranh tránh xa.
    Có thể có người nói sự khoan dung, nhẫn nhịn của Trung Quốc chỉ làm cho các nước láng giềng càng ngang ngược, đến hiếp đáp Trung Quốc. Sự thật là thế này? Chúng ta chỉ nhìn thấy tàu thuyền của quân đội Hoa Kỳ đi khăp nới trên thế giới quản chuyện nhà người, thế chúng mày đã nhìn thấy tàu thuyền của Trung Quốc đi tranh chấp không ngừng với các nước xung quanh chưa? Nước Mỹ có suốt ngày iêu cầu các nước lân bang tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ không?
    Có thể nói, mấu chốt là Trung Quốc chúng ta cần phải phát triển, cần phải hùng mạnh, có đủ sức mạnh mới đủ sức chấn nhiếp và bảo vệ quyền lợi của bản thân. Nước Mỹ có thể có cả trăm điều làm người ta chán ghét, nhưng sức mạnh Mỹ thì người ta không thể không nể phục. Nước Mỹ đáng để cho Trung Quốc học tập nhất chính là nắm bắt mọi cơ hội để phát triển vươn lên hùng mạnh. Bí mật giàu mạnh của nước Mỹ không nằm ở chiến tranh mà ở kì tích bảo vệ nền hòa bình kéo dài trên trăm năm ngay trên chính nước Mỹ. Trên thế giới nào có siêu cường nào được may mắn như thế không? Có lẽ là không có.
    Hòa bình phát triển luôn tốt hơn chiến tranh phá hoại, hòa bình càng có lợi hơn đối với sự phát triển và tiến bộ của nhân loại.





     
  2. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    TC dùng chiến lược 'nghìn vết cắt' ở Biển Đông

    TC dùng chiến lược 'nghìn vết cắt' ở Biển Đông



    [​IMG]Bắc Kinh đang ngày càng lấn tới ở Biển Đông với lực lượng mới, chiến thuật mới, con đường mới. Cùng lúc, họ tăng cường hoạt động ở mọi mặt trận từ dân sự tới quân sự; từ trị sự hành chính tới ngoại giao để “bọc lót” cho những lý lẽ lịch sử mơ hồ mà họ luôn đem ra áp dụng cho các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

    Từ tàu cá

    Một ngày đầu tháng 4, tranh chấp Biển Đông bấy lâu âm ỉ bỗng bùng phát thành một vụ đụng độ kéo dài và bế tắc chưa từng có giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough. Manila cáo buộc ngư dân Trung Quốc xâm nhập và đánh bắt trái phép ở vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines được luật pháp quốc tế công nhận. Tàu hải quân Philippines muốn bắt giữ các ngư dân này nhưng Trung Quốc đã lập tức điều hai tàu hải giám ngăn chặn.

    Trung Quốc ngay sau đó liên tiếp điều tàu ra bãi cạn để khẳng định sự hiện diện theo kiểu dàn hàng ngang, áp đảo bằng số đông. Philippines phát hiện gần 100 tàu Trung Quốc ở trong và xung quanh bãi cạn, bất chấp lệnh cấm đánh bắt trong khu vực mùa hè này.

    Khi cả hai bên quyết định rút tàu khỏi bãi cạn (với lý do thời tiết xấu) thì Trung Quốc cũng chỉ thể hiện cái gọi là “lời nói không theo kịp hành động”. Trong khi Philippines rút hết tàu ở bãi cạn, thì gần đây nhất, vào chiều 19/7, một quan chức an ninh Manila cho biết, Trung Quốc tiếp tục củng cố sự hiện diện tại bãi cạn Scarborough khi có tới 30 tàu xuất hiện ở đây. Theo vị quan chức giấu tên, có những dấu hiệu chứng tỏ các tàu Trung Quốc đang đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines (EEZ).

    Cả Trung Quốc và Philippines đều khẳng định chủ quyền với bãi cạn Scarborough. Trung Quốc đưa ra những viện dẫn lịch sử chứng tỏ quyền sở hữu bãi cạn giống như họ vẫn làm với các khu vực tranh chấp khác ở Biển Đông. Manila thì nói bãi cạn nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines được luật pháp quốc tế (Công ước LHQ về Luật biển - UNCLOS) công nhận. Bãi cạn này nằm cách đảo chính Luzon của Philippines hơn 230 km và cách lãnh thổ Trung Quốc hơn 1.200 km.

    [​IMG]

    Ảnh: wordpress

    Nếu dùng UNCLOS để giải quyết tranh chấp hai bên, thì Trung Quốc “đuối lý” hơn. Vì thế, dù đã ký kết công ước này, Bắc Kinh không ngại ngần phủ nhận giá trị giải quyết tranh chấp của nó. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói đây không phải là “một hiệp ước quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia, cũng không thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho việc giải quyết các tranh chấp”.

    Đến tàu chiến

    Vụ việc tại Scarborough chưa qua, thì một sự kiện khác lại tới ở một khu vực thậm chí còn gần Philiippines hơn là bãi cạn Scarborough. Một tàu khu trục Trung Quốc mà báo chí nước này đưa tin là đang trên đường tuần tra đã mắc cạn ở bãi cạn chỉ cách tỉnh Palawan của Philippines khoảng 110km. Dĩ nhiên Trung Quốc đã tổ chức một chiến dịch cứu hộ rầm rộ, con tàu hộ vệ tên lửa sớm được giải thoát và lên đường trở về cảng nhưng còn để lại sau nó nhiều nghi vấn.

    Con tàu này có tên Đông Quan, là một trong số 20 tàu tàu hộ vệ tên lửa thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Nó được trang bị các loại tên lửa mới có tầm bắn 225km (nghĩa là đặt hầu hết các thành phố lớn của Philippines vào tầm ngắm).

    Quan chức hải quân Philippines nhận diện nó chính là con tàu đã từng quấy nhiễu, doạ nạt một số tàu cá Philippines năm ngoái.

    Rory Medcalf, giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Viện Lowy cho hay, việc Trung Quốc sử dụng tàu hải quân điều tra khu vực tranh chấp là động thái bất ngờ. "Nó đặt ra nhiều câu hỏi. Cơ bản trước đây họ trông chờ vào lực lượng dân sự, bán quân sự”, ông nói. "Điều đó có nghĩa là không sớm thì muộn chúng ta sẽ chứng kiến các vụ đụng độ liên quan tới tàu hải quân thay vì tàu của các cơ quan dân sự”.

    Điều động một tàu chiến trọng tải hàng nghìn tấn tới hoạt động những vùng nước nông và nguy hiểm vào ban đêm là một vấn đề. Các vùng nước ở tây Philippines thường nông và rất nhiều chướng ngại vật phía dưới. Thậm chí các tàu cá cũng đi lại rất thận trọng và thường hoạt động vào ban ngày.

    Người ta hiểu, giờ đây Trung Quốc đang cố gắng đe doạ tất cả mọi người tránh xa một khu vực mà Trung Quốc không có tuyên bố chủ quyền hợp pháp nhưng quả quyết muốn nắm giữ nó.

    Đây là một chiến lược kinh điển của Trung Quốc gọi là “chảy máu tới chết - hay chiến lược chết vì một nghìn vết cắt”. Trung Quốc tránh tuyên chiến nhưng lại gây hấn với đối phương bằng hàng nghìn vụ vi phạm nhỏ kiểu như điều một tàu khu trục (dù già, dù cũ, dù nhỏ) tới tuần tra vùng nước chỉ cách bờ biển của một nước cạnh tranh tuyên bố chủ quyền có vẻn vẹn 111km.

    Và lập thành phố toan quản lý cả Biển Đông

    Có vẻ như cách thức thỉnh thoảng tạo sự cố, đưa tàu thuyền tiếp cận một đảo đá hay bãi cạn tranh chấp với nước khác ở Biển Đông, chớp nhoáng dựng cột trụ, thả phao neo đậu của Trung Quốc vài năm trước đã thành xưa cũ. Ngang nhiên và thách thức hơn, vào cuối tháng 6, Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập thành phố Tam Sa để quản lý ba nhóm đảo chính ở Biển Đông và vùng nước lân cận.

    Từ “dò đá qua sông”, từng bước tiến hành các hoạt động nhỏ lẻ để “thử” sức chịu đựng, “đo” mức phản đối của các nước tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông thì nay, Trung Quốc đã không ngần ngại lập một thành phố có bộ máy hành chính quản lý, và dĩ nhiên kéo theo đó là cả lực lượng quân sự với lý do bảo vệ chính quyền ở ngay giữa một vùng biển quốc tế.

    Philippines phản đối. Việt Nam phản đối. Vậy nhưng, các hoạt động xây dựng cái gọi là “thành phố Tam Sa” vẫn tiếp tục diễn ra. Ngày 20/7, cơ quan quân sự trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập và triển khai một đơn vị đồn trú ở Tam Sa. Việc quản lý hàng hải gồm các hoạt động như xây dựng cơ sở hạ tầng, hậu cần, trạm đèn, trạm phát thanh… cũng đã bắt đầu.

    Thậm chí, cơ quan quản lý Trung Quốc còn đang nghiên cứu các tuyến du lịch biển ra Tam Sa. Hôm 17/7, tại phiên họp lần thứ 32, Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (ĐHĐBND) tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã thông qua quyết định thành lập ủy ban tổ chức hội đồng nhân dân của Tam Sa, nghĩa là chính thức bắt đầu việc thành lập chính quyền tại đây.

    Chưa hết, ngay sau khi tuyên bố lập Tam Sa và ngay sau khi kết thúc một hội nghị ngoại trưởng khu vực mà tâm điểm nghị sự là tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã điều động một đội tàu cá hùng hậu quy mô chưa từng có (30 tàu) ra quần đảo Trường Sa đánh bắt cá. Tàu ngư chính lớn nhất số hiệu 310 được huy động để bảo vệ đội tàu.

    Để hỗ trợ thêm cho các hoạt động của chính quyền, Trung Quốc còn thúc đẩy mạnh mẽ chiến dịch tuyên truyền trong dân chúng về thứ mà họ nói là chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Một quan chức ngư nghiệp Trung Quốc gần đây lên tiếng thúc giục chính phủ cung cấp vũ khí và huấn luyện quân sự cho 100.000 ngư dân, để “Trung Quốc sẽ có một lực lượng quân sự mạnh hơn lực lượng của tất cả các nước khác gộp lại ở Biển Đông và sử dụng lực lượng ấy để giải quyết các vấn đề trong vùng biển".

    Và, sau khi thông tin về chuyện lập thành phố Tam Sa, tờ Thời báo Hoàn cầu Trung Quốc đã mở một diễn đàn với chủ đề “Nếu là thị trưởng Tam Sa, bạn sẽ làm gì?”. Tờ này nhấn mạnh: “Là một thành phố cấp địa khu lớn nhất ở Trung Quốc, Tam Sa có vị trí địa lý và chiến lược đặc biệt. Do đó, cần các phương pháp quản lý hoàn toàn khác biệt so với các thành phố khác”. Diễn đàn ngay lập tức thu hút được rất nhiều người tham dự.

    Năm 2002, Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông, nhằm giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, không đe dọa hay sử dụng vũ lực. 10 năm sau khi thoả thuận ấy ra đời, Trung Quốc đang muốn thay đổi nó và giờ đây thực hiện mọi nỗ lực có thể để độc chiếm toàn bộ Biển Đông.

    Thái An


     

Chia sẻ trang này

Share