Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 55

Thảo luận trong 'Lu Hà' bắt đầu bởi Lu Hà, Thg 10 27, 2019.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Hồng Nhan Bạc Mệnh (1)


    Cám ơn nghệ sĩ Trần Thu Hà đã ngâm thơ lục bát dài. Bài trường ca ai oán khổ não của tôi với nhan đề “Hồng Nhan Bạc Mệnh“ tả về cảnh ngộ đời một người cung nữ tài sắc vẹn toàn, lúc đầu được vua chúa yêu rất sủng ái sau bị bỏ rơi, ghẻ lạnh. Tôi đã cảm xúc phỏng theo bài thơ song thất lục bát dài của thi sĩ Nguyễn Gia Thiều có tên gọi là “Cung Óan Ngâm Khúc“. Tiên sinh vốn dĩ là con trai của quận chúa Quỳnh Liên cháu ngoại chúa Trịnh Hy Tô. Xuất thân một võ quan được phong tới chức Ôn Như Hầu, ông lại rất giỏi tinh thông thanh luật làm thơ đường luật và thơ song thất lục bát.


    Theo tôi thơ song thất lục bát của ta xuất hiện trước thể thơ lục bát, kể từ khi một số học giả trí thức sáng chế ra chữ Nôm. Một dạng hao hao giống chữ Hán nhưng phát âm thuần tiếng Việt. Thời cụ Nguyễn Trãi chưa có thơ lục bát. Theo tôi có lẽ công chúa Trần Huyền Trân đi làm dâu Chiêm Thành vương quốc Chăm Pa thuộc miền Quảng Trị Thừa Thiên Huế ngày nay. Dân tộc này rất giỏi làm ca dao truyền khẩu, trai gái thường thổi kèn và hát trên đầu những ngọn suối theo vần điệu mà người Việt học tâp cải biên thành thơ lục bát, rồi lan truyền khắp miền Nam ra thể thơ lục bát, sau đó lan ra cả miền Bắc. Đỉnh cao là Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du và Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu? Để tri ân sự cố gắng của nghệ sĩ Thu Hà và cũng muốn để tặng hậu thế và các bạn yêu thơ văn ngôn ngữ Việt Nam. Tôi viết bài bình giảng này, thơ lục bát của tôi dài 368 câu và song thất lục bát của thi sĩ Nguyễn Gia Thiều dài 356 câu.


    “Vách tường lóng lánh vua yêu

    Trước sân trồng quế mĩ miều Lệ Hoa

    Vũ y lã chã nhạt nhòa

    Sương rơi phận bạc một tòa thiên hương“


    Theo điển thích của Tàu, ngày xưa Trần Hậu Chủ là một ông vua phong lưu có tài làm thơ viết nhạc, nhưng lại ăn chơi sa đọa. Vua rất sủng ái cung phi Trương Lệ Hoa, nên cho xây một cái cửa tròn khảm thủy tinh pha lê trên tường, trước sân có trồng một cây quế, mỗi khi nàng Trương Lệ Hoa đứng ngắm mình thì cả cây quế và người đẹp lấp ló trong gương như nàng Hằng Nga và cây quê trên cung trăng. Vũ y là loại áo làm bằng lông chim thời đó chỉ có đệ nhất mỹ nhân mới xứng đáng được mặc. Đời người con gái đẹp ví như kiếp hồng nhan bạc mệnh như giọt sương rơi như hạt mưa sa mười hai bến nước biết vào vai ai? Nhưng nàng cung nữ tôi mô tả trong thơ không có may mắn được thoát ra ngoài và nàng bị giam hãm trong cung cấm đến suốt đời.

    Cho nên cụ Nguyễn Gia Thiều đã mở đầu luôn:
    “Trải vách quê gió vàng hiu hắt

    Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng

    Oán chi những khác tiêu phòng

    Mà xui phận bạc nằm trong má đào“

    Đến đây xin mọi người chú ý cho cứ thơ lục bát là của tôi và thơ song thất lục bát được trích dẫn thì phải hiểu ngay là của Nguyễn Gia Thiều sáng tác.


    “ Trướng đào bao khách vấn vương

    Tiêu phòng oán trách tang thương não nùng

    Dở dang tủi hận vô cùng

    Nỗi niềm ai oán hoàng cung lạnh lùng“


    Mục đích của tôi không thiên về bình thơ mà chỉ chú trọng nhiều vào việc giải nghĩa phân tích những câu chữ khó và các điển tích. Những câu chữ thuần Việt đơn giản dễ hiểu tôi để mọi người tự cảm nhận lấy.

    Tiêu phòng ngày xưa các bà hoàng hậu, quý phi, cung tần thường dùng hạt tiêu tán nhỏ thành bột trộn lẫn với hồ bôi vào vách cho thơm và thêm ấm cúng.


    “Tiếc thay cho đóa phù dung

    Dây uyên nương nhẹ sợ chùng phím loan

    Nhạt mùi áo gấm nàng Ban

    Thu ba gợn sóng nồng nàn bóng gương“


    Hoa phù dung đẹp kỳ lạ, cánh hoa mềm mại mỏng phơn phớt đỏ nhạt, thật là nhẹ nhàng êm ái, nhưng lại sáng nở chiều tàn, ví như nhan sắc của người đàn bà con gái. Rực rỡ nhất là tuổi 16 hay 18. Người Việt có câu: Trai 30 tuổi vẫn còn xoan, gái 30 tuổi đã toan về già. Ngày nay tôi biết có rất nhiều quý bà nghệ, sĩ ca sĩ 50 hay 60 tuổi nhưng nhan sắc vẫn không hề phai nhạt, đẹp một cách kiên trì dai dẳng. Gừng càng già càng cay, sắc đẹp càng mặn mà mê hồn người ta. Những trường hợp này ngày xưa rất hiếm hoi để được được như Dương Quý Phi, Chiêu Quân, Tây Thi, Trần Huyền Trân, Lê Ngọc Hân. Thời xuân thu nàng Hạ Cơ gái nước Trịnh sau làm dâu nước Trần biết thuật hấp tinh đại pháp. Nàng có tài luyện được cái bộ phận sinh dục của mình co bóp theo ý muốn, nàng có thể ăn nằm với hàng ngàn người đàn ông, sau mỗi vụ chăn chiếu đều có vài giọt máu hồng chảy ra. Nhờ có thuật hoàn tân mà nhiều người lầm tưởng là gái còn trinh, cô bé luôn khít khìn khịt, rất chặt rất bóp sau mỗi lần giao hợp. Kỹ thuật điêu luyện thặng thừa vào bậc bạch mi sư tổ với thân hình nuột nà trắng mịn làm cho đàn ông mê mẩn cả tâm thần. Sau khi chồng chết Hạ Cơ nổi tiếng với mối tình tay bốn cùng với hai quan đầu triều là Khổng Ninh, Nghi Hàng Phu và vua Trần Linh Công. Nàng còn tặng cho 3 vị dê xồm những báu vật như quần lót bằng gấm, áo lót bằng lụa màu xanh biếc. Trải qua nhiều thế kỷ bí mật hấp tinh đại pháp cũng được khám phá ra bằng cách tập thể dục rèn luyện các cơ vòng của âm hộ lên cảnh giới tĩnh tâm như tọa thiền vậy. Võ Tắc Thiên đã luyện được hấp tinh đại pháp với khả năng 70 tuổi vẫn làm tình mạnh như con trâu cái với đám trai trẻ đáng tuổi con cháu mình.


    Uyên ương là một cặp vịt nước có màu sắc sặc sỡ con trống con mái luôn quấn quít bên nhau chung thủy suốt đời. Dây uyên nương nhẹ là nguyện vọng của nàng cung nữ muốn cho sợi chỉ tơ hồng buộc cổ tay nàng với vua chúa sợ căng quá như dây đàn bị đứt dây như mối tình bị tan vỡ. Nàng Ban là một cung tần của vua Thành Đế nhà Hán, làm nữ quan đến chức Tiệp Dư giỏi văn thơ đàn nhạc được vua yêu quí lắm. Sau nàng bị dâm nữ Triệu Phi Yến gièm pha mà sợ bị hại đến thân mới xin được đi hầu hạ bà Thái Hậu để làm chỗ hậu thuẫn. Nàng có làm một cái quạt bằng gấm sợi tơ trắng tự dệt ra mà ví thân phận mình hẩm hiu như cái quạt với bài thơ đề tặng vua. Theo nghĩa tiếng Việt là:

    “Mới dệt lụa tề trắng

    Trong sạch như sương tuyết

    Đem làm quạt hợp hoan

    Tròn hình giống mặt nguyệt

    Ra vào trong tay vua

    Lay động sinh gió mát

    Thường sợ tiết thu đến

    Gió mát cướp nồng nhiệt

    Ném cất vào xó rương

    Nửa đường ân ái tuyệt“


    “Cỏ cây cũng muốn lên giường

    Mây mưa nổi trận đại dương sóng trào

    Lừ đừ cá lặn nôn nao

    Ngẩn ngơ chim nhạn lạc vào nguyệt hoa“

    Bốn câu này thuần túy tả cảnh truy hoan ân ái thiết tưởng chẳng có gì khó hiểu về mặt ngôn ngữ tiếng Việt. Đọc lên đến đứa trẻ con nó cũng hiểu nên tôi không muốn giải thích phân tích dài dòng.


    “Tây Thi vén váy xuýt xoa

    Điêu Thuyền liếc mắt lòa xòa tóc mây

    Lưu Linh Đế Thích ngất ngây

    Kìa chàng Lý Bạch vui vầy du dương“


    Tây Thi và Điêu Thuyền là hai mỹ nhân tuyệt sắc. Tây Thi người nước Việt theo mưu kế của Văn Sủng và Phạm Lãi xui Việt Vương Câu Tiễn cống nàng cho vua nước Ngô là Phù Sai để làm gián điệp nội cung, lung lạc ý chí Phù Sai. Phù Sai mê nàng cho xây cung điện Cô Tô tốn kém ngân ngố sức dân, coi thường lời khuyên của tướng quốc Ngũ Tử Tư mà bị mất nước. Về sau nghe nói Phạm Lãi từ quan mang Tây Thi chu du ngũ hồ và biệt vô âm tín. Điêu Thuyền thì bắt cá hai tay giữa Đổng Trác và con nuôi y là Lã Bố, để hai cha con đâm chém nhau theo kế của Vương Tư Đồ.


    Nàng Tây Thi


    Việt quốc non sông bạc mỹ nhân

    Ngàn năm hương sắc vẫn lưu truyền

    Trữ La chân núi hồn thơ thẩn

    Một đoá trà mi cõi mộng trần


    Lịch sử ngàn năm có ngậm ngùi

    Trăng thu bàng bạc nhớ thương người

    Tấm lòng trong trắng mười năm lẻ

    Tất cả giang sơn một nụ cười


    Độc kế mỹ nhân sâu hiểm sao

    Ba quân ớn lạnh nét yêu kiều

    Thù nhà nợ nước vì ai chứ

    Câu Tiễn kẻ kia khéo mập mờ


    Ngô quốc quân vương lạc nước cờ

    Si tình vương nặng nỗi thương đau

    Thù cha phút hoá thành tri kỷ

    Hận để ngàn thu một nỗi sầu


    Ai giết cha nàng có biết không?

    Đôi bên tranh chấp khó coi tường

    Địch ta mờ ảo làn ranh giới

    Tuổi trẻ thơ ngây chiụ lỡ làng


    Mộng tưởng cống Ngô là cứu đời

    Vinh quang hiển hách để cho ai

    Kẻ kia lam lũ cùng cam chiụ

    Bá tánh chiụ ơn chẳng bận gì


    Câu Tiễn Phù Sai cũng thế thôi

    Quân vương tranh bá chuyện bao đời

    Kẻ nhân người ác nào ai biết

    Chuyện đã qua rồi máu lệ rơi


    Tàn bạo hơn thua mất nước rồi

    Hội Kê nuốt hận chẳng nên lời

    Năm nghìn binh giáp còn hy vọng

    Phục quốc oan hồn bao tử thi


    Ba năm nô lệ cho Phù Sai

    Câu Tiễn bền gan ở xứ người

    Nếm phân Phạm Lãi bày mưu kế

    Suối lệ nhạt nhoà em gái ơi...


    Người mẹ quê hương có thấu chăng

    Ngàn thu vạn kiếp vẫn chờ mong

    Trữ La bến nước sầu lưu luyến

    Hồn ở Linh Nham thuộc nhớ đường



    Tình giả mà sao nông nỗi này

    Chân thành ân ái cuả Phù Sai

    Phút giây chẳng nỡ dời cung Quảng

    Chôn dấu trong tim một bóng người…


    Thương mẹ lòng ai nhớ cố hương

    Dặn dò em gái phút chia ly

    Ra đi nhẹ nhõm hồn thanh thản

    Chân núi Linh Nham nhuộm bóng hồng


    Giây phút cuối cùng đã hiểu ra

    Thương thân phận bạc kiếp tài hoa

    Việt Ngô hai nước liền sông núi

    Con cháu muôn dân vẫn một nhà


    Xả hiến thân mình cho nước non

    Vầng trăng vằng vặc tấm lòng son

    Khuyên Vua vô ý gây nên tội

    Cung Quảng xa hoa nợ oán hờn


    Bắc tiến Trung Nguyên mộng bá quyền

    Phù Sai nghe vợ bước điêu tàn

    Chiến tranh xuy yếu nguồn quân lực

    Nạn đói mất muà dân khóc than


    Tây Thi nàng hỡi có hay chăng

    Câu Tiễn làm sao hiểu nỗi lòng

    Công lao bỗng hoá thành ân oán

    Tan nát đời hoa những tháng ngày


    Thích khách phái đi muốn giết nàng

    Tâm xà ác độc rõ Việt Vương

    Một công đôi việc hai nhân mạng

    Chiếm đoạt tình yêu kẻ phũ phàng


    Ván đã đóng thuyền Phạm Lãi ơi

    Tài trai kiêu dũng trí hơn người

    Tình ta đôi ngả từ đây nhé

    Quảng hàn biền biệt vắng Tây Thi


    Hồn ở trên mây ngó xuống không

    Ngàn năm hạ giới xót thương nàng

    Hôm nay có kẻ buồn day dứt

    Viết một bài thơ gưỉ gió trăng


    1.12. 2008 Lu Hà


    Lưu Linh người đất Bái có tính phóng khoáng thích uống rượu kết bạn cùng các thi nhân Nguyễn Tịch, Khê Khương có làm bài thơ tửu đức tụng nói về đức tính của rượu. Còn Đế Thích tên là Lý Chế một nhà sư có tài đánh cờ vây gọi là cờ tiên rất cao. Lý Bạch là một thi sĩ thơ đường luật nổi tiếng tự xưng là tú khẩu cẩm tâm nghĩa là miệng gấm lòng thêu.


    “Dương Phi tấu nhạc nghê thường

    Địch lầu dám sánh thu đường Tiêu Lang

    Dập dìu oanh yến mơ màng

    Bệnh Tề Tuyên đã siêu thăng thiên đàng“


    Dương Phi tức Dương Quý Phi tên cúng cơm là Dương Hoàn. Tôi rất ngưỡng mộ sắc đẹp của nàng và thầm so sánh nàng với nghệ sĩ Ái Vân.


    Dương Qúy Phi


    Sắc quốc nghiêng thành Dương qúy Phi

    Thiên hương nhân nghiã khó ai bì

    Cầm kỳ thi phú yên thiên hạ

    Thiên sử ngàn thu để lại đời


    Lễ giáo vương triều bạc thế sao?

    Thâm cung lục viện gió mưa sầu

    Tam lang thương gọi cùng minh đế

    Giấc mộng thường dân chẳng được chiều


    Khúc nhạc nghê thường trong giấc mơ

    Mai phi cánh bướm đẹp thơm hoa

    Hồng nhan bạc mệnh đời cung nữ

    Tri kỷ hồn thơ Lý Bạch xưa


    Hoàng hậu phi tần sát hại nhau

    Bao nhiêu thảm cảnh nát lòng vua

    Vô tư Hoàng Đế tiêu nòi giống

    Vương nợ oan hồn bao trẻ thơ


    Ai xót thương nàng Dương quý Phi

    Tấm lòng trong trắng đoá hoa tươi

    Ngây thơ vương lụy hồn vong quốc

    Họ mạc lân bang hại giống nòi


    Giây phút hiểm nguy lià cõi đời

    Ra đi chẳng thẹn cánh hoa trôi

    Mang thân chuộc lại tình non nước

    Để lại ngàn thu luống ngậm ngùi


    Oan ức cho nàng bậc mỹ nhân

    Phong ba lưu lại đoá hương trần

    Làm thơ nhớ tiếc hồn xưa ấy

    Lý Bạch ôm trăng một giọng đàn.


    2008 Lu Hà


    Giọt Thương Lệ Cuối Cùng

    tặng Ái Vân


    Gần ba thập kỷ mất tăm hơi

    Bỗng nổi sung lên giận dữ đời

    Thương tiếc làm chi đừng nói nữa

    Ngậm mồm ai phải chiụ cho ai?


    Có phải xa nhau là đã hết

    Nỗi sầu lưu đọng buốt trong tim

    Chuyện xưa nhắc laị càng thêm rối

    Hãy để người yên nhẹ nhõm dần


    Chẳng phải taị anh chẳng tại em

    Trời già cay nghiệt thói hồng nhan

    Đường xa phố cũ còn đâu đấy

    Dấu bóng người xưa đã lụi tàn


    Anh biết rằng em vẫn nhớ anh

    Nỗi niềm thổn thức với năm canh

    Phải chăng duyên nợ trời cho vậy

    Hận để ngàn thu mộng chẳng lành


    Anh đi trong cõi mù xa thẳm

    Em trở về quê pháo đỏ đường

    Có phải vì anh mà giận dữ

    Nên đời em phải chiụ đau thương?


    Đám cưới đưa ma một cuộc tình

    Thoáng qua ảo mộng vẫn in hình

    Đến khi em hiểu thì em đã

    Vội vã làm chi để hại mình


    Người ấy ngày xưa thật lạ lùng

    Ung dung thư thả cốt phong trần

    Gặp nhau như dính vào căn số

    Lụy để tình em chiụ lỡ làng


    Hối hả cho ai cái ảo danh

    Em tôi leo đến tận trời xanh

    Cho đời em trở thành vô nghĩa

    Hận cả cho anh một cuộc tình


    Anh đã đi rồi em mới thương

    Cuộc đời nghĩ lại thật vô thường

    Em tôi trẻ quá thành non dại

    Trắng cả đời anh một cõi lòng


    Nay tuổi cao rồi vẫn thở than

    Thương cho phận bạc cái hồng nhan

    Người ta háo hức vì tăm tiếng

    Buồn cả cho anh lạc nẻo trần



    Đời khổ lắm rồi có biết không?

    Giang hồ lãng tử thú ngang tàng

    Ta bà bể ái còn bi lụy

    Vui lắm em ơi! Cõi mộng trường


    Xét laị cho cùng vẫn thấy vui

    Khen cho cơn bão chốn mù khơi

    Mừng ai có hưởng mùi say sóng

    Mới biết rằng ta ở cõi đời


    Một giấc ngủ trưa có xá gì

    Đời nhanh như mộng chỉ vui thôi

    Vô thường em vẫn thường hay nói

    Ra thế hai ta nhạo báng đời


    Thôi đừng rên rỉ với lời thơ

    Đổi giọng đi anh để đẹp hoa

    Mới biết ta bà vui đấy chứ

    Ngân nga than thở mấy canh gà


    Khóc nốt giọt này có thế thôi

    lắm lời chỉ tổ khổ nhau thôi

    Ngang tàng hãy sống cho ra sống

    Hẹn lại muà sau cõi luân hồi!


    4.2.2008 Lu Hà



    Tiêu Lang tức chàng Tiêu có tài thổi ống tiêu như tiếng chim phụng kêu, dạy nàng Lộng Ngọc tức con gái Mục Công nước Tần thành tài. Sau có chim phụng lớn bay xuống, hai người cưỡi chim lên trời thành tiên.

    Vua nước Tề là Tuyên Vương khi nói chuyện thuật trị quốc với thày Mạnh Tử có câu:
    ”Quả nhân hữu tật, quả nhân hiếu sắc. Bệnh Tề Tuyên nổi lên cuồn cuộn như sóng thủy triều tức là cơn điên dục vọng sắc đẹp của một đấng quân vương không sức gì cản nổi, có thể nhấn chìm cả thiên hạ xuống đáy biển.


    “Phụng cầu Tư Mã xênh xang

    Trác Văn Quân, ngả đèn nhang vội vàng

    Sắc tài trong nước lừng vang

    Thần tiên cũng chịu xếp hàng thưởng hoa”

    Tư Mã Tương Như người ở Thành Đô có tài văn chương đàn hay đã gảy khúc phụng cầu làm cho nàng Trác Văn Quân gúa chồng say như điếu đổ, nửa đêm bỏ trốn nhà trèo thuyền qua sông tình nguyện làm vợ chàng họ Tư Mã. Hai người mở quán rượu làm ăn buôn bán phát đạt.


    “Hoa xuân ca khúc thái hòa

    Hồng lâu e thẹn thê noa chưa từng

    Thâm khuê háo hức tưng bừng

    Hàn quang ngỏ nhụy rượu mừng thơm lây”

    Hồng lâu tương tự nghĩa như lầu xanh. Lầu xanh nơi ở của ả đào, ca kỹ, gái mãi dâm. Hồng lâu còn thanh cao hơn một bực là nơi ở của vua chúa, các hoàng tộc, công hầu như Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần vậy. Thê noa là từ Hán Việt có ý nghĩa như thê nhi, vợ con. Nên cụ Nguyễn Gia Thiều mới viết:

    “Hoa xuân nọ còn phong nộn nhụy

    Nguyệt thu kia chưa hé hàn quang

    Hồng lâu còn khóa then sương

    Thâm khuê còn rấm mùi hương khuynh thành”


    Mới tý tuổi chưa nếm trải mùi đời, con gái còn trinh trắng trong khuê các thâm nghiêm cha mẹ gìn giữ ít cho ra ngoài giao thiệp với xã hội, chưa từng biết yêu đương.

    Giống như cụ Nguyễn Du mô tả hai chị em Vương Thúy Kiều:” Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều”. Bỗng nhiên có chiếu chỉ của Vua tuyển vào cung cấm thật là tội nghiệp nếu được vua sủng ái thì còn khá chứ không thì như đóa hoa héo quắt trong bệnh tật già nua.


    Các cô thiếu nữ đâ số là con cái những quan chức trong triều, ăn trắng mặt trơn. Họ mạc anh chị em xa gần thì tưởng bở có người được tiến cung, sau này còn nhờ vả mấy khi được kề cận thân rồng long thể nên háo hức tổ chúc yến tiệc tiễn đưa trọng thể. Một đóa trà mi hải đường mới ngỏ nhụy hương thơm của mùa xuân chưa từng nếm trải ánh trăng tức hàn quang cô dơn lạnh lẽo, ghẻ lạnh nơi cung cấm khi bị vua chúa chán chường hắt hủi? Thật là một bi hài kịch mỉa mai trớ trêu cho cuộc đời người cung nữ kém may mắn. Trong cung vua phủ chúa đâu chỉ vài chục cung nữ mà có hàng nghìn người chen chúc trong tam cung sáu viện. Họ có biết đâu dấn thân vào cung là tự hiến mình vào miệng cọp, vào nơi hang hùm nọc rắn, kín cổng cao tường, nội bất xuất ngoại bất nhập có khác chi nhà tù?


    “ Khuynh thành hương sắc bấy chầy

    Mùi hương giọt rấm vơi đầy canh thâu

    Rắp ranh vương bá công hầu

    Bướm xuân ngấp nghé trống chầu điểm danh“


    Khuynh thành là sắc đẹp con gái làm nghiêng thành đổ nước người ta nhưng chắc gì trụ lại được lâu. Ở nhà cha mẹ cô dì chú bác trầm trồ tán tụng nhưng núi này còn ngọn núi khác cao hơn. Mình đã đẹp nhưng so với thiên hạ rộng lớn còn nhiều người đẹp hơn. Mùi hương tinh dầu của các cô gái thoa vào vùng kín để quyến rũ đàn ông như hoa hồng, oải hương, hoa nhài, ngọc lan tây là những thứ nước quý giá chỉ các cô gái vị thành niên, nhưng vài ba năm hay khi đã thành gái già với vua chúa thì ngoài 30 tuổi đã coi như phế phẩm, cái mùi thơm đó sẽ không quyến rũ nữa mà thành rấm (dấm) chua lòm lòm. Khi đưa con gái vào cung thì cha mẹ rắp ranh tấp tểnh sẽ lên làm vương bá công hầu. Cha con sẽ ngấp nghé ở điện Thái Bảo khi nghe trống chầu điểm danh, hay nghe giọng nói the thé nửa nam nửa nữ của Thái Giám truyền gọi vào chầu Vua.


    “Thiên thai đỉnh giáp để dành

    Mặt phàm kia dễ lầu xanh nếm mùi

    Phẩm tiên chẳng nỡ dập vùi

    Vua yêu chúa dấu ngọt bùi chia nhau“


    Thiên thai tên ngọn núi có tiên ở. Tích Lưu Thần và Nguyễn Triệu đi hái thuốc ở núi thiên thai, lạc vào cái động gặp hai nàng tiên nữ mà kết thành vợ chồng. Ở được vài tháng nhớ quê đòi về thăm. Về đến nhà thì đã quá 7 đời người chỉ còn đứa cháu nhớ mang máng các cụ cố 7 đời truyền nhau kể lại rằng: Ngày xửa ngày xưa có hai cụ tổ tên là Lưu - Nguyễn vào núi hái thuốc rồi bông nhiên mất tích. Về sau hai chàng Lưu - Nguyễn lại rủ nhau vào núi mà mất hút luôn. Phẩm tiên là cái giá ngàn vàng chỉ sự trinh tiết của người con gái.


    “ Máy trời động đậy trước sau

    Xích thằng chi để lạt màu phấn son

    Vắt tay nằm nghĩ héo hon

    Nụ cười Bao Tự còn non nước gì?“


    Máy trời hay gọi là con tạo. Như chúng ta hiểu ngày nay là quy luật tự nhiên. Xích thằng là sợi dây đỏ. Tích Vy Cố đời nhà Đường ở Tống Đô, một đêm trăng sáng đi dạo gặp một ông già đang xem sách bên có cái đãy cái bị đựng đầy tơ đỏ( xích thằng) mới tò mò hỏi? Ông cụ đáp rằng: Quyển sổ này ghi chép tên tuổi trai gái dưới thế gian, sợi dây để buộc duyên phận họ lại thành vợ chồng.

    Bao Tự là một mĩ nhân thời xuân thu chiến quốc chỉ để có một nụ cười của nàng mà nhà Chu mất nước.


    “ Đời người như cánh chim ri

    Lạc vào cung cấm thầm thì với ai

    Lẻ loi lững thững gót hài

    Lửa lòng nguội lạnh u hoài khổ đau


    Mẹ cha cắt rốn chôn nhau

    Thương con bồ liễu về sau thế nào?

    Cù lao chín chữ nghẹn ngào

    Trâm cài lược gãy má đào phôi phai“


    Đúng như cái tiên đề bài thơ của tôi là Hồng Nhan Bạc Mệnh. Đời người con gái thật là quá ngắn ngủi. Tâm trạng của nàng cung nữ cũng giống như tâm trạng của tướng quân Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều. Tuy ông xuất thân thành phần quý tộc nhưng bản tính ngay thẳng không chịu luồn cúi, nịnh hót, không phe phái trong triều đình, tính tình phóng khoáng văn chương. Ông bị bị bọn gian thần gièm pha, nên ông trở thành người cô độc trong triều, ông chỉ thích ra ngoài ngao du với các văn nhân tài tử không quản việc triều đình, ông bị mất tín nhiệm. Vả lại người đương thời ghen ghét tài năng học vấn của ông. Nên ông treo ấn từ quan lui về ở ẩn, quanh năm với tấm áo nâu sồng đạm bạc tương cà muối rau qua ngày, chẳng cao lương ngũ vị gì của giòng dõi hoàng tộc,


    27.10.2019 Lu Hà
     

Chia sẻ trang này

Share