Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 51

Thảo luận trong 'Lu Hà' bắt đầu bởi Lu Hà, Thg 10 3, 2019.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Sầu Ly Ai Oán (3)


    Bây giờ các bạn lại cùng tôi nghe tiếp theo băng video thứ 3. Sầu Ly Ai Oán được Thu Hà diễn ngâm. Tôi phải ôm bụng mà cười khi thấy Thu Hà tranh cãi với một người về tôi là Nam Hay Nữ? Thu Hà cứ một mực tôi là Nam còn người kia nghi tôi là Nữ. Tôi không tin người kia nghi tôi là nữ mà chỉ giả vờ khen tôi lấy lệ rồi mượn gió bẻ măng vì Nam gì mà mang tên Nữ? Lu Hà rõ ràng là tên con gái. Theo tôi là có ý muốn dìm hàng lấy cái bút danh của tác giả để nhập nhằng về thân thế, nguồn gốc xuất sứ về tôi? Tôi là do tinh cha huyết mẹ sinh ra chánh hiệu con cháu Hùng Vương chứ không thể ù xọe là Nga, Tàu, Anh, Pháp, Đức, Miên, Lào được? Nhưng tôi không phải ái nam ái nữ như anh chàng Xuân Diệu. Lu Hà vốn dĩ là tên gọi thân yêu cuả con gái tôi. Nó tên là Hà sinh năm Tuất, tuổi chó nên mẹ nó hay gọi là Lu Lu. Cả nhà thấy vậy gọi luôn là Lu Hà. Tôi thấy vui vui nên lấy luôn tên con gái làm bút danh cho văn thơ của mình. Nên nhiều người cũng lầm tưởng, vầ họ cũng hỏi tôi Nam hay Nữ. Tôi trả lời Nam, hình đại diện của tôi rõ ràng là đấng mày râu. Nhưng tính tôi ưa sạch sẽ nên cạo nhẵn đi chả để râu ria làm gì cho rách việc.


    Nhưng khi đọc thơ văn mấy thấy hừng hực tráng khí của người tu mi nam tử, thơ văn như vậy thì ai dám bảo là của đàn bà con gái. Chỉ những ai cố tình ngộ nhận vì lý do thâm hiểm lắt léo nhập nhoạng gì đó thì mặc họ.

    Cũng vì vậy mà tôi quý mến cô em gái ngâm Trần Thu Hà này mà ứng khẩu luôn một bài thơ lục bát để tri ân:


    Em Thật Tuyệt Vời

    tri âm nghệ sĩ ngâm thơ


    Thu Hà em thật tuyệt vời

    Xôn xao ánh mắt nụ cười thiên thu

    Cung đàn réo rắt vi vu

    Một rừng lá thắm điệu ru vẳng hồn


    Nam nhi như ngọn sóng cồn

    Aí tình cuồn cuộn bồn chồn gió mây

    Biết bao thục nữ ngất ngây

    Vầng trăng ẻo lả vui vầy Hằng Nga


    Ai hay thi sĩ Lu Hà

    Côn quyền dư sức thiết tha mặn nồng

    Dìu nhau lên chốn thiên bồng

    Trai du gối hạc quần hồng mấy ai?


    Phong tư rất mực trang đài

    Thướt tha yểu điệu áo dài Việt Nam

    Hoàng hôn chiều tỏa khói lam

    Ngâm nga như để chăn tằm quay tơ


    Anh đây say đắm mộng mơ

    Ngọc Hân công chúa ngẩn ngơ chốn nào?

    Mộng du lạc lối vườn thơ

    Quang Trung tiếng hạc tôn thờ muôn dân


    Hơn hai thế kỷ hóa thân

    Sầu Ly Ai Oán tần ngần bướm hoa

    Ai Tư Vãn, lệ nhạt nhòa

    Đền ơn mưa móc thái hòa em ơi!


    Quỳnh dao xao xuyến lả lơi

    Phụng long quần thảo tình người hôm nay

    Càng nhìn càng ngắm càng say

    Càng yêu vẻ ngọc càng day dứt lòng!


    3.10.2019 Lu Hà


    Trong lịch sử các cô nữ thi sĩ Việt Nam tiền bối người ta thường nhớ đến Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan ít ai nhớ đến Nguyễn Thị Lộ và Lê Ngọc Hân vì Ngọc Hân chỉ có một bài Ai Tư Vãn duy nhất. Khi đọc Ai Tư Vãn tôi mới biết người thiếu phụ này kiến thức văn chương rất uyên bác khi thấy nàng vận dung các điển tích của hán văn rất thành thạo. Ai Tư Vãn viết bằng chữ Nôm hoàn toàn là tiếng nói của người Việt, tuy là chữ nửa tượng hình nửa tượng ngang bằng sổ dọc giống chữ Hán. Vần điệu song thất lục bát chỉ có người Việt mới hiểu được. Sau này vần điệu này được chữ quốc ngữ cụ thể hóa như tôi đang viết cho các bạn đọc đây.


    Tôi đánh giá nữ sĩ Nguyễn Thị Lộ là một nữ thi sĩ bị lịch sử lãng quên. Vụ án lệ chi viên rõ ràng là bà Nguyễn Thị Anh một phụ nữ lăng loàn chửa hoang sợ bị vợ chồng Nguyễn Trai phát hiện nên vu khống cho bà Lộ giết vua và cướp ngôi luôn. Giống như thơ văn của ông Cao Bá Quát cũng bị vua Gia Long cho thiêu hủy sạch sành sanh.


    Hận Sầu Ca

    kính bái oan hồn Bà Nguyễn Thị Lộ


    Như một loài hoa muôn sắc hương

    Ngàn thu lưu đọng nỗi đau thương

    Trần gian sa đoạ đầy tăm tối

    Để mất lòng hoa mãi chói chang


    Tráo trở mặt người dạ hiểm sâu

    Khinh loài dê chó lấn chen nhau

    Đem thân son phấn lưà vua trẻ

    Nên để ngàn thu hận oán sầu


    Lũ chúng giết nàng thật dã man

    Nữ nghi học sĩ vạn muà xuân

    Trăm hoa tàn lụi đời dung tục

    Riêng đoá tâm sen chẳng nát tàn….


    Có một bài thơ gửi cỏ cây

    Ru hồn nữ sĩ mãi cao bay

    Vi vu mây gió đừng buồn nhé

    Ai ở trần ai vẫn nhớ ai?....


    Giọt lệ năm nào thật xót xa

    Vùi trong cát bụi gió mưa sa

    Căm loài quỷ dữ trong hoàng tộc

    Muối mặt gương trong bụi bám mờ


    Thương nhớ oan hồn một chúng sinh

    Hay là Thị Kính chốn điêu linh

    Vì ai phải chiụ bao cơ cực

    Một tấm lòng trong nặng nghiã tình


    Chúng đổ cho nàng hại Ức Trai

    Tiền thân con rắn báo oan đời

    Khôn thiêng miệng lưỡi quân lèo lá

    Vở kịch hoàng cung bịt mũi cười


    Có phải gừng cay muối mặn lòng

    Mà hồn Nguyễn Trãi vẫn thê lương

    Vân du muôn chốn tìm sao thấy

    Để lời trăng trối gửi non sông....


    Bi kịch bi tình ôi thảm thương

    Thương chồng ái quốc nghiã quân vương

    Vì cây dây cuốn nên mang tội

    Hận kẻ phanh thây tắm pháp trường


    Hồ tây nhớ buổi sóng lăn tăn

    Thơ thẩn kià ai mải ngắm nhìn

    Trong ánh hoàng hôn chiều vụt tắt

    Thương chàng thi sĩ đón trăng lên


    Người ấy mà sao thật mến thân

    Phong tư đạo mạo dáng phong trần

    Thanh cao trán rộng hàng quân tử

    Lá thắm thơ đề đợi gió xuân


    Ướm hỏi cô nàng chuyện ái ân

    Thon thon rực rỡ đoá hương trần

    Trai tài gái sắc trong thời thế

    Chung sức chung lòng với nước non.....


    Chúng bảo rằng ai là rắn xưa

    Tung tin bịa đặt với sơn hà

    Già mồm ma quái hòng thêu dệt

    Buôn phấn bán hồng trăng gió mưa...


    Đau xót thương thay tuổi thiếu niên

    Thâm cung vô độ chốn lăng loàn

    Chè ngon tửu ngọt dâng ngôi báu

    Nữ sắc thâu canh lụi sức tàn


    Chuyện đã qua rồi Nguyễn trãi ơi

    Tấm lòng trung nghiã có ai hay

    Ngàn năm hận để chôn lòng thiếp

    Chẳng chiụ Trương Lương lánh sự đời ?


    Con cháu ngàn sau có biết cho

    Thương bông sen nở giưã bùn nhơ

    Thanh danh khí tiết chôn vùi lấp

    Cái án Lệ Chi lệ ưá trào...


    Chúng đã khép nàng tội giết vua

    Vì nàng trí rộng đức nhân từ

    Con hoang quỉ dữ mơ ngôi báu

    Hoàng tử Tư thành lánh nạn xa....


    Mong lập miếu thờ hương khói nhang

    Ghi công liệt nữ đại công thần

    Người đời mắt thịt không suy xét

    Nên để ngàn thu hận lá vàng...


    2008 Lu Hà


    “Sính ca thổn thức não nề

    Tay ngà vuốt phím bốn bề lửa thiêu

    Ngẩn ngơ hồn lạc phiêu diêu

    Tử quy giục giã sáo diều đứt dây”


    Sính ca là loại âm nhạc trong chốn cung đình, các nghệ nhân đều đều được đào tạo cơ bản về âm nhạc. Ngọc Hân rất giỏi chơi các nhạc cụ, nàng còn kết hợp hài hòa giữa các làn điệu quan họ Bắc Ninh và Chăm Pa của dân tộc Chàm. Sính ca hoàn toàn khác với du ca của tầng lớp bình dân, âm nhạc trên đường phố, tự do phóng khoáng không theo quy tắc lề luật nào, không cần phông màn, sân khấu.


    Sinh ký tử quy là ám chỉ cái chết bất đắc kỳ tử, bông nhiên đang béo tốt khỏe mạnh lăn quay ra chết. Hãy nghe nữ sĩ Hồ Xuân Hương làm bài thơ bà Lang khóc chồng. Đúng là dao sắt không gọt được chuôi. Anh ấy làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cho người mà chính anh ấy lại chết rất trẻ.


    “Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì

    Thương chồng nên phải khóc tì ti

    Ngọt ngào thiếp nhớ mùi cam thảo

    Cay đắng chàng ôi vị quế chi

    Thạch nhũ trần bì sao để lại

    Quy thân liên nhục tẩm đem đi

    Dao cầu thiếp biết trao ai nhỉ

    Sinh ký chàng ôi tử tắc quy“


    “Đông tây buồm trắng chật đầy

    Cửa sông quằn quại bóng cây rườm rà

    Trông nam thấy cánh nhạn sa

    Ngóng về phương bắc bao la chừng nào”


    Nàng Ngọc Hân ở Phú Xuân tức là Huế ngày nay. Quang Toản tuy có học vấn nhưng không có tài kinh luân, không có tầm nhìn xa trông rộng như cha,nên để quyền thần lộng hành thao túng cho đến mất nước. Sông hương núi Ngự có lẽ được Ngọc Hân gián tiếp mô tả trong thơ là nơi thuyền bè tấp nập bóng cây chen chúc dây leo chằng chịt rườm rà.


    “ Trông mái đông lá buồm xuôi ngược

    Thấy mênh mông những nước cùng mây

    Đông rồi thì lại đến tây

    Thấy non cao ngất thấy cây rườm rà


    Trông nam thấy nhạn sa lác đác

    Trông bắc thì ngàn bạc màu sương

    Nọ trông trời đất bốn phương

    Cõi tiên khơi thẳm biết đường nào đi”


    Tôi hiểu tâm trạng Ngọc Hân lúc đó; nhìn ảnh trời xanh non nước, giống như tôi miêu tả nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích:


    “Lời quyết đoán bùi ngùi khuyến khích

    Khóa xuân lòng Ngưng Bích thảnh thơi

    Gần xa buồm trắng chơi vơi

    Mênh mông cồn cát biển khơi chập chờn


    Kiều thơ thẩn tủi hờn non nước

    Quê hương người thao thức bơ bơ

    Hai thân tựa cửa đứng chờ

    Nắng mưa Lai Tử hững hờ nỡ sao?


    Buồn cửa biển lao xao sóng vỗ

    Đàn hải âu lố nhố xa xăm

    Cặp đôi dưới ánh trăng rằm

    Ngàn dâu xanh ngát con tằm nhả tơ


    Buồn ngọn cỏ hồn thơ ngơ ngẩn

    Man mát trôi lận đận cánh hoa

    Thương mình ứa lệ nhạt nhòa

    Xứ người cô quạnh thềm hoa não nùng


    Cơn gió thoảng chập chùng biển cả

    Nhớ tình quân ngọc đá chưa tan

    Cách xa muôn dặm quan san

    Đêm nằm mộng tưởng nồng nàn ái ân“


    Tiếp theo tôi lại dùng điển tích nàng Chiêu Quân cống Hồ và nàng Dương Qúy Phi sau khi buộc phải cổ chết ở gò Mã ngôi và nàng thành tiên pháp danh Thái Chân. Vua Đường Minh Tông đã xuất hồn theo một đạo sĩ phép thuật cao đi tìm nàng ở biển Bột Hải. Chiêu Quân khi qua quan ải có xé mảnh lụa đào cắn tay chảy máu viết thư tình cho Hán Nguyên Đế:


    “Tỳ bà xé mảnh yếm đào

    Hán cung thuở nọ nghẹn ngào Chiêu Quân

    Cõi tiên chẳng vướng bụi trần

    chung gương lược trải tần ngần mặt hoa“


    Ngọc Hân thì lại viết rằng:

    “Cậy ai có phép gì tới đó,

    Dâng vật thường xin ngỏ lòng trung,

    Này gương là của Hán cung

    Ơn trên xưa đã soi chung đòi ngày.


    Duyên hảo hợp xót rày nên lẽ,

    Bụng ai hoài vội ghẽ vì đâu ?

    Xin đưa gương ấy về chầu,

    Ngõ soi cho tỏ gót đầu trông ơn.“


    Muốn hiểu kỹ Chiêu Quân và Dương Quý Phi là ai xin hãy đọc thơ thay lời giảỉ:


    Thương Khóc Nàng Chiêu Quân


    Chiêu Quân! Ơi hỡi Chiêu Quân!

    Nghìn thu biền biệt trần gian tủi hờn

    Dặm trường non nước Kinh môn

    Minh Phi quê quán vẫn còn sầu tang


    Yến anh nấm cỏ ngỡ ngàng

    Trăng lên gót ngọc đài trang dịu dàng

    Mạch sầu ai oán dở dang

    Tiếng Hồ khúc nhạc bẽ bàng người ơi!


    Chiêu Quân nàng đã đi rồi

    Hôm nay có kẻ đứng ngồi tơ vương

    Hồn kêu nức nở đau thương

    Giữa làn mây trắng cánh hồng hạc bay


    Phôi pha bức họa còn đây

    Càng nhìn càng ngắm mà say vẻ tình

    Tỳ bà thánh thót cô mình

    Sen vàng bảng lảng biên đình trúc xinh


    Chúc hoa mộng ước xập xình

    Nghê thường vũ điệu bóng hình của ai

    Lu Hà lạc lối thiên thai

    Nụ hôn dàn dụa canh dài lệ chan!


    26.5.2014 Lu Hà




    Nỗi Lòng Nàng Chiêu Quân


    Hắc thủy mênh mông chở nỗi sầu

    Ngọn đèn tê tái suốt canh thâu

    Sông ơi có chảy về quê mẹ

    Mang hạt châu sa kẻ cống Hồ


    Trọn kiếp hồng nhan tủimá đào

    Căm tên hoạ sĩ nỡ sai ngoa

    Mặt hoa da phấn bôi ra mực

    Trích lệ khoé ruồi số sát phu....


    Xé mảnh luạ đào cắn máu thơ

    Đôi dòng trăng trối gửi ngàn thu

    Nhạn kia đem cánh hoa tiên ấy

    Trở lại thành đô dâng Hán Vua


    Chiếc bách lênh đênh nặng oán hờn

    Quan san Hồ-Hán gió mưa tuôn

    Quặn lòng thiếu nữ trôi dòng lệ

    Một chút hồn trinh trả thế trần


    Văng vẳng đàn khuya dưới bóng trăng

    Nhặt khoan vần vũ kéo năm cung

    Chim kêu cá lội buồn ngơ ngẩn

    Thương kẻ xa hương một nỗi lòng


    Nhớ buổi tiễn đưa vua đích thân

    Dắt tay bịn rịn giữa quân thần

    Ví cho sơ ý gây ra cảnh

    Tình đã tan rồi ôi Hán Nguyên


    Một bước chân đi ván đóng thuyền

    Cạn dòng lá thắm mối tơ duyên

    Truyện xưa nhắc lại đầy ai oán

    Dương quý Phi tàn hận Lộc sơn....


    Kẻ ấy gian thông với giặc Hồ

    Vẽ tranh bán chuá hại đời hoa

    Vì ai mắc bẫy Mao diên Thọ

    Nên nguyện sông này rửa nhuốc nhơ


    Năm tháng trải qua bao nắng mưa

    Thương người con gái thác năm xưa

    Thuyền qua kẻ lại nhìn thương bến

    Văng vẳng còn nghe một giọng sầu


    Đã mấy ngàn thu đoạn thế trần

    Xót người thục nữ thắm môi son

    Trăng sao soi tỏ cùng sông nuí

    Lữ khách trên thuyền nhớ cố nhân


    2008 Lu Hà



    Dương Qúy Phi


    Sắc quốc nghiêng thành Dương qúy Phi

    Thiên hương nhân nghiã khó ai bì

    Cầm kỳ thi phú yên thiên hạ

    Thiên sử ngàn thu để lại đời


    Lễ giáo vương triều bạc thế sao?

    Thâm cung lục viện gió mưa sầu

    Tam lang thương gọi cùng minh đế

    Giấc mộng thường dân chẳng được chiều


    Khúc nhạc nghê thường trong giấc mơ

    Mai phi cánh bướm đẹp thơm hoa

    Hồng nhan bạc mệnh đời cung nữ

    Tri kỷ hồn thơ Lý Bạch xưa


    Hoàng hậu phi tần sát hại nhau

    Bao nhiêu thảm cảnh nát lòng vua

    Vô tư Hoàng Đế tiêu nòi giống

    Vương nợ oan hồn bao trẻ thơ


    Ai xót thương nàng Dương quý Phi

    Tấm lòng trong trắng đoá hoa tươi

    Ngây thơ vương lụy hồn vong quốc

    Họ mạc lân bang hại giống nòi


    Giây phút hiểm nguy lià cõi đời

    Ra đi chẳng thẹn cánh hoa trôi

    Mang thân chuộc lại tình non nước

    Để lại ngàn thu luống ngậm ngùi


    Oan ức cho nàng bậc mỹ nhân

    Phong ba lưu lại đoá hương trần

    Làm thơ nhớ tiếc hồn xưa ấy

    Lý Bạch ôm trăng một giọng đàn.


    2008 Lu Hà



    “Linh sàng bài vị khói nhòa

    Gót lân lẫm chẫm trước tòa đài hương

    Áo gai mũ cói tang thương

    Xác ve gầy yếu thê lương má hồng“



    Ở các nước  Đông như Việt Nam và China khi người ta chết phải có các thủ tục nhập quan, tức là bỏ xác chết vào cỗ quan tài bằng gỗ, chôn xuống đất gọi là hạ thổ. Bài vị thì ai cũng phải có ghi tên tuổi ngày tháng năm sinh năm chết. Dù vua quan hay thường dân cũng đều có bài vị cả. Còn Linh sàng chủ yếu là tiếng gọi cho vua chúa hay các vị tăng ni đại đức tỳ kheo. Người theo đạo Phật không tin có linh hồn như bên công giáo họ gọi linh hồn là giác linh. Giác linh có thể coi như một loại nghiệp không hình không tướng nhưng có tính kế thừa từ đời này sang kiếp khác chỉ trừ khi trúng quả vào Niết Bàn là nơi không sinh không diệt. Gót lân lẫm chẫm chỉ hoàng tử Quang Đức và công chúa Ngọc Bảo lúc đó mới lẫm chẫm biết đi. Áo gai mũ cói hay mũ rơm là hình thức con cái phải mặc để kính bái trước hương hồn vong linh người chết. Nàng Ngọc Hân lúc đó gày yếu xanh xao như con ve sầu.


    Ngọc Hân viết rất thê lương trong Ai Tư Vãn, ai đọc cũng phải rơm rớm nước mắt:

    “ Gót lân chỉ mấy hàng lẫm chẫm

    Đầu mũ mao mình tấm áo gai

    U ơ ra trước hương đài

    Tưởng quang cảnh ấy mà chua cay lòng


    Trong sáu viện ố đào liễu ủ

    Xác ve gày lỏng lẻo xiêm nghê

    Long đong xa cách hương quê

    Mong theo lầm lối mong về tủi duyên“


    Tôi không có nghĩa vụ bình giảng hay giải thích các từ ngữ nàng Ngọc Hân viết. Tôi chỉ giải thích ý nghĩa những câu thơ lục bát tôi làm ra được nghệ sĩ Thu Hà ngâm thôi.


    “ Hai hàng văn võ tam công

    Bàn dân thiên hạ ngóng trông tiên hoàng

    Hang cùng ngõ hẻm hoang mang

    Kẻ sơ còn thế họ hàng người thân “


    Tam công là ba chức quan lớn nhất trong triều đình. Thời nhà Chu gọi là thái sư, thái phó, thái bảo. Thời tây Hán gọi là thừa tướng, thái úy, ngự sử đại phu. Các triều đại Việt Nam đều bắt chước khuân mãu hệ thống quan lại như bên Tàu.

    Tiên hoàng chỉ nhà vua đã chết đã băng hà. Còn sống gọi là hoàng thượng hay hoàng thái thượng.


    “ Ngồi trông héo hắt gốc phần

    Khẳng khiu gầy guộc tấm thân cát đàng

    Sân chùa ảm đạm mây giăng

    Tụng kinh gõ mõ tuyết hằng giá băng“


    Gốc phần còn có nghĩa là gốc tử mà cụ Nguyễn Du từng viết:

    “Sân Lai cách mấy nắng mưa

    Có khi gốc tử đã vừa người ôm“


    Tích sân Lai cũng có trong nhị thập tứ hiếu. Lai Tử người nước Sở 70 tuổi vẫn làm con cho cha mẹ già. Để lam trò cho cha mẹ vui ông thường mặc quần áo màu sặc sỡ, múa may có khi làm bộ té ngã xuống đát giả làm tiếng trẻ thơ khóc oe oe cho hai cội già cười.


    Tấm thân cát đằng chỉ sự phiền não phải nương nhờ người ta, chỉ thân gúa bụa hay vợ lẽ. Dây sắn và dây bìm cũng gọi là dây cát đằng, chằng chịt dây mơ dễ má luôn quấn xoắn chồng chất lên nhau như mối tơ vò. Nàng Ngọc Hân lúc đó thân ngọc ngà tâm hồn trái tim như mặt nước đóng băng, không còn sinh lực sức sống nữa.


    “Giọt mưa thánh thót đất bằng

    Kim Tiên quy ẩn xích thằng kiếp sau

    Chiêu Nghi lòng mẹ buồn rầu

    Thương con nhớ cháu mái đầu bạc phơ “

    Kim Tiên tức là chùa Kim Tiên một ngôi chùa nhỏ ở Huế thực chất chỉ là nơi che dấu tung tich lánh nạn mà thôi. Xích thằng là sợi dây hồng buộc cổ tay các cặp vợ chồng dưới trần gian do Nguyệt lão đảm nhiệm trên thiên đình. Bà Chiêu Nghi tức là bà Nguyễn Thị Huyền mẹ đẻ Ngọc Hân. Theo sử liệu thì hoàng tử Quang Đức mất lúc 10 tuổi, công chúa Ngọc Bảo 12 tuổi. Bà Huyền thương con gái và 2 cháu ngoại đều chết yểu ở trong Nam, nên bí mật cho người vào Phú Xuân đưa hài cốt cả 3 mẹ con về quê an táng. Ngọc Hân chỉ hưởng dương có 29 năm thôi. Bà Huyền cố ý khắc bia giả để khỏi lộ mồ mả xương cốt thật. 50 năm sau ngôi miếu thờ bí mật bị đổ nát có ông Tú nhớ công lao bà Chiêu Nghi nên bàn với dân làng quên góp tiền sửa sang lại ngôi miếu. Nhưng tay phó chánh tổng có thù riêng với ông Tú tố giác với triều đình về tội thờ cúng người của chính quyền ngụy Tây Sơn nên ông Tú bị bắt giam. Triều đình Huế ra lệnh san băngf ngôi miếu, đào bới các ngôi mộ xung quanh quẳng hết xương cốt xuống sông.


    “ Oán thù ai dễ làm ngơ

    Vua quan nhà Nguyễn đợi chờ một khi

    Vạc dầu sử tội lăng trì

    Phanh thây tứ mã tình nghi xa gần“


    Nhà Nguyễn lúc đó cũng áp dụng chính sách bắt nhầm còn hơn bỏ xót, chỉ tình nghi có đơn tố cáo cũng bị bắt không cần tra hỏi xét xử lôi thôi. Có khi hàng xóm láng riềng vì thù ghét nhau cũng tố gian gán cho cái mũ ngụy quân Nguyễn Huệ hay ngụy quan Nguyễn Huệ đều bị bắt. Những tử thù như Nguyễn Quang Toản hay anh em họ mạc nhà ông ta ddeuf bị xử tội lăng trì cho vào chảo dầu, nặng thì tứ mã phanh thây buộc dây vào cổ chân cổ tay vào 4 con ngựa cho chạy 4 hướng. Hình Phạt ông Nguyễn Quang Toản và các tướng lãnh cao cấp rất thẳm khốc. Bà Bùi Thị Xuân vợ tướng Trần Quang Diệu bị lột truồng xẻo vú dóc từng miếng thịt còn trơ xương vẫn chưa hả còn bị cho voi dày .


    “ Áo nâu lầm lũi chân trần

    Bùn lầy tay lấm che thân ngọc ngà

    Sương mờ sầu tủi Hằng Nga

    Hai vầng nhật nguyệt cảnh nhà chứng cho


    Lần hồi bữa đói bữa no

    Trăm tai nghìn mắt rình mò sớm hôm

    Nửa đêm con sốt mẹ ôm

    Mưa rầm rả rích cá tôm khóc thầm“


    Xin hết bài bình giảng dài, xin cảm tạ nghệ sĩ ngâm thơ Thu Hà. Đang mong chờ nghe băng số 4 sẽ bình giảng tiếp.


    3.10.2019 Lu Hà
     

Chia sẻ trang này

Share