Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 80

Thảo luận trong 'Lu Hà' bắt đầu bởi Lu Hà, Thg 11 23, 2019.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Tài Mệnh Tương Đố

    “Video 14“



    “Nay được gặp anh tài ngọc bội

    Phường kim môn chẳng hối tiếc gì

    Ngẫm đời như cánh chim di

    Làm sao tránh được vận thì chẳng tha“


    Kiều có ý than thở về số mệnh của mình. Đời người con gái phận mỏng cánh chuồn như hạt mưa sa, mười hai bến nước không biết trôi dạt vào bến nào? Kiều là một cô gái nhạy cảm dễ xúc động bi quan yếm thế nhưng nay được gặp Kim Trọng đã mãn nguyện rồi. Nàng coi Kim Trọng là bậc anh tài cái thế, trân châu ngọc bảo. Kim môn nghĩa là cửa vàng, chỉ nơi quyền quý. Kim môn cũng tức là Kim mã môn lấy từ điển tích: Hán Vũ Đế sử học sĩ đãi chiếu kim mã môn. Vua Hán Vũ Đế cho những người trực ở kim mã, để khi có điều gì thì vua han hỏi. Sau người ta lấy chữ kim mã, hay kim môn nói đến các bậc tao nhân mạc khách thông tuệ sử học văn chương uyên bác.


    “Sinh cho giải câú là huyền diệu.

    Xưa nay thiên định chịu ta nhiều

    Ví bằng tàn lụi bóng chiều

    Đá tan ngọc nát mà liều tấm thân“


    Giải cấu là cuộc gặp gỡ tình cờ như máy trời xếp đặt cứ đúng thời gian đó thì hai người hội ngộ trùng phùng như duyên tiền kiếp vậy. Cụ Nguyễn Du viết giải kết nghĩa là một mối ràng buộc với nhau, nếu có sự ngăn cách chia rẽ thì liều thân mà gìn giữ mối quan hệ keo sơn gắn bó dù có phải ngọc nát đá tan. Thiên định chịu ta hay là nhân định thắng thiên, ý trời cũng phải thay đổi.


    “Cung đàn hạc Văn Quân xao xuyến

    Phụng cầu hoàng quyến luyến mãi sao

    Ngàn thu Tư Mã thi tao

    Trai tài gái sắc nghẹn ngào thiên thu


    Chí đã quyết cho dù bể cạn

    Núi có mòn đại hạn lầm than

    Kiều nghe lời lẽ chứa chan

    Lòng xuân phơi phới nồng nàn thướt tha“


    Mối tình đầu giữa Vương Thúy Kiều và chàng Kim Trọng không khác chi Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân, mà đây lại là hoàng gọi phụng, chim mái gọi con chim trống. Sau đó Kiều phải chia tay Kim Trọng, sợ rằng cha mẹ và các em đã mừng tiệc sinh nhật bên ngoại trở về.


    Cây ấp bóng tiếng gà xao xác

    Mẹ tìm con ngơ ngác về chuồng

    Ánh dương lấp ló thinh không

    Ngày vui rút ngắn tiếng chuông luân hồi


    Kiều bịn rịn xa xôi ánh mắt

    Dáng đăm chiêu nắm chặt tay chàng

    Một hai khẩn khoản mơ màng

    Vắng nhà chẳng tiện dềnh dàng ở lâu


    Cơn gió thoảng mái đầu lõa xõa

    Tựa như mây tơ lụa nào bằng

    Nết nhà quen thói tuyết hằng

    Non đoài ác ngậm thung thăng ra về”


    Tuyết hằng, băng tuyết, phỉ phong ý nói nàng Kiều luôn trong sạch thanh bạch như tuyết trắng. Chất hằng một thể chất bản chất lúc nào cũng như thế không dễ gì thay đổi. Kiều chịu ảnh hưởng một nền móng giáo dục cơ bản của con nhà nho. Cụ Nguyễn Du còn dùng chữ phỉ phong là hai loại rau mà người ta lá và củ để nấu canh hoặc làm dưa muối món ăn đạm bạc hàng ngày.




    Tài Mệnh Tương Đố

    “Video 15“


    Buộc lòng phải chia tay Kim Trọng, Kiều phấp phỏm về nhà vì sợ cha mẹ quở trách, nhưng bước vào nhà vẫn im hơi lặng tiếng, không có ai cả. Cả nhà chắc còn đang vui vẻ yến tiệc thì Kiều lại nuối tiếc thời gian tình tự với chàng Kim quá ngắn ngủi nên nàng lại xăm xăm sang nhà hàng xóm đê gặp lại người mình yêu.


    “Ngõ hiu hắt lập lòe đom đóm

    Kiều bước vào thấp thỏm lo xa

    Vắng tanh giá lạnh hiên nhà

    Rèm buông trướng rủ mẹ cha chưa về


    Hai em cũng mải mê yến tiệc

    Vui lòng ai nuối tiếc riêng mình

    Song thưa thấp thoáng dáng hình

    Xăm xăm trở lại tìm Sinh tự tình“


    Chàng Kim Trọng vẫn còn đang đê mê ngây ngất vì những giây phút thần tiên đã qua thì lại thấy Kiều xuất hiện.


    “Chàng Kim Trọng rung rinh ngọn nến

    Tựa án thư xao xuyến non khê

    Xuân hòe nửa tỉnh nửa mê

    Gót sen động đậy hoa lê lại gần


    Hồn mây lạc non thần đỉnh giáp

    Mùi hương bay phấn sáp dạt dào

    Long nương trễ nải bồng đào

    Vì hoa bướm phải bay vào tìm hoa“


    Sinh như bừng tỉnh cơn mê. Tình yêu đã đến với chàng. Không bỏ lơ cơ hội cả hai cùng viết văn tự thề nguyền, đã vượt lên khuân khổ của nho giáo lâu nay vẫn còn lệ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, có khi còn hứa hôn từ khi còn là cái bào thai.


    “Sinh bừng tỉnh nhạt nhòa thân gái

    Thảo tờ chương chẳng ngại gần xa

    Đêm nay rõ mặt đôi ta

    Ngàn năm nho giáo quan nha cửa trình


    Bao oan trái bất bình xã hội

    Cưỡng ép duyên tội lỗi gây ra

    Thương thay trong cõi người ta

    Thân tàn ma dại sa bà khổ đau


    Lòng đã quyết dao cau cắt gọn

    Trọn lời thề một món tóc mây

    Quỳnh tương hai chén ngất ngây

    Chầy sương chưa thỏa vui vầy cầu Lam…“


    Tương là nước uống, nước ngọc quỳnh chỉ rượu quý. Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu:

    “Chén hà sánh giọng quỳnh tương,

    Giải là hương lộn bình gương bóng lồng“

    Cụ Nguyễn Khuyến:

    “Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,

    Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”


    Kiều đã dùng dao cắt đuôi tóc của mình tặng Kim Trọng, không chỉ người Phương Đông mà cả người Phương Tây cũng làm như vậy. Cách đây gần 40 năm một người con gái Đức cũng cắt tóc thề tặng tôi mang về Việt Nam.


    Chầy sương và cầu Lam là tôi dựa theo điển tích như sau:

    Lam Kiều là một cái cầu bắc trên sông Lam bên Tàu, tục truyền là nơi tiên ở.

    Có một chàng nho sĩ tên Bùi Hàng, lều chõng đi thi bao lần đều hỏng. Một hôm, Bùi thuê đò đi Tương Hán định sang ghé Ngọc Kinh để xem phong cảnh. Cùng đáp một chuyến đò có một mỹ nhân tên Vân Kiều, sắc nước hương trời, đoan trang, thùy mị. Bùi sinh cảm mến, mong được giao duyên, mới mượn thơ thay lời nhắn nhủ, nhờ con nữ tỳ của giai nhân đưa hộ:

    “Kẻ Hồ, người Việt còn thương nhớ,

    Huống cách người tiên chỉ bức mành.

    Ví được Ngọc Kinh cùng nối gót,

    Xin theo loan hạc đến mây xanh”



    Vân Kiều xem thơ, vui vẻ mỉm cười.

    Nhưng thơ đi bặt tin chẳng được đáp lại, Bùi không hiểu tại sao? Nhưng khi đò sắp ghé bến, Bùi bỗng tiếp được thơ do con hầu của mỹ nhân mang đến:



    “ Uống rượu Quỳnh Tương trăm cảnh sinh,

    Huyền Sương giã thuốc thấy Vân Anh.

    Lam Kiều vốn thật nơi tiên ở,

    Hà tất nhọc nhằn đến Ngọc Kinh”



    Bùi không hiểu ý nghĩa ra sao, định hỏi; nhưng thuyền vừa ghé bến thì Vân Kiều đã thoáng biến mất. Nghiền ngẫm hai câu thơ cuối, Bùi không đến Ngọc Kinh, mà hỏi dò người, tìm đến Lam Kiều.

    Trời trưa nắng gắt, Bùi mệt mỏi, mồ hôi nhễ nhại. Ghé vào hàng nước, nghỉ chân, hỏi nước uống. Bà lão chủ quán bảo người con gái đem nước ra. Nàng rất đẹp, trông dáng vẻ tựa Vân Kiều. Bùi hỏi, thì ra nàng là em của Vân Kiều, tên Vân Anh.

    Bùi Hàng mừng vô cùng, cho là số mình duyên trời đã định, mới kể lại câu chuyện liêu trai về hai bài thơ. Bà lão cười, bảo:

    - Hẳn là con Vân Kiều muốn xe duyên em gái nó cho công tử đó.

    Bùi nghe nói lấy làm vui lắm. Nhưng bà lão cho biết là hiện bà có cái cối, song thiếu chiếc chày ngọc để giã thuốc Huyền Sương, nếu Bùi tìm được chày thì bà sẽ gả Vân Anh cho.

    Bùi Hàng bằng lòng. Nhưng đi tìm mãi khắp nơi mà không biết ở đâu có chày ngọc. Lòng buồn rầu rĩ. Tưởng hoàn toàn thất vọng. May mắn thay một hôm đẹp trời mây tan nắng hửng chàng gặp được một ông lão râu tóc bạc phơ cho chiếc chày ngọc. Thế là duyên m ộng đã thành sự thật.

    Sau cả hai vợ chồng Bùi Hàng đều tu thành tiên cả. Vậy người ngồi trên chuyến đò là một con ma nữ, còn người con gái ở quán nước là tiên nữ giáng trần.


    23.11.2019 Lu Hà
     

Chia sẻ trang này

Share