Bình Giảng Ý Nghĩa Bài Thơ “ Linh Hồn Hung Tợn“phần 9

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Lu Hà, Thg 12 25, 2016.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Bài thơ “Linh Hồn Hung Tợn“ lần đầu tiên được Thu Hà diễn ngâm rất xuất sắc theo đúng tâm trạng cảnh giới của tôi đã thoát xác làm một Đinh Hùng thứ hai từ “Bài Ca Man Rợ“. Đinh Hùng viết theo thể thơ mới 8 chữ nối vần lưng theo nhịp đổi thanh dài 14 khổ. Còn tôi không họa theo vần mà chuyển thể, chuyển dịch sang thể thơ song thất lục bát cổ truyền. Chắc chắn tạo ra hai thái cực âm điệu khác nhau. Tí nữa tôi sẽ nghe băng clip Thu Hà diễn ngâm bài thơ “ Bài Ca Man Rợ“. Cả tôi và Đinh Hùng hoàn toàn lạc vào thế giới của ma qủy với người cõi âm giống như các nhà ngoại cảm.
    Đây là tư tưởng của cố thi sĩ Đinh Hùng. Lu Hà tôi là kẻ hậu nhân hứng lên thì chuyển thể dịch sang song thất lục bát thôi.

    Tiện thể muốn nghiên cứu thêm ngày xưa người ta sống ra sao?

    Thật ra theo tôi là một tư tưởng quái dị, ly kỳ, nhưng đọc kỹ cũng thấy tính bi hài, tình thương yêu ẩn náu, chan chứa thiết tha hoang vu rùng rợn...

    Vậy để tri ân cô Thu Hà ngâm thơ, và muốn để cho các bạn trẻ các nhà tâm lý, bác sĩ thần kinh, các nhà phân tâm học một kỷ niệm văn học. Tôi sẽ bình giảng bài“ Linh Hồn Hung Tợn“ của tôi. Còn bài thơ: “ Bài Ca Man Rợ“ sẽ dành cho các nhà bình thơ nặng ký giàu trí tuởng tượng Việt Nam. Xin nhắc lại tôi chỉ làm công việc giải nghĩa từng câu chữ, chứ không phải bình thơ đâu nhé. Các bạn trẻ yêu thơ Việt Nam, chớ nên hấp tấp về về những khái niệm thuật ngữ hao hao giống nhau mà nhầm lẫn cả thiện chí của tôi.

    “Linh Hồn Hung Tợn“ thật ra có hung tợn doạ nạt làm chết ai không hay chỉ do tác gỉa tự thôi miên thoát xác mà lạc vào thế giới vô thức kỳ ảo?

    Sigmund Freud (1856 - 1939) là người khởi xướng và đặt nền móng cho Phân tâm học. Cách tiếp cận này cho rằng nhân cách của mỗi cá nhân được hình thành từ năng lực của mỗi cá nhân và những trải nghiệm từ thời thơ ấu, từ trong quá khứ. Freud là theo khuynh hướng sinh học, bản năng và động cơ vô thức. Trong khi theo Phân tâm học mới hiện nay lại nhấn mạnh tới yếu tố văn hóa, xã hội và sự phát triển của ý thức, của việc cá nhân hóa cái tôi.

    Đinh Hùng chắc chắn cái di ảnh quá của khứ đè nặng trong tâm thức anh. Anh rất yêu một cô gái nào đó và cô mệnh yểu vội vã ra đi….? Freud cho rằng người ta có bản năng sống và bản năng chết. Bản năng sống: bao gồm những xung năng của một người như đói, khát và hoạt động tình dục. Hướng hành vi về những hoạt động tồn tại, tích cực. Bản năng chết: hướng hành vi đến sự phá hủy và tiêu diệt bản thân. Khi làm thơ thân chủ được khuyến khích biểu lộ, được tự do diễn đạt băng lời một cách tự nhiên những điều xảy ra trong quá khứ hay bất cứ điều gì xuất hiện trong tâm trí mà không cần sàng lọc, không sợ bi kiểm duyệt hay phán xét của trí tuệ tỉnh táo. Freud tin rằng giấc mơ là "con đường huy hoàng dẫn đến vô thức".

    Đinh Hùng là một tài năng thơ ca, hết lòng sống vì nghệ thuật. Như tôi và cô Thu Hà đây cũng vì nghệ thuật. Người thì làm thơ kẻ thì ngâm là do ý thích cá nhân, niềm vui hứng cảm chứ không phải vì ai hết, vì đồng tiền vì nhu cầu quần chúng, thị trường sân khấu, khen chê. Người ta thích hay không thích cái đó không quan trọng bằng mình thích. Nhiều kẻ xấu miệng vô học có thể bảo: chúng nó tự sướng tự khảng định mình về thơ và giọng ngâm của nó là xúc phạm đến quyền tự do cá nhân. Phật dạy: Nhựng con chó điên vô cớ cắn ta không lẽ tay quay trở lại cũng cắn cho nó một miếng? Vậy phớt lờ đi không thọ nhận thì tự nó cắn vào chân vào đuôi nó.

    Nếu bạn coi nghệ thuật là cái cần câu cơm...thì phải chiều theo thị hiếu của khách hàng để có tiền sài..Đó gọi là nghệ thuật vị nhân sinh vì cả hai bên cùng có lợi..

    Nếu bạn chỉ ngâm thơ hát hò làm thơ như bạn thích vì niềm vui trí tuệ cảm xúc chân thiện mỹ thì đó là nghệ thuật vị nghệ thuật...Bạn sẽ vô cùng chật vật về kinh tế, khốn khó vì niềm vui tình yêu nghệ thuật chân chính của mình


    Fran Schubert đã chết từ lâu mà đến bây giờ vẫn sau mấy trăm năm còn đại đa số người ta không thưởng thức nổi nhạc của ông ta...Ông ta chết trong khốn khó khi còn rất trẻ

    Về hội họa có Van God cũng cả mấy trăm năm rồi. Các tác phẩm hội họa của ông ta bây giờ có giá cả vài triệu đô một tấm…trong khi lúc ông còn sống thì chả ai mua vì trình độ người bấy giờ không đủ sức thưởng thức. Để đến nỗi ông ta tự bắn vào đầu mà chết khi tuổi còn rất trẻ.

    Theo tôi muốn thả hồn theo nghệ thuật chân chính…thì bạn nên kiếm một cái nghề nào đó rất thực tế để kiếm tiền cái đã. Cả cô Thu Hà nữa dù có ngâm thơ hay cũng không nên lấy đó làm nghề sinh nhai. Cô sẽ tự biến mình thành kẻ bán cháo phổi như Đàm Vĩnh Hưng, làm cái loa kèn, cái còi cho người ta thổi. Phải phụ thuộc vào đạo diễn nhạc công trăm thứ bà rằn làm mình mất tự do đi có khác chi lao nô, lao động làm thuê vì tiền Cát Xê mất đi cái vẻ đẹp của tâm hồn nghệ sĩ yêu tự do và những sáng tạo tinh thần. Cái gía trị tâm linh ở đây không phải giọng ngâm dở hay ngâm thơ hay là giọng chuông đồng chuông vàng khánh bạc mà cái chính biết sống vì nghệ thuật vì niềm vui cá nhân. Làm nô lệ cho niềm vui tập thể là nghệ thuât vị nhân sinh. Từ cái nghệ thuật vị nhân sinh này mà một thời khuynh đảo xã hội về văn thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa. Niềm vui cảm hứng cá nhân không được tôn trọng mà biến thơ văn thành công cụ chính trị. Cái dớp của tinh thần tập thể ngày nay vẫn còn rất nặng ta gọi là a dua là các fun. Chả hiểu quái gì nghệ thuật thấy người ta khen mình cũng khen.

    Vậy, cô cứ ngâm cho tâm hồn cô vui cho ý thích của mình, và tôi sẽ thưởng lãm viết bình giảng có phải hơn hàng vạn cái like vô duyên không? Theo tôi cô ngâm rất hay rất cảm xúc. Không phải là tung hứng vì cô ngâm thơ tôi. Có hay có làm tôi xúc động thì tôi mới làm hàng loạt thơ tri ân cảm tạ cô. Còn thiên hạ chê không hay thì ra chỗ khác chơi, tìm ai ngâm hay thì nghe. Mong họ đừng xúc phạm nói năng linh tinh làm tổn thương đến cô. Cô bực mình tự ái không ngâm nữa là thiệt cho cái nguồn cảm hứng thi ca của tôi là thiệt cho hậu thế mai sau. Đã không làm được việc gì có ích cho xã hội thì họ nên biết điều ngồi im cho người khác người ta làm.

    “Bạn với ánh trăng vàng cổ độ

    Âm hồn ta huyền ảo xa xưa

    Trở về phố chợ quê nhà

    Thiên nhiên huyền bí hoang sơ núi đồi...“

    Màu vàng là màu của cõi âm như suối vàng, hoa cúc vàng, trăng vàng …. Trăng cổ độ như trăng soi bến đò xưa. Cung oán ngâm khúc có câu:“ Cầu thệ thuỷ ngồi trơ cổ độ . Âm hồn tức hồn ma huyền ảo, nghe nói có khả năng đi xuyên qua tường. Hồn nhìn thấy người đang sống nhưng người sống lại không thấy được hồn ma. Hồn tìm lại những kỷ niệm dấu vết xa xưa, cả một vùng đồi núi hoang sơ heo hút, gió thổi mây bay, cỏ sương lãng đãng…


    “Lá cỏ sắc vương đầy tóc rối

    Giọt sương rơi le lói hương rừng

    Khói bay bàng bạc lưng trừng

    Hung thần cổ quái hình dung rụng rờn...“

    Hồn có thể nhìn thấy ma qủy như mình tất cả biến dạng không còn tao nhã thanh thoát như khi còn tại thế.


    “Ai cũng thấy chập chờn kinh hãi

    Dòng sông xanh cạnh núi biên thùy

    Châu thành quằn quại cơn say

    Hoa đồng cỏ nội đắng cay sụt sùi...“

    Một hình ảnh hoang vu rùng rộn tự khổ thơ đã diễn tả rồi. Một người có trí thông minh chỉ số I Q trung bình sẽ thấy bài thơ dễ hiểu.


    “Người và vật ngậm ngùi không nói

    Lảng tránh xa soi mói e dè

    Ngẩn ngơ nhìn bóng ngưạ xe

    Một thời chan chưá ê chề thê lương...“

    Một cảm xúc nuối tiếc xót xa bi thương hoài vọng ân hận của linh hồn. Bà huyện Thanh Quan có câu thơ hay:
    “Tạo hóa gây chi cuộc hí trường

    Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương

    Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,

    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương“

    “Ta xuất hiện nguyên lòng sơn dã

    Cảnh hãi hùng nhuộm máu tà dương

    Xót thương căm giận hung cuồng

    Tiếng gầm rung cả non sông đất trời...“

    Chốn sơn dã chỉ nơi rừng thắm tuyết dày, hang đá âm u đối lập với cảnh phố phường thành thị đông đúc. Linh hồn trần trụi bầy đàn thường là những người ngày xưa tạo nghiệp giống nhau, như thi sĩ đa tình, tao nhân mạc khách, đồ tể sát nhân, đầu trộm đuôi cướp v. v… Họ quây quần từng miền từng lãnh địa riêng. Thường là linh hồn hận đời chưa siêu thoát để đầu thai v. v….Với những thành phần giai cấp linh hồn như vậy di chuyển gầm rú rung động cả non sông đất trời…

    “Rồi lộng lộn vùng đi khắp xứ

    Hỡi chúng sinh thiên hạ qua đường

    Túm vai tìm ảnh mùi hương

    Bạc màu xiêm áo bi thương chán chường...“

    4 câu này dễ hiểu miễn giải thích


    “Trán bằng phẳng lưng còng ngơ ngáo

    Từng oai phong kiêu ngạo râu mày

    Ghì người nghẹt thở trong tay

    Quát luôn có phải chính mày bạn tao?“

    Những linh hồn này đã xuống cấp tàn lụi, tiều tụy có thể ngày xưa anh từng là lãnh tụ, thủ tướng, bộ trưởng, đại gia, văn nhân trí gỉa, nông dân, công nhân, xích lô ba gác, ăn mày ăn xin v. v… Bây giờ hòa cả làng chả ai hơn ai đều là một đám trán bằng lưng còng chân ống điếu bụng ỏng cả.


    “Kẻ lơ láo tội đồ xứ lạ

    Mất tinh thần từ thuở xa xôi

    Các ngươi vong bản hết rồi

    Còn đâu nhân tính bồi hồi ngẩn ngơ...“

    4 câu này ám chỉ quân đội đánh thuê xâm lăng cưỡng chiếm hay tụi Việt gian Hán gian bán rẻ tổ quốc cho ngoại bang.


    “Ta bỡ ngỡ tình sầu thương nhớ

    Đi tìm người thiếu nữ năm xưa

    Không mong ta đến bất ngờ

    Nhìn vào đáy mắt mịt mờ xa xăm...“

    Còn linh hồn thi nhân thì tìm lại bóng dáng người yêu năm xưa. Có thể đã có chồng con hạnh phúc phúc ở một miền nào đó hay đã chết rồi và đã đầu thai…


    „Rồi rũ rượi xầm xầm điên đảo

    Nàng run lên khiếp sợ lùi xa

    Bổng nhiên cất tiếng kêu la

    Phút giây ngắn ngủi nhạt nhoà hồn ma...“

    Linh hồn gặp phải người con gái năm xưa hay ai đó giống người mình yêu. Tự bài thơ toát ra cái ý cần viết rồi. Câu chữ thật là dễ hiểu.


    “Ôi nhan sắc mặn mà chua chát

    Tan nát rồi tay sắt cuả ta

    Than ôi! ma quỷ trêu đuà

    Còn bao nhiêu mộng la đà em ơi!“

    Khố thơ tự nói tự diễn giải rồi. Tác gỉa chỉ chép lại cho mọi ngươi tự thưởng lãm


    “Trong nấm mộ còn gì em nhỉ

    Xác rưã ra cùng với cỏ hoa

    Đàn ông cho chí đàn bà

    Oai phong kiều diễm còn đâu mất rồi...“

    Xác rữa ra là sự thật hiển nhiên luật vô thường sinh hoại trụ diệt của cái thân tứ đại. Chỉ có linh hồn, giác linh là vĩnh cửu, một là nhập niết bàn hay là theo chu kỳ luân hồi.


    “Hồn lảo đảo sặc cười ngây ngất

    Ghì chặt nàng cho chết mê ly

    Xéo lên sông núi đô kỳ

    Đập tan thành quách ra tay phá tàn...“

    Bài thơ này cảm tác chuyển dịch từ thơ 8 chữ của Đinh Hùng vào tháng 2 năm 2012. Tính đến nay là 4 năm rồi. Cái anh song thất lục bát tôi đã viết điêu luyện hơn nhiều. Thơ về một linh hồn bất mãn nổi loạn vì một tình yêu không trọn vẹn. Đấy là ý tưởng của ông Đinh Hùng thôi đấy nhé. Chứ Lu Hà tôi mấy lần cưới vợ, thời trai trẻ hàng tá người yêu và cả ngay bây giờ trên facebook này tâm hồn lão phu vẫn cứ trẻ trung tươi mát với các cô kiều nữ và làm thơ.


    25.12.2016 Lu Hà









    138.jpg
     

Chia sẻ trang này

Share