Bình thơ Bùi Chát // “Bài thơ một vần,” thơ rất Chát - Uyên Nguyên

Thảo luận trong 'Việt Dương Nhân' bắt đầu bởi việtdươngnhân, Thg 11 13, 2011.

  1. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:



    Ðọc thơ Chát ‘khó cảm’, vì thơ không câu chấp, gieo vần theo các thể loại truyền thống lãng mạn phổ thông, nhưng thơ vẫn rất thơ. Ý và từ mỗi bài trong tập luôn ngợi ca giá trị vẻ đẹp cuộc sống;

    [​IMG]

    Bùi Chát. (Hình: Facebook)
    Ðọc thơ Chát, tựa như tụng một bài Kinh mà không phải Kinh, bởi vẫn thấy thoáng trong từng âm ngữ, thơ Chát bàng bạc lý Ðạo;
    Ðọc thơ Chát, như nghiền ngốn cổ kim triết thuyết siêu hình Ðông-Tây, dù chẳng tân toan đem ẩn ngữ, huyền nghĩa áp đảo mà ta thường thấy nhiều ở những học phái văn chương, của rất nhiều trường hợp, câu cú dù nghe chân phương như thể Tagore, Haiku...
    Vậy thơ Chát là gì? Là thơ Tụng, thơ Mới, thơ cách tân, hay có thể gọi là thơ tân hình thức, thơ thời hậu hiện đại?
    Riêng tôi, không nhìn từ mọi hướng của thơ truyền thống lãng mạn hay thơ mới theo nghĩa mới trong thơ hiện đại, mà nhìn trực diện vào sự kiện Chát khéo gieo thành những “Bài Thơ Một Vần,” không có ẩn ngữ, trái lại rành mạch, thì bấy giờ thơ làm người đọc thấm thía với nỗi đau tức khắc, ngay hiện tại, nỗi đau của đại bộ phận dân tộc đang bị chính những “người anh em” ruồng rẫy, đãi bôi:

    Những người anh em
    Ðã phản bội chúng tôi
    Ðã ném chúng tôi vào ngục
    Ðã nhuộm đỏ màu da chúng tôi
    Ðã hy sinh mạng sống chúng tôi
    Cho những giấc mơ ngột hứng của họ

    (Không thể khác - tr.14)



    Vậy thì thơ Chát cũng đồng nghĩa của sự thật, một sự thật hết sức phũ phàng như Chát nói là, “ngoài sức tưởng tượng,” bởi xã hội Việt Nam ngày càng phổ biến những chủ nghĩa quái thai lọc lừa, khủng bố đe dọa con người do bàn tay của những “người anh em”. Nhưng họ là ai?

    [​IMG]
    Bìa sách song ngữ “Bài thơ một vần” của Bùi Chát, Lê Ðình Nhất Lang chuyển ngữ. (Hình: NXB Giấy Vụn)


    Tôi gặp những người cộng sản
    Những người anh em của chúng tôi
    Những người làm chúng tôi mất đi ký ức
    mất đi tiếng nói bản thân
    mất đi những cái thuộc về giá trị
    chúng tôi còn sở hữu duy nhất một điều
    Nỗi sợ

    (Ai? - tr.16)



    Cuộc cờ đã thay từ hơn 30 năm trước, mà mấy mươi năm sau đó, những thế hệ lớn theo cha anh dù bị liệt vào phía bên này hay bên kia, đều cùng lớn theo với một nỗi sợ như Chát nói, nó được tượng hình trong thơ Chát một màu đỏ của máu, như một chủ nghĩa hà khắc nhuộm khắp quê hương. Nỗi sợ “màu đỏ” mỗi ngày phình to, đeo ám mà Chát nhắc hoài trong tập:

    Tôi đứng trước một ngã tư
    Ðèn đỏ ngăn tôi lại
    ...
    Chúng tôi, nhiều thế hệ
    Bị giữ lại bởi đèn đỏ
    Chúng tôi không cất bước được
    Chúng tôi không bay lên được
    Giao lộ ở khắp nơi
    Không ai có thể vượt qua màu đỏ.

    (Ðèn đỏ - tr.24)



    “Màu đỏ!” Năm xưa cũng vì một trong mấy câu thơ: “Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ!” mà nhà thơ Trần Dần đã bị đày ải, khốn đốn từ tầng lớp sĩ phu trí thức đọa xuống đáy tầng xã hội, thời người đã dùng “súng và thực phẩm” để hăm dọa. Thì có gì lạ đâu, hôm nay thơ Chát lại viết:

    Màu đỏ
    Như loài cỏ
    ngỡ là chuyện nhỏ
    nên không ai dọn bỏ
    chúng tôi luôn hốt hoảng nhưng biết làm thế nào!?

    (Bài thơ một vần - tr.26)



    Ám ảnh khuất lấp thiên thu, một mùa đất trời biểu trưng cho hình ảnh lãng mạn, thơ mộng trong cõi văn chương thi phú, thì trong thơ Chát, đọc thấy choáng: Những cây gì trên đường nào không biết nữa
    tự dưng thu về trổ rực hoa đỏ
    và chiều nay đương kẹt xe ở đó

    (Không đề - tr.)



    Con người đang mất máu, cây khô cũng đang mất máu, thành sản phẩm của thời Chủ nghĩa Xã hội hoang tưởng. Trong lòng Chát, Mùa Thu thoảng hương Hoa Sữa, đã trở thành một nỗi đau tự bao giờ:

    Ðến từ đâu
    nồng, tanh. Hoa sữa
    ...
    Trong những bài thơ và những bài hát
    Ngợi ca hoa sữa.
    Khiến thời gian nực cười
    Vẻ lãng mạn tồi tàn
    Mùi hoa nhắc nhớ mùa thu đương trị.

    (Hoa Sữa - tr. 50)



    Ðến đây thì thơ không chỉ là thơ giới hạn của phạm trù văn chương, mà thơ Chát là lời cảnh tỉnh nhân bản của con người trong cơn mê ngủ triền miên. Dậy mà đi thôi, hãy “tháo bỏ các bảng hiệu quảng cáo / Ðường Nguyễn Tất Thành dẫn vào thành phố / Nơi giấc mơ đang được đóng gói / Từ những dây chuyền... / Chủ nghĩa xã hội / Sản phẩm của hoang tưởng... / Này các đồng nghiệp, những người bạn hữu / Chúng ta vẫn là những nhà sản xuất? / Sao không bày bán sản phẩm của mình!!!” (Kinh tế thị trường, tr. 36)
    Mà Chát đã đi thật đấy, đi bằng đôi chân của chính mình, Chát đi trước và vượt lên hết nỗi sợ hãi đang tồn tại, để tìm sự sống giữa cõi chết, vì đó là cách duy nhất để-được-tự-do!
    Chọn một niềm đau. Mỗi ngày
    để sẻ chia với thế giới
    Dân tộc này

    Chọn một niềm tin. Mỗi ngày
    Ðể có mặt trên trái đất
    Lãnh thổ này

    Chọn một cái chết. Mỗi ngày
    Trong con mắt chế độ
    Ðể được tự do.

    (Sống - tr. 64)

    Thơ Chát vì vậy, là lời khẳng định một nhân cách sống của nhà thơ, sĩ phu tri thức, dù tuổi đời thì rất trẻ, đã dám trực diện đương đầu với “hiện thực xã hội chủ nghĩa”:
    Anh chị em hãy nhớ:
    Chúng ta có mặt nơi đây không phải để khóc
    Không phải để cân nhắc
    Im lặng
    Rồi quay đầu
    Chúng ta ở đây để sống
    để thể hiện bổn tánh chúng ta.
    ...
    Sợ hãi - không bao giờ là mục đích.
    (Hiện thực xã hội chủ nghĩa - tr 70)

    Thơ Chát vì vậy, ‘khó cảm’, vì người đọc hôm nay trong hay ngoài nước, sẽ hình dung ra những điều tai ương của một chủ nghĩa, một mô hình xã hội quái thai như một di sản chẳng còn ai muốn kế thừa, dù là những thế hệ Việt Nam trưởng thành sau năm 1975. Ðiều ‘khó cảm’ của thơ Chát, tôi muốn nói chính là ở điểm này, hình tượng trong thơ Chát, khiến cho người đọc khi lần giở từng bài, và sau khi gấp sách lại, “không tượng tượng nổi” rằng, dưới thời xã hội chủ nghĩa, đã có những điều man rợ đã và đang xảy ra.

    Vậy thơ Chát, là thơ hiện thực nhân bản, là tiếng nói nghe thật chát lòng trước nỗi đau chung của đất nước - con người Việt Nam, như trường hợp điển hình của mấy ngày qua có một số anh em thanh niên nhiệt huyết, yêu chuộng tự do hòa bình ở bên nhà, đã bị công an chính quyền vây đánh trọng thương mà không nguyên cớ, chỉ vì thèm chút tự do ngồi với bạn bè, một chút tự do hít thở hương gió Sàigòn-Hà Nội, hay chút tự do yêu chuộng mảnh đất ấm áp dưới chân mình...
    Còn ta may mắn ở đây, được tự do nhung nhớ Sàigòn, nhưng vẫn “thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi...” và, “đường chia ly vẫn ngóng tin nhau,” chợt thèm!

    “Ðể đêm đêm nhớ về Sài Gòn
    Thấy mình vừa trở lại quê hương
    Ðã gặp người một trời yêu thương
    Cho lòng thêm chút ấm
    Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau
    Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau
    Tình chia trong đêm sầu...”
    (Ðêm nhớ về Sài Gòn, Trầm Tử Thiêng)

    Ðêm trông tin Nguyễn Lân Thắng nằm viện, ngồi đọc lại thơ Chát, giữa tiếng mưa phương ngoại, bỗng thèm quá ngày trở lại ngồi giữa chiều Sàigòn, tha hồ ngửi chút “Gió Phương Nam”*.

    California, 11, 2011
    Chú thích:
    *"Gió Phương Nam" là nơi có dịp được gặp gỡ học giả Nguyễn Tôn Nhan, là lần sau cùng, và với Chuột, ‘em rể’ của Chuột, cùng Lý Ðợi và Bùi Chát.


    (Nguồn: nguoivietblog.com/uyennguyen )
     
  2. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Bùi Chát. Một vần và một người, giữa đám đông mình

    Bùi Chát. Một vần và một người, giữa đám đông mình

    Posted on 13/11/2011
    [​IMG]
    Vũ Đông Hà (danlambao)- Tôi đọc Bài thơ một vần của Bùi Chát nhiều lần, trong nhiều ngày khác nhau, ở những không gian khác nhau. Những khác biệt về thời gian, nơi chốn vẫn luôn mang lại cho tôi cùng một cảm giác. Mỗi lần như thế, tôi dừng lại lâu, không phải ở một bài thơ, một câu viết. Tôi dừng lại ở trang bìa. Ở đấy, thể hiện được cảm giác của tôi khi đọc những bài thơ bên trong của Bùi Chát.



    [​IMG]
    35-Bùi Chát nhìn về phía trước. 1-Bùi Chát quay lại phía sau. Bài thơ 1 vần. Con cóc 1 mình. Giấy Vụn.


    Tôi đứng trước một ngã tư.
    Đèn đỏ ngăn tôi lại.
    Những dòng người ra đi tất bật.
    Gió mát sau lưng họ…


    Tôi là ai? Là 35 đứa Bùi Chát? Là chúng ta đám-đông-không-còn-cá-thể mỗi ngày rơi rụng theo những yếu-hèn-bình-thường? Là 80 triệu người dân Việt gió chiều nào. ta tào lao chiều ấy và cùng nhau đứng lại trước những cột đèn đỏ?


    Màu đỏ
    Như loài cỏ
    Ngỡ là chuyện nhỏ
    Nên không ai dọn bỏ
    Chúng tôi luôn hốt hoảng nhưng biết làm thế nào!? Đành bỏ ngỏ..!!!


    Bố mẹ bỏ ngỏ. Anh chị bỏ ngỏ. Chúng ta cùng nhau bỏ ngỏ. Màu đỏ từ tháng 8.


    Những cây gì trên đường nào không biết nữa
    Tự dưng thu về trổ rực hoa đỏ
    Và chiều nay đương kẹt xe ở đó


    Kẹt xe từ ngày em có xe đạp đến ngày em trở thành mẹ em có xe Dream. Cỗ xe ước mơ trước ngọn đèn đỏ. Nơi giấc mơ đang được đóng gói.


    Tôi là ai? Là 1-Bùi-Chát tự thân quay lưng đổi gió? Là mỗi chúng ta trong một khoảnh khắc chụp bắt lại được linh hồn như chụp được con gián ngày và tự đối thoại với những khuôn mặt đời sống khác nhau của chính mình? Như một Bùi Chát đối thoại với những Bùi Chát khác – Cuộc đời vốn là cuộc cách mạng. Trong một cái khung. Dù gì vẫn là nhà báo tự do.


    Trên minh họa trang bìa sắp xếp 35-Bùi-Chát nhìn về phía trước và 1-Bùi-Chát quay lại phía sau. Có một cái gì đó hình như đã đóng khung một cách bất ổn ngay trong suy nghĩ của tôi được thể hiện qua câu văn vừa viết. Nhìn về hướng bên “phải” đương nhiên là đi về phía trước? Hướng về bên “trái” tất yếu là thụt lùi về phía sau? Mọi điều/người/việc đã được biến thành đồ hộp từ mùa thu năm ấy để cuộc sống không thể nào khác hơn là phải trôi theo một lề bên “phải”, “tiến” nhanh “tiến” mạnh về phía “trước”. Mỗi chúng ta đã ít nhiều góp phần cho tư tưởng đóng khung. Chiều cuộc sống đã được định ra bằng hướng gió.


    Gió chiều nào
    Ta tào lao chiều ấy


    Với gió mát sau lưng người người lặng yên trước những phản bội, nhuộm đỏ màu da, tước đoạt ánh sáng, cướp đi giọng nói. Chúng tôi mất đi kí ức. Mất đi tiếng nói bản thân. Mất đi những cái thuộc về giá trị. Chúng tôi còn sở hữu duy nhất một điều. Nỗi sợ.


    Vì sao thế? Bởi vì:


    Những người cộng sản
    Những người anh em
    Những người muốn chăn dắt chúng tôi
    Luôn biến chúng tôi thành đồ hộp
    Hy vọng chúng tôi đời đời biết ơn


    Có hoàn toàn thật vậy không? Hay bởi vì chúng ta đang sở hữu duy nhất một điều: Nỗi sợ.


    Nỗi sợ. Kẻ thù hung hãn, lì lợm. Nó không giản đơn chỉ xuất phát từ dọa dẫm bằng súng và thực phẩm bởi những người anh em. Nó còn đến như lời nhật tụng từ cửa miệng của 35 tên Bùi Chát kia kìa. Nó đang vừa hăm dọa, vừa khuyên lơn với tên Bùi Chát đang quay đầu ngược gió kia kìa:


    Chúng tôi (ta), nhiều thế hệ
    Bị giữ lại bởi đèn đỏ
    Chúng tôi (ta) không cất bước được
    Chúng tôi (ta) không bay lên được
    Giao lộ ở khắp nơi
    Không ai có thể vượt qua màu đỏ
    Chúng tôi (ta) đứng trước ngã tư
    Nhiều thế hệ
    Chỉ một con đường đầy bụi đỏ trước mắt


    Không ai có thể vượt qua màu đỏ! Mọi điều trái đã trở thành chân lý phải. Chúng ta, kể cả ông nội, bà ngoại, chú cô dì dượng (không có bác), kể cả những đứa con chưa muốn lọt lòng đã cùng tồn tại trong một môi trường, được tạo ra làm những cỗ máy, cùng nhai một loại thực phẩm, cùng chảy một Hồ nước mắt, cùng nói thứ tiếng lạ tai, phải đi cùng một con đàng, cùng mơ một giấc giống nhau, một khổ áo mặc vừa cho tất cả, cùng nhau đọc một cuốn sách, thải ra cùng một chất thải, nhớ nhung cùng một xác chết, cùng nâng bi cho hàng lãnh cảm. 35-Bùi-Chát, chúng ta cùng:


    Đám đông, thời thượng, chiều gió… Chúng ta đua nhau rơi rớt chính mình trên con đường tìm đến cửa hàng, xí nghiệp, quán nhậu, nhà trường, nhà băng, nhà thương, nhà tù, nhà xí, nhà ở, nhà quàn, nghĩa trang. Chúng ta chen lấn nhập vào đám đông để tạo nên một đám đông theo khuôn mẫu bày sẵn của một nhóm người. Bùi Chát nhận thấy điều đó và quay đầu đổi hướng với đám-đông-mình. Bùi Chát trước những sóng gió đang xảy ra chung quanh đã viết ra những câu thơ gửi lại 35 tên Bùi Chát kia:


    Rồi tôi nhận ra tiếng nói từ bầy súc vật
    Mơ hành vi của những con người
    Tổ quốc!
    Chúng ta vĩnh viễn không được tự ruồng bỏ
    Bởi suy nghĩ hẹp hòi của chúng ta
    Thế giới cũng vút lên bằng bước chân mòn
    Với một niềm tin ở dưới gót


    Bùi Chát đã làm những câu thơ này lúc nào? Khi 35 tên Bùi Chát kia ngủ yên, đi nhậu hay là ở giây phút nghiêm chỉnh quỳ gối dưới thánh giá Giê Su đóng đinh khổ nạn? Tôi biết thời gian ấy Bùi Chát đã nghe tin nhiều anh em bằng hữu bị bắt; Lúc đấy Bùi Chát đang có nhiều con mắt bám sâu vào gáy ngày và đêm; Lúc đấy Bùi Chát cầm một tập giấy vụn thơ tìm vỉa hè in ấn; Lúc đấy Bùi Chát nhiều lần được những người anh em mời đi uống cà phê. Những câu thơ của Bùi Chát được viết ở giai đoạn này nhưng tôi nghĩ đã tiềm ẩn đâu đó, từ lúc:


    Chẳng còn nhiều người thức đợi ngày mai. Ai đó thi thoảng thắp lên ngọn đèn. Để xua đuổi tai ương. Đáp lại những câu thơ dài tuyệt vọng. Em đã đến cạnh tôi nguyện ước. Vòm đêm không chút dấu hiệu thay đổi. Ngồi một mình. Em nói như mưa. Chúng ta bay đến lúc hết hơi. Thì tại sao chúng ta không lên giường. Để đào những cái mương. Giữ mãi lời thề xưa. Một hôm nào đó thức dậy, em đã bay đi theo Gióng, chẳng ngại ngần. Tôi chiêm bao thấy đứa con sắp lọt lòng của tôi nhắn nhủ. Tổ quốc ta như một con mèo. Tiếng chào đời con gọi meo meo. Này các đồng nghiệp, những người bạn hữu, chúng ta vẫn là những nhà sản xuất? sao không bày bán sản phẩm của mình!!!.


    Có thể từ lúc sau một đêm nôn mửa thốc tháo, thoát khỏi cơn sình bụng kéo dài 30 năm tuổi, thấy rõ cộng sản là cái quái gì cóc cần biết, nhưng chắc chắn…

    Sau cộng sản là sự sống chồng sự sống
    Sau cộng sản là ngày dài vô tư không ngã rẽ
    Sau cộng sản là ngẩng cao đầu
    Sau cộng sản đi không trở lại
    Sau cộng sản có người buồn bã không định hướng
    Sau cộng sản là định mệnh
    Sau cộng sản tạm thời chưa ai rõ
    Sau cộng sản là cộng trừ nhân chia nhiều cấp độ
    Sau cộng sản là em yêu tôi đâu cần chứng
    Sau cộng sản là nhà xuất bản Giấy vụn quang vinh mười lăm năm
    Sau cộng sản là niềm tin ơi chào mi
    Sau cộng sản ánh sáng cởi mở
    Khi đó chúng ta thoải mái làm người

    *


    Bài thơ một vần, trong cái hình bìa chồng xếp 36 khuôn mặt giống nhau, hiện hữu một Bùi Chát nhìn về phương tây, bước tới hướng trái, đi đến sự thật. Thoải mái làm người.


    Bài thơ một vần. Một con người ngược hướng chung lề thói. Một chọn lựa. Chọn một niềm đau. Mỗi ngày. Để sẻ chia với thế giới. Dân tộc này. Chọn một niềm tin. Mỗi ngày. Để có mặt trên trái đất. Lãnh thổ này. Chọn một cái chết. Mỗi ngày. Trong con mắt chế độ. Để được tự do.


    Tập thơ của Bùi Chát, trong cảm nhận riêng tôi, không là một lời tuyên ngôn gởi đến nhân dân, chính phủ, nhân loại, cuộc đời… Đấy là thái độ riêng của một người khi đối diện với cuộc chiến không ngừng nghỉ của bản ngả. Quyết định đã có, trong tay là một mớ giấy vụn và con cóc báo hiệu cơn mưa sắp đến. Đủ để nhập cuộc. Đủ để có được sự hiện hữu ý nghĩa trên trái đất này.


    Anh chị em hãy nhớ
    Chúng ta có mặt nơi đây không phải để khóc
    Không phải để cân nhắc
    Im lặng
    Rồi quay đầu
    Chúng ta ở đây để sống
    Để thể hiện bổn tánh chúng ta
    Đâu nhất thiết phải quan tâm
    Nhắc nhở lời đe dọa
    Bởi, với chúng ta
    Sợ hãi – không bao giờ là mục đích



    Cuộc chiến đấu giữa phải và trái, chính và tà sẽ chấm dứt bằng một cuộc đổi đời với rừng người vượt đèn đỏ. Nhưng nó phải được khởi đầu từ mỗi con người. Con người nhìn thẳng vào nhiều khuôn mặt đang sợ hãi của chính mình để sau đó quay mặt đối đầu với chiều gió. Những con người đó, Bùi Chát là một.



    [​IMG]
    Nhắm chặt mắt
    Hãy bước
    Trên lãnh địa này
    Sự sống, giữa cái chết
    Mọi vật tồn tại
    Là nỗi sợ
    Bước thấy sự thật
    Để biết mình có đôi chân
    Thôi
    Đi


    *


    Chúng ta tồn tại trong sự lưỡng lự của họ.


    Hay chúng ta tự hủy diệt trong sự lưỡng lự của chúng ta?




    [​IMG]
    Vũ Đông Hà (danlambao)
    danlambaovn.blogspot.com


    Ghi chú:


    Tất cả những chữ nghiêng là trích dẫn từ tập thơ Bài thơ một vần của Bùi Chát. Để biết câu nào thuộc bài nào xin mời các bạn tìm đọc Bài thơ một vần. Xin lưu ý, nhà xuất bản Giấy Vụn di động qua các vỉa hè thành phố, nơi không gần các cột đèn đỏ.

    http://danlambaovn.blogspot.com/2011/11/bui-chat-mot-van-va-mot-nguoi-giua-am.html

     
  3. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Nhà thơ Bùi Chát nhận Giải thưởng quốc tế 'Quyền Tự Do Xuất Bản'

    Thứ Tư, 27 tháng 4 2011

    Nhà thơ Bùi Chát nhận Giải thưởng quốc tế 'Quyền Tự Do Xuất Bản'

    [​IMG]
    Nhà thơ Bùi Chát


    Giải thưởng mang tên “Quyền Tự Do Xuất Bản” của Hiệp hội Các nhà xuất bản Quốc tế (IPA) năm nay vừa được trao cho nhà thơ trẻ Bùi Chát của Việt Nam tại Hội chợ Sách Quốc tế lần thứ 37 được tổ chức ở thủ đô Argentina.

    Bùi Chát tên thật là Bùi Quang Viên, sinh năm 1979, là một thành viên trong phong trào thơ chui có tên gọi “Mở Miệng” và cũng là một nhà xuất bản chui tại Việt Nam, tức nằm ngoài sự kiểm duyệt của nhà nước.

    Theo tờ Publishers Weekly xuất bản ở Mỹ, nhà thơ Bùi Chát đã thành lập Nhà xuất bản Giấy Vụn, chuyên phát hành các tác phẩm thơ văn chui không đi theo lề phải như quy định của nhà nước, và tạo ra một phong trào xuất bản độc lập tại Việt Nam.

    Nhà xuất bản Giấy Vụn của Bùi Chát đã in ấn các tác phẩm của những tác giả và sử gia bị cấm tại Việt Nam.

    Phát biểu với VOA Việt Ngữ, ông Alexis Krikorian thuộc Hiệp hội Các nhà xuất bản Quốc tế IPA cho biết:

    “Giải thưởng này nhằm vinh danh những nhà xuất bản can đảm trên thế giới và chúng ta nên vinh danh những người can đảm. Vì vậy, sau một quá trình tuyển lựa gắt gao, chúng tôi đã quyết định trao cho Bùi Chát giải thưởng “Quyền tự do xuất bản” của IPA năm nay.”

    Nhà thơ Bùi Chát nói ông hy vọng giải thưởng này sẽ thúc đẩy sự phát triển của phong trào xuất bản độc lập và xã hội dân sự tại Việt Nam.

    Các thành viên trong phong trào thơ chui và hội viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do tại Việt Nam thường xuyên gặp rắc rối với chính quyền, tiêu biểu trong số này là nhà thơ Bùi Chát, nhà thơ Lý Đợi, blogger Điếu Cày và blogger Anh Ba Sài Gòn.

    Nguồn: International Publishers Association Press Release, Publishers Weekly, IPA


    Tin liên hệ

    VOA

    [YOUTUBE]jRL3599UKOI[/YOUTUBE]​
     
  4. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Bùi Chát: Họ lấy tôi để đe dọa giới cầm bút

    Bùi Chát: Họ lấy tôi để đe dọa giới cầm bút

    Mặc Lâm, biên tập viên RFA

    2011-05-08

    Nhà thơ Bùi Chát, sau khi nhận giải thưởng Tự do Xuất bản ở Argentina trở về đã bị cơ quan chức năng tại thành phố HCM kiểm tra ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất, đưa về khám xét nhà và bắt đi với danh nghĩa điều tra.
    [​IMG] Photo courtesy of Danlambao
    Ông Bùi Chát tại lễ nhận giải thưởng Tự do Xuất bản do Hiệp hội Các nhà Xuất bản Quốc tế trao ở thủ đô Buenos Aires.

    Sau hai lần mời làm việc hiện nay nhà thơ Bùi Chát đã trở về nhà riêng tuy nhiên vẫn chưa chắc chắn rằng Công an có còn tiếp tục mời ông làm việc nữa hay không.
    Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với ông để biết thêm những gì do ông kể lại trong những ngày vừa qua mời quý vị theo dõi.

    Mặc Lâm: Xin chào nhà thơ Bùi Chát, trước tiên xin chia vui với ông vì đã được trở về nhà, kế nữa nếu không có gì trở ngại xin ông cho biết một ít chi tiết về lần gặp công an gần đây nhất thưa ông?

    Bùi Chát: Họ nói họ sẽ liên lạc lại hoặc sẽ gửi thư mời trước khi làm việc một ngày.

    [​IMG]
    Tin Bùi Chát nhận giải trên báo chí nước ngoài. Photo courtesy of Danlambao.

    Mặc Lâm: Vâng, từ khi họ thả ông ra sau lần bắt giữ 72 tiếng tại phi trường thì họ còn triệu tập ông làm việc bao nhiêu lần nữa?
    Bùi Chát: Từ đó đến nay là hai lần, một lần họ yêu cầu tôi phải ký vào những gì in ra từ trong cái laptop cũng như những giấy tờ bị thu giữ tại nhà mà họ thu hôm lần đến xét nhà và tôi đã ký vào những tài liệu của tôi.

    Lần thứ hai thì họ làm việc về nội dung nhà xuất bản Giấy Vụn cũng như các tài liệu có liên quan đến nó.

    Mặc Lâm: Chắc ông cũng biết là sau khi ông bị bắt thì phản ứng của dư luận quốc tế rất gay gắt và đích thân ông chủ tịch IPA cũng như nhiều tổ chức báo chí quốc tế đã gửi thư trực tiếp can thiệp đòi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do vĩnh viễn cũng như bằng khen từ IPA cho nhà xuất bản Giấy Vụn.

    Riêng với các ngòi bút hải ngoại cũng đang ký kiến nghị qua hai website là Tiền Vệ và Da Màu nhằm đòi hỏi trả tự do vĩnh viễn cho ông. Ông có cảm tưởng như thế nào trước những phản ứng này?

    Bùi Chát: Vâng tôi thấy đây là việc làm hết sức có ý nghĩa không chỉ cho cá nhân tôi mà cho tất cả nghệ sĩ đang sống ở Việt Nam. Môi trường quá khó khăn để bày tỏ quan niệm sáng tác cũng như những quan niệm khác về tự do của mình. Tôi thấy cái việc đấy của mọi người hoàn toàn đứng đắn tôi luôn luôn ủng hộ và anh em văn nghệ Sài Gòn cũng ủng hộ những việc làm này.

    Đe dọa giới cầm bút


    [​IMG]
    Từ trái sang: Giám đốc IPA Youngsuk “Y.S.” Chi, Thị trưởng Mauricio Macri, và Bùi Chát tại lễ trao giải Tự Do Xuất Bản năm 2011 ở Buenos Aires hôm 25-4-2011. Courtesy tạp chí Da Màu.

    Mặc Lâm: Xin được phép quay lại những gì xảy ra tại phi trường Tân Sơn Nhất khi ông vừa từ Argentina quay về Việt Nam; xin ông cho biết những gì đã xảy ra vào hôm ấy, khi cơ quan an ninh tạm giữ ông thì lý do họ đưa ra là gì?
    Bùi Chát: Thật ra khi mà làm việc thì họ chưa có lý do gì cả, họ chỉ giữ tôi ở lại đó thôi. Mãi đến hôm sau họ mới lập biên bản tức là khoảng gần 24 tiếng sau thì họ mới bắt tay vào lập biên bản tạm giữ những quyển sách của tôi mang về cũng như cái bằng IPA. Trong quá trình hai mươi mấy tiếng đó thì họ ngồi làm việc nói này nói kia thôi chứ không đưa ra một lý do gì cả.

    Mặc Lâm: Khi nói chuyện với ông có cho thấy là họ chú trọng vào chuyện gì nhất, tự thân nhà xuất bản Giấy Vụn hay nội dung giải thưởng mà ông vừa nhận?

    Bùi Chát: Cũng có những lúc họ nói chuyện bình thường, có những lúc họ lấy danh nghĩa công an hải quan, công an cửa khẩu họ làm việc vì trong hành lý của tôi họ phát hiện bằng khen của IPA, một Kim Tự Điển, 22 tập thơ Bài Thơ Một Vần của tôi và 27 tập thơ của Lý Đợi. Họ cho rằng đây là những thứ không được phép của nhà nước khi nhập vào Việt Nam.

    Mặc Lâm: Cảm giác của ông ra sao khi vừa nhận một giải thưởng quan trọng của quốc tế nhưng khi trở về quê hương mình lại bị tịch thu và đe dọa liên tiếp trong nhiều ngày và chưa chắc gì trong những ngày tới được yên ổn để sáng tác?

    Bùi Chát: Tôi có cảm giác thật sự mình rất buồn vì những việc làm của mình rất là bình thường, chỉ cố gắng bày tỏ những quyền đã được thừa nhận trong hiến pháp cũng như khi Việt Nam tham gia những công ước quốc tế thì đều ghi nhận những quyền đó.
    Thông qua những việc làm của họ thì giống như họ lấy tôi để đe dọa giới cầm bút và cái việc làm đấy họ có thể xử lý kiểu khác.
    Nhà thơ Bùi Chát
    Tôi nghĩ tôi chỉ là một công dân bình thường thể hiện những chuyện đấy mà họ lại lấy nhiều lý do để ngăn chận lại, thậm chí mang tính chất đe dọa. Thông qua những việc làm của họ thì giống như họ lấy tôi để đe dọa giới cầm bút và cái việc làm đấy họ có thể xử lý kiểu khác.

    Tôi cho rằng đây là một việc làm hết sức nguy hiểm cho hình ảnh Việt Nam đối với thế giới và cũng rất nguy hiểm cho sự tiến bộ mọi mặt tại Việt Nam.

    Mặc Lâm: Tôi có một câu hỏi hơi tế nhị nhưng phát xuất từ việc lo lắng cho sự an toàn của cá nhân ông đối với chính quyền, liệu ông có cảm thấy trở ngại khi cuộc phỏng vấn này được công bố rộng rãi cho đồng bào trong cũng như ngoài nước nghe hay không?

    Bùi Chát: Tôi nghĩ rằng đây là những quan điểm, những suy nghĩ của tôi sau sự kiện này. Bây giờ cũng như trước đó đã thể hiện một cách rất rõ ràng. Tôi nghĩ rằng nếu có khó khăn gì sau cuộc phỏng vấn này thì mình cũng phải chịu nhưng tiếng nói của mình lại được thể hiện ra. Nhân đây cũng xin cám ơn RFA cũng như mọi thính giả khắp nơi.

    Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà thơ Bùi Chát đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn đặc biệt này.

    RFA

     
  5. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:

    [​IMG]
    [FONT=arial, helvetica]Hình bìa tập thơ "Bài thơ một vần"[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica]
    [/FONT]​
    [FONT=arial,helvetica]Bùi Chát làm giật mình nhiều người. Sau nhiều ngày tháng an ninh mật vụ giả dạng thành xe ôm, thành người đi đường... lẽo đẽo theo Chát suốt cả tháng trời, rốt cuộc, giữa đống bầy nhấy đó, Chát viết một mạch những bài thơ, mà tôi gọi theo cảm giác của mình là đọc xong ứa máu.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica]Đó lại là một ấn phẩm đẹp, trang trọng bất ngờ của Nhà xuất bản Giấy Vụn - một nhà xuất bản được công an văn hóa PA25 trân trọng thông báo rằng nếu Chát tiếp tục xuất bản, sẽ có thể phạm vào luật hình sự, luật xuất bản... nói chung là khoảng 88 tội.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica]Chát xuất hiện một cách mạnh mẽ và đầy ý thức của một công dân tự do toàn hảo không hề vướng mắc một thứ giáo điều hay lý thuyết nhồi sọ nào.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica]Đọc Bùi Chát mà bồi hồi. Nở một nụ cười, buồn bã và kiêu hãnh.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica]
    [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica]Tuấn Khanh[/FONT]
    [FONT=arial,helvetica]----------------------------------------------------------------------[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica]
    [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica]
    [/FONT]
    Ai?


    Tôi gặp gỡ những người cộng sản
    Những người anh em của chúng tôi
    Những người làm chúng tôi mất đi ký ức
    Mất đi tiếng nói bản thân
    Mất đi những cái thuộc về giá trị
    Chúng tôi còn sở hữu duy nhất một điều
    Nỗi sợ


    Tôi trò chuyện với những người cộng sản
    Những người anh em
    Những người muốn chăn dắt chúng tôi
    Luôn biến chúng tôi thành đồ hộp
    Hy vọng chúng tôi đời đời biết ơn


    Những người cộng sản
    Anh em chúng tôi


    Chưa bao giờ thấy họ tự hỏi
    Trong ngồi nhà đen đủi này
    Ai muốn thừa kế di sản của họ?


    Cũng như em, tôi không hát một mình


    Dưới lớp da nạm vàng
    Có thể gãi thứ mình muốn ngứa?


    Tôi đâu biết đêm dài quá vậy
    Chẳng còn nhiều người thức đợi ngày mai
    Ai đó thì thoảng thắp lên ngọn đèn
    để xua đuổi tai ương


    Đáp lại những câu thời dài tuyệt vọng
    Em đã đến cạnh tôi nguyện ước
    Vòm đêm không chút dấu hiệu thay đổi
    Chúng ta bay đến lúc hết hơi


    Sống


    Chọn một niềm đau. Mỗi ngày
    Để sẻ chia với thế giới
    Dân tộc này


    Chọn một niềm tin. Mỗi ngày
    Để có mặt trên trái đất
    Lãnh thổ này


    Chọn một cái chết. Mỗi ngày
    Trong con mắt chế độ


    Để được tự do


    Không thế khác


    Những người anh em
    Đã phản bội chúng tôi
    Đã nén chúng tôi vào ngục
    Đã nhuộm đỏ màu da chúng tôi
    Đã hy sinh mạng sống chúng tôi
    Cho những giấc mơ ngột hứng của họ

    Những người anh em
    Vẫn lừa lọc chúng tôi
    Vẫn tước đoạt ánh sáng, giọng nói chúng tôi
    Vẫn dọa chúng tôi
    Bằng súng và thực phẩm

    Ngoài sức tưởng tượng của họ
    Chúng tôi
    Dưới bầu trời đen thẳm
    Từng ngày từng ngày
    Không lúc nào ngơi nghỉ
    Việc nghĩ đến họ

    Cầu
    Nguyện

    [FONT=arial, helvetica]----------------------------------------------------------------------------------------------[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica]Đôi dòng về tác giả: Bùi Chát tên thật là Bùi Quang Viễn, sinh ngày 22.10.1979 tại Hố Nai, Biên Hòa - Đồng Nai, trong một gia đình công giáo gốc di cư. Tốp nghiệp ngành Văn học, khoa Ngữ văn - Báo chí, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tp HCM năm 2001. Từ đó sống ở Sài Gòn.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica] [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica]Là nghệ sĩ tự do và hoạt động xuất bản độc lập, năm 2001 cùng Lý Đợi thành lập nhóm Mở Miệng. Là người đặt tên “Mở Miệng” cho nhóm, là thành viên trụ cột của nhóm, là người đề xướng các khái niệm “thơ rác”, “thơ nghĩa địa”… là người sáng lập Giấy Vụn - nhà xuất bản chuyên in ấn và phát hành tác phẩm của các nhà thơ vỉa hè dưới hình thức photocopy, vượt qua sự kiểm duyệt của chính quyền.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica]
    [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica]Nguồn: [FONT=Arial,sans-serif]http://nhacsituankhanh.multiply.com/journal/item/53/53[/FONT][/FONT]

    ...............................................................

    Kinh tế thị trường


    Tháo bỏ các bảng hiệu quảng cáo
    Đường Nguyễn Tất Thành dẫn vào thành phố
    Nơi giấc mơ đang được đóng gói
    Từ những dây chuyền


    Chủ nghĩa xã hội
    Sản phẩm của hoang tưởng
    Được tiếp thị bằng máu
    Cùng thời gian tiến hóa một chủng tộc
    ................................................


    Này các đồng nghiệp, những người bạn hữu
    Chúng ta vẫn là những nhà sản xuất ?
    Sao không bày bán sản phẩm của mình !!!


    Bài thơ một vần


    Màu đỏ
    Như loài cỏ

    Ngỡ là chuyện nhỏ
    Nên không ai dọn bỏ

    [​IMG]


    Nhà thơ Uyên Vũ, nhà thơ Phan Bá Thọ, nhà thơ Bùi Chát, nhà văn Vương Văn Quang​


    [​IMG]
    Thiên Sầu, Vương Văn Quang, Anhbasg, Bùi Chát

     
  6. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Nhà thơ Bùi Chát

    Nhà thơ Bùi Chát



    [​IMG]

    SÀI GÒN (NV) - Từ Argentina về lại Việt Nam sau khi nhận giải thưởng Quyền Tự Do Xuất Bản, nhà thơ Bùi Chát bị giữ lại ở phi trường Tân Sơn Nhất và bị đưa về đồn công an, theo tin từ bạn bè của nhà thơ.


    Với danh hiệu “nhà xuất bản Giấy Vụn,” Bùi Chát và các nhà thơ “chui” tự in các tác phẩm bị cấm, tránh né sự kiểm duyệt của chính quyền.

    [​IMG]
    Bùi Chát khi nhận giải ở Argentina

    Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế (IPA), nhân Hội Chợ Sách Quốc Tế lần thứ 37, tổ chức tại Buenos Aires, trao giải thưởng Quyền Tự Do Xuất Bản cho Bùi Chát hôm 25 tháng 4.

    Bùi Chát về đến Tân Sơn Nhất khoảng 7 giờ chiều 30 tháng 4 thì bị công an cửa khẩu giữ lại và lập biên bản. Lý do được đưa ra là vì trong hành lý của Bùi Chát có một số sách của Bùi Chát và Lý Ðợi cũng như một tự điển điện tử Kim từ điển. Lý Ðợi cũng là một nhà thơ ngoài luồng với tác phẩm xuất bản qua nhà xuất bản Giấy Vụn.

    [​IMG]
    Bùi Chát tên thật là Bùi Quang Viên, sinh năm 1979 ở Biên Hòa và cư ngụ ở Sài Gòn. Ðây không phải là lần đầu tiên Bùi Chát bị bắt. Là một thành viên của nhóm Mở Miệng, gồm những nhà thơ “ngoài luồng,” Bùi Chát và nhà thơ Lý Ðợi bị bắt giam hai ngày về tội phát tờ rơi tại một buổi đọc thơ bị công an bắt giải tán.

    Ngoài Bùi Chát và Lý Ðợi, nhiều nhà thơ “chui” khác vẫn liên tiếp bị công an sách nhiễu, bị mất việc, bị thường xuyên gọi lên làm việc, như Nguyễn Quốc Chánh, Uyên Vũ.

    [​IMG]

    Nhà thơ Bùi Chát và ‘Bài Thơ Một Vần’
    LTS. Hôm 26 tháng 4, nhà thơ Bùi Chát được Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế (IPA) trao giải Quyền Tự Do Xuất Bản, nhân dịp Hội Sách Quốc Tế lần thứ 37, năm nay tổ chức tại Buenos Aires. Nhà thơ Bùi Chát, 32 tuổi, là người sáng lập nhà xuất bản Giấy Vụn để đăng thơ ngoài luồng, thơ không qua kiểm duyệt, tại Việt Nam . Nhân dịp này, báo Người Việt giới thiệu bài viết của phóng viên Mặc Lâm đài RFA về nhà thơ Bùi Chát, đăng ngày 17 tháng 10 năm 2009

    [​IMG]
    Bìa cuốn “Bài thơ một vần” của Bùi Chát, được in
    bằng photocopy tại Việt Nam không qua kiểm duyệt
    Nhà thơ Bùi Chát sau nhiều tháng vắng mặt trên các diễn đàn văn nghệ trong và ngoài nước, nay đã xuất hiện trở lại với tác phẩm mới mang tựa “Bài Thơ Một Vần.”

    Tác phẩm này được photocopy và thông tin trên trang đầu tiên của tác phẩm cho biết thì “Bài Thơ Một Vần” được in xong vào quý 3 năm 2009. “Bài Thơ Một Vần” được nhà xuất bản Giấy Vụn xuất bản, tập hợp 26 bài thơ tự do. Ngoài phần Việt ngữ, những bài thơ này được Lê Ðình Nhất Lang dịch sang Anh ngữ.



    Nhà thơ trẻ Bùi Chát tên thật là Bùi Quang Viễn sinh năm 1979 tại Hố Nai, Biên Hòa trong một gia đình Công Giáo gốc di cư. Anh tốt nghiệp ngành Văn Học, khoa Ngữ Văn-Báo Chí, Ðại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP HCM năm 2001. Từ đó sống ở Sài Gòn.



    Năm 2001 anh cùng với Lý Ðợi thành lập nhóm Mở Miệng. Anh cũng là người đề xướng các khái niệm “thơ rác,” “thơ nghĩa địa,” và là người sáng lập Giấy Vụn - nhà xuất bản chuyên in ấn và phát hành tác phẩm của các nhà thơ vỉa hè dưới hình thức photocopy, vượt qua sự kiểm duyệt của chính quyền.

    Những tác phẩm của hai tác giả trẻ Lý Ðợi và Bùi Chát qua nhà xuất bản Giấy Vụn thường là những thử nghiệm mới, những bức phá cũng như các phản kháng về nhiều vấn đề khiến không một nhà xuất bản bình thường nào có thể đảm đương cho việc in ấn và phát hành. Phương tiện loan truyền tác phẩm của Giấy Vụn là Internet và được rất nhiều trang mạng văn học chú ý đến hoạt động của nó như một loại hình vừa có thể chuyển tải các tác phẩm đến người đọc có chọn lọc, vừa gợi lên được ý tưởng độc lập, không thỏa hiệp cần có của nhà văn.



    [​IMG]
    Những câu thơ ám ảnh

    “Bài Thơ Một Vần” là tác phẩm mới nhất của Bùi Chát, nó xuất hiện trong bối cảnh khá khó khăn hiện nay đối với những văn nghệ sĩ từng có vấn đề nhạy cảm với nhà cầm quyền. Bùi Chát tung tập thơ này ra như tuyên ngôn của một người trẻ cầm bút. Trực tiếp đặt vấn đề đến những va vấp của hệ thống. Và trong bước đi chập choạng của lịch sử, Bùi Chát ghi nhận những ám ảnh của anh về một câu thơ mà cả dân tộc không ai không biết:

    Ri, tôi

    Rồi tôi nhận ra tiếng nói từ bầy súc vật
    Mơ hành vi của những con người Tổ quốc!
    Chúng ta vĩnh viễn không được tự ruồng bỏ
    Bởi suy nghĩ hẹp hòi của chúng ta
    Thế giới cũng vút lên bằng bước chân mòn
    Với một niềm tin ở dưới gót
    Tôi chiêm bao thấy đứa con sắp lọt lòng của tôi nhắn nhủ
    Tổ quốc ta như một con mèo [1]
    Tiếng chào đời con gọi meo meo [2]


    Gợi nhớ:
    [1] Tổ quốc ta như một con tàu (Xuân Diệu)
    [2] Tiếng chào đời con gọi Xít-ta-lin (Tố Hữu)


    Trong bài thơ mang tựa “Rồi, tôi” có một điều gì đấy khiến ký ức của không ít người trong chúng ta quặn đau. Cúi gập người xuống trước một ám ảnh khó giải thích, câu thơ của Tố Hữu vẫn dai dẳng đè nặng trái tim những người trẻ làm văn nghệ hôm nay và Bùi Chát cay đắng nhận ra rằng cả một thế hệ của anh đang chiêm bao những điều kỳ quặc nhất.

    Những chiêm bao mang dáng dấp Dali trong hội họa làm thời gian nhũn ra và lời thơ Bùi Chát vang đập trong con hẻm ký ức trở thành câu hỏi cho nhiều năm tháng về sau.

    Những người anh em cộng sản

    Bùi Chát đưa một giả định mình đang sống ở vòng ngoài của sinh hoạt đời sống để tự sự với những người cộng sản mà anh gọi là anh em. Những người anh em này phân phát những vật phẩm đặc biệt cho mọi người mà một trong những tặng vật không ai muốn nhận ấy là nỗi sợ. Sợ hãi trở thành vật sở hữu khi nó hòa vào cuộc sống hàng ngày không ngăn chận được. Sợ hãi như không khí, vô hình nhưng đầy quyền năng.

    [​IMG]
    Ai?

    Tôi gặp gỡ những người cộng sản
    Những người anh em của chúng tôi
    Những người làm chúng tôi mất đi kí ức
    Mất đi tiếng nói bản thân
    Mất đi những cái thuộc về giá trị
    Chúng tôi còn sở hữu duy nhất một điều


    Nỗi sợ

    Tôi trò chuyện với những người cộng sản
    Những người anh em
    Những người muốn chăn dắt chúng tôi
    Luôn biến chúng tôi thành đồ hộp
    Hy vọng chúng tôi đời đời biết ơn
    Những người cộng sản
    Anh em chúng tôi
    Chưa bao giờ thấy họ tự hỏi
    Trong ngôi nhà đen đủi này
    Ai muốn thừa kế di sản của họ?


    Những ngã tư tất bật cùng những tranh giành không sòng phẳng ám ảnh người trẻ hôm nay qua màu đỏ đặc trưng cũng là nỗi đau của Bùi Chát. Nhà thơ cay đắng chạm tay vào màu đỏ thay vì nồng nàn, đã trở thành thê thiết vì những độc đoán kỳ lạ mà anh và thế hệ anh đang gánh chịu,

    Ðèn đỏ

    Tôi đứng trước một ngã tư
    Ðèn đỏ ngăn tôi lại
    Những dòng người ra đi tất bật
    Gió mát sau lưng họ
    Chúng tôi, nhiều thế hệ
    Bị giữ lại bởi đèn đỏ
    Chúng tôi không cất bước được
    Chúng tôi không bay lên được
    Giao lộ ở khắp nơi
    Không ai có thể vượt qua màu đỏ
    Chúng tôi đứng trước ngã tư
    Nhiều thế hệ
    Chỉ một con đường đầy bụi đỏ trước mắt


    Chừng như vẫn bị ám bởi cái màu đỏ thê lương này, Bùi Chát viết tiếp, lần này với thứ ngôn ngữ của các blogger, nghịch ngợm nhưng cay chua và nhất là rất thật. Thật như đời đang tung tăng ngoài kia.

    Bài thơ một vần

    Màu đỏ
    Như loài cỏ
    Ngỡ là chuyện nhỏ
    Nên không ai dọn bỏ
    Chúng tôi luôn hốt hoảng nhưng biết làm thế nào!?
    Ðành bỏ ngỏ..!!!


    [​IMG]
    Mọi thứ đều phải xin phép

    Bùi Chát đùa nghịch với chữ nghĩa trong tâm thế của người mộng du. Anh cào cấu từng thớ thịt của thơ mình để chảy ra tiếng thơ sống sượng và nhức nhối của hiện trạng hôm nay khi mọi sự đều phải xin phép. Các thứ giấy phép vô hình này đè nặng tâm trí mọi người, mỗi người cần một thứ và Bùi Chát thì cần quá nhiều trong tất cả các loại giấy phép này, do đó những câu hỏi của anh chắc chắn sẽ rơi vào bóng đêm, vào dĩ vãng.

    Thói

    - Các ông cho chúng tôi được biết sự thật nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được ngủ với vợ/ chồng chúng tôi nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được thở nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được bình đẳng trước pháp luật nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được suy nghĩ khác với các ông nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được chống tham nhũng nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được tự do ngôn luận nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được lập hội vỉa hè nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được viết bài thơ này nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được ghét các ông chống đối các ông nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được tự do biểu tình nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được bầu cử tự do nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được bảo vệ tổ quốc nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được học ngoại ngữ nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa-Trường Sa nhé!


    Cứ như thế, những câu thơ như kinh nhật tụng, rơi vào đêm tối vô tận nhưng dư âm thì rất sâu và rất xa. Tiếng vọng của thơ hay của sự thật không thể rạch ròi nhưng âm sắc của lời kinh thì không thể nào chìm khuất.


    [​IMG]
    - Các ông cho chúng tôi được giỏi hơn các ông nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được đi chùa đi nhà thờ nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được đọc bản Tuyên ngôn nhân quyền nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được sở hữu mảnh đất tổ tiên chúng tôi để lại nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được tố cáo các ông nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được là người Việt Nam nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được giữ gìn truyền thống nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được yêu thêm gia đình bạn bè ngoài các ông nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được xây dựng đất nước nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được biết diện tích mặt đất và biển đảo của chúng tôi nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được biết tên của đất nước chúng tôi 20 năm nữa nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được không theo các ông nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được sống riêng tư không bị dòm ngó nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được đá đít các ông nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được yêu nước nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được đi bằng đôi chân của chúng tôi nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được xuất bản bài thơ này sau khi viết xong nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được chờ các ông đến bắt nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được từ chối các ông nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được ước gì chúng tôi chẳng ước điều gì nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được mưu cầu hạnh phúc và mưu cầu không hạnh phúc nhé!


    Niềm đau bất lực

    Và rồi trong cuối cùng của những suy tưởng văn nghệ, Bùi Chát tự nhận rằng cùng với bằng hữu của anh, tất cả chia sẻ sự cay đắng một cách cam chịu. Những khuôn mặt nghệ sĩ ngơ ngác ngồi bên nhau, cạnh các vỉa hè đen đủi, nhìn lại mình và phát hiện ra rằng sự bất lực không tên gọi vẫn tiếp tục đè nặng trên mỗi trái tim, trí não của họ. Bùi Chát đập ngực tự thú nhận nỗi bất lực không cần che dấu này của trí thức, và anh lái sang một nơi khu trú khác mang nhãn hiệu bạn bè văn nghệ. Có phải những trí thức văn nghệ này cùng chia sẻ niềm đau với anh như chia sẻ từng ly cà phê dưới những quán cà phê cùng mang tên vỉa hè?

    Khó thấy

    Sự phát triển của nghệ thuật
    Có thể kết liễu một chế độ độc tài
    Bao nhiêu người đã nói
    Những điều tương tự như vậy
    Các nghệ sĩ nhậu ở vỉa hè
    Kể về tính nước đôi
    Cây kim giấu trong bọc vải
    Lâu ngày cũng thành thơ


    Chúng ta

    Những cư dân không được đón chào
    Gió chiều nào
    Ta tào lao chiều ấy


    Ðộc giả yêu quí
    Ðọc những dòng này
    Xin quí vị nhớ một điều
    Tất cả những gì tôi viết là của quí vị
    Của người thân, tổ chức, và bạn bè quí vị...
    Bằng chứng là. Lúc này
    Khi quí vị bỏ thời gian, công sức, và nhiều thứ nữa... Ðể đọc
    Tôi đâu ở cạnh mà thực sự biết
    Chúng nhạt nhẽo và ngớ ngẩn đến nhường nào


    Nhà thơ Bùi Chát vẫn đang sống tại Việt Nam . Không biết sau khi tác phẩm “Bài Thơ Một Vần” chính thức phát hành trên mạng thì số phận của nhà thơ ra sao, nhưng chắc một điều là anh thỏa nguyện lắm. Hai mươi sáu bài thơ cùng với quá nhiều tâm trạng dù sao cũng đã được dàn trải và trong những ngữ nghĩa được gọi là thơ ấy đã tròn trịa những suy nghĩ của anh trong những ngày tháng bước qua lứa tuổi 30, lứa tuổi của khát sống và thèm tự do mãnh liệt nhất của cả một đời người.

    Mặc Lâm.
    RFA
     

Chia sẻ trang này

Share