Chuyện Cuối Năm

Thảo luận trong 'Mầu Hoa Khế' bắt đầu bởi Mầu Hoa Khế, Thg 1 26, 2012.

  1. Mầu Hoa Khế

    Mầu Hoa Khế Member

    Tham gia ngày:
    Thg 4 12, 2011
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Chuyện Cuối Năm



    Cứ vào dịp cuối năm , anh chị em nhà chúng tôi thường có một ngày riêng rẽ để cùng nhau chuyện trò nhắc lại với nhau những kỷ niệm xưa . Chúng tôi gọi đó là "Ngày Anh Chị Em " . Ý nghĩa cho ngày đặc biệt khi đến họp mặt chỉ một mình không dắc thêm bầu đoàn thê tử hay đức lang quân theo bên lưng . Nhìn ra thì có hơi bị ích kỷ đối với những "người dưng khác họ " nhưng xin nàng dâu hay chú rễ hãy thông cảm cho anh em nhà chúng tôi , bởi có những kỷ niệm chỉ có anh chị em như thủ túc mới hiểu để gìn giử những điều bí mật mà những điều đó không nên để cho vợ hay chồng của ai đó biết thêm chi cho gây ra cái chuyện " hờn anh giận em " . Nghe ra có vẻ hồi hộp ghê nhưng thực ra chúng tôi chỉ ngồi bên nhau đùa giởn nhắc lại biết bao chuyện vui buồn trong cuộc sống và nhất là trước khi lập gia đình ai mà không có những đoạn tình sử để mang theo .


    Hôm đó tôi đặc biệt chú ý tới người em trai út đã có vợ và 3 đứa con còn học dưới tiểu học , từ ngày lập gia đình yêu vợ thương con đến không nghĩ gì tới bản thân , chỉ biết làm thân trâu cày miệt mài nhiều khi bất ngờ gặp đâu đó tôi đã phải quay mặt để che giấu sự buồn bã vì thấy thằng em dạo này sao mà ốm quá . Tôi cũng tế nhị không hỏi về hoàn cảnh sống của em vì biết em không muốn ai đi sâu vào gia đình của mình .
    Chúng tôi ngồi chung quanh trên một bàn ăn đầy món ăn cho ngày tết , nhìn em cười thật tươi , phải nói nụ cười của em ngày xưa bây giờ mới thấy trở lại , tôi chợt nhớ tới nét mặt thằng em trai ngày nào thơ ngây chạy về nhà mếu máo trong những ngày "đoàn quân dép râu nón tai bèo tiến về Sài Gòn" khi nghe thiên hạ nói là những người của miền Nam sẽ bị mang đi "tẩy nảo " . Mặt em tái xanh và cái "tẩy nảo " theo em chẳng khác gì trong những cuốn phim của người dân Do Thái bị bọn Đức Quốc Xã đưa vô lò hơi ngạt . Tội nghiệp cho tuổi thơ của em lại rơi vào giai đoạn bi thương của đất nước . Cảnh nhà sa sút , đói cơm ăn còn bị tinh thần dao động không yên . Rồi lúc tới tuổi em bị bắt đi nghĩa vụ theo chế độ mới , em là đứa con trai Út trong gia đình được mạ thương nhất , nên chúng tôi phải tìm đủ mọi cách để bảo vệ cho em . Trong một chuyến vượt biên bị bể kế hoạch , cũng hên em thoát khỏi sự theo dõi của công an địa phương bằng cách nhãy xuống đầm lầy , em trốn chui trốn nhủi đói khát . Có lẽ nhờ phước đức của ông bà tổ tiên đức độ quá dày nên em đã được một người dân quê che chở bảo bộc hơn nửa tháng trời sống ở nơi nào em cũng không biết rồi khi thấy sóng yên gió lặng vị ân nhân đó mới chèo đò đưa em ra bến đậu để em lang thang cuốc bộ từ sáng cho tới sập tối mới trở về nhà . Nửa tháng trời em mất tích vì quá lo lắng cho em mạ tôi giống như thân cây chuối bị đốn ngang gảy gập xuống mang tâm bệnh trầm trọng nằm thoi thóp trên gường ,còn anh chị em chúng tôi thì đứng ngồi không yên . Cũng may em về thật đúng lúc , chỉ vừa nhìn thấy em là mạ tôi tươi tỉnh trở lại như được uống phải thuốc hồi sinh .


    Đã về được nhà nhưng bị dưới sự khám xét gắt gao của công an phường , rồi thêm sự chỉ điểm của cái thứ cuốn theo chiều gió sát bên hong , em tôi lại sống trong phập phòng lo sợ . Chỉ là một thanh niên trốn nghĩa vụ thôi mà họ lại biến em tôi giống như một kẻ tội phạm cướp của giết người không bằng , ngày nào họ cũng ghé tới nhà hăm he hù dọa đến nỗi mạ tôi phải nói :
    _ để tui ký giấy đi thay cho con tui cho rồi
    Người công an phường nhìn mạ tui quát to
    _ bà đùa với tôi đấy à ?
    Rồi cười khẩy nói tiếp
    _ bà làm được cái quái rì ?
    Mạ tui dõng dạc nói :
    _ tui sẽ xung phong nấu ăn , mà tui hỏi anh này sao nói hòa bình rồi lại còn bắt con tui đi nghĩa vụ ? .
    Nghe mạ tui cứ cà tửng hỏi hết chuyện này qua chuyện kia chuyện nọ làm cho người nghe cũng bị đau đầu nên họ bực bội đứng lên bỏ đi . Thế là cả nhà đưa mắt nhìn theo bụm miệng cười về những câu hỏi cắc cớ của mạ làm họ ú ớ khi phải trả lời .


    Thời gian trôi qua họ tới hoài cũng mỏi chân nên thằng em Út của tôi được thư thả cho tới ngày gia đình có giấy tờ được đoàn tụ với người anh đi du học trước năm 75 tại Mỹ Quốc . Tôi ngồi lắng nghe em kể tiếp chuyện lúc tới Mỹ thèm nước ngọt quá ngày nào cũng uống đến tắt cả tiếng nói , rồi cuối tuần đi đánh nhạc cho một nhà hàng nhỏ với chương trình hát cho nhau nghe , em kể quán xá nhỏ thế mà cũng có cướp tràn vô , em nhanh tay rút cái ví chừng trăm bạc thẩy vô dưới bộ trống . Đêm đó ai cũng bị ăn cướp móc ví lấy sạch tiền và nữ trang . Em về nhà cười hỉ hả vì lúc đó em còn đi học nên một trăm dolla rất lớn , tôi nhớ thời gian đó bao gạo chưa tới 10 dolla .


    Ôi thôi hết người này kể rồi qua người khác kể , anh chị em ruột thịt nói chuyện với nhau không cần phải che đậy về những sự thất bại trong trường đời , trong chuyện tình cảm thiệt là vô cùng thoải mái . Cuối cùng trước khi ra về tôi cứ mang theo nụ cười không che giấu nỗi trên gương mặt thật tươi như hoa nở mùa xuân vì cậu em nói về tôi :
    _ chị à nếu cho em trở về quá khứ em sẽ chứng minh cho mọi người thấy rằng chị là một người rất đẹp , nói thật ba đứa con gái của chị không đứa nào đẹp như chị ngày xưa và chị là người vô cùng hạnh phúc khi chị có thể ngồi để viết lại những kỷ niệm đã qua . Em không sao làm như chị được .


    ...


    Tôi muốn nói với cậu em trái Út là kỷ niệm nó giống như giòng máu trong cơ thể của em nó không bao giờ bị cạn đi cả . Kỷ niệm sẽ không bị ai đánh cắp được bởi khi em đang ngồi kể lại những gì đã trải qua trong đời sống là em đang đặt viết xuống để viết rồi đó . Sẽ có một ngày , sẽ đến một tuổi nào khi con cái đã có cuộc đời riêng của nó , em sẽ có một không gian riêng và lúc đó những kỷ niệm tràn về nhẹ nhàng như dòng sông của tuổi thơ , em buông mình đắm chìm theo để cảm nhận nỗi hạnh phúc của một người cầm viết để viết ra những cảm xúc ở tận đáy lòng ...




    Mầu Hoa Khế
    Jan-2012
     
    Last edited by a moderator: Thg 1 26, 2012

Chia sẻ trang này

Share