Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 50

Thảo luận trong 'Lu Hà' bắt đầu bởi Lu Hà, Thg 10 1, 2019.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Sầu Ly Ai Oán (2)


    Nghe tiếp theo video thứ 2, Sầu Ly Ai Oán được Thu Hà diễn ngâm, tôi nghe mà rưng rưng nước mắt. Tôi thương cho dân tộc Việt Nam, thương cho nỗi bất hạnh của bao kiếp phận hồng nhan tài hoa bạc mệnh cổ kim xưa nay từ công chúa Huyền Trân, nữ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ, thương cho vua Quang Trung yểu mạng và thái hậu Ngọc Hân lẻ loi giữa nơi hang hùm nọc rắn. Tôi miên man sầu tưởng về những vần thơ lục bát về những tình tiết tôi mô tả trong thơ.


    Hoàn cảnh Ngọc Hân lúc đó mong manh bi đát. Tuy rằng Quang Toản con bà chính cung hoàng hậu Phạm Thị Liên đối xử với mẹ con thái hậu Ngọc Hân rất tốt. Nhưng Ngọc Hân vẫn cảm thấy đám gian thần xung quanh vua bên họ ngoại Quang Toản đang thao túng quyền lực, họ xui bẩy vua Cảnh Thịnh tiêu diệt các tướng lãnh của bác ruột mình là Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc, dồn Nguyễn Nhạc đến bước đường cùng phải thắt cổ tự tử. Đáng lý hai bác cháu phải đoàn kết với nhau để chống lại một đối thủ chính trị đáng gờm là Nguyễn Ánh ở Gia Định thì Quang Toản lại tham lam quyền bính, sợ ông bác già lấn át ngôi báu của mình. Cho quân đến phá phách cả dinh thự của bác ruột mình. Thật là bất hạnh cho dân tộc Việt Nam vua Quang Trung anh minh lỗi lạc tài trí như vậy nhưng lại sinh ra một đứa con bất tài mê muội. Đúng là hổ phụ trót sinh ra cẩu tử


    Ngọc Hân hoàn toàn khác hẳn với các bà hoàng hậu vương phi mà tôi đã từng biết trong lịch sử hai nước Trung - Việt khét tiếng hung ác tàn bạo với trò buông rèm nhiếp chính như Lữ Hậu, Võ Tắc Thiên, Nguyễn Thị Anh v.v...Ngọc Hân hiền thục không muốn con trai mình là Quang Đức làm thái tử kế nghiệp vua. Trong khi đó bà rất được vua Quang Trung sủng ái, chuyện lớn chuyện nhỏ hai người đều bàn bạc với nhau. Khi vua Quang Trung mất bà quyết định đưa hai con ra khỏi phủ đệ xa hoa canh phòng nghiêm cẩn mà lui về ẩn náu tại chùa Kim Tiền - Dương Xuân ở Huế cạnh điện Đan Dương trong cảnh nghèo túng để thờ chồng và nuôi con.


    Quang Toản nhỏ tuổi lại bị cậu ruột là thái sư Bùi Đắc Tuyên thao túng quyền bính. Toản nghe theo lời Tuyên xúi bậy giết hết các trung thần tướng lãnh giỏi của cha mình ngày xưa, ngay đến bác ruột của mìnhToản cũng không tha. Trong khi đó Nguyễn Ánh có mối thâm thù huyết hải với nhà Tây Sơn thì Toản lại coi thường và cuối cùng Toản bị Nguyễn Ánh bắt sống và bị tứ mã phanh thây. Vợ Toản là em gái cùng cha khác mẹ với Ngọc Hân là nàng Ngọc Bình có rất nhiều điểm tương đồng, cũng bị Ánh ép làm vợ. Ánh bảo Bình tội đáng chết hơn cả Bùi thị Xuân nhưng Ánh đã giải phóng Bình ra khỏi Quang Toản vốn dĩ chỉ là cưỡng hôn do chủ ý của Ngọc Hân. Triều thần can ngăn nhưng Ánh cứ phong cho Ngọc Bình là đệ tam quý phi. Thật buồn sau này đám dân đen lại nhầm tưởng Ngọc Bình là Ngọc Hân. Họ làm ca dao diễu cợt. Trong khi đó Ngọc Hân đã mất vào năm 1799 trong cảnh bần hàn đói rách.

    “Số đâu có số lạ lùng

    Con vua lại lấy hai chồng làm vụa“


    Số phận nàng Ngọc Bình cũng rất thê lương không kém gì Ngọc Hân.


    Mất chồng rồi lại lấy chồng,

    Mặt nào còn sống ở trong cõi đời?.


    Thế nhưng Ngọc Bình vẫn phải chấp nhận mối duyên tình cưỡng ép này, theo sách sử cho biết bà đã sinh hạ cho vua Gia Long bốn người con là 2 công chúa và hai hoàng tử. Bà với vua Gia Long về tuổi tác có khác chi cha con? Vì bà xinh đẹp mĩ miều như con gà mái tơ mắn đẻ. Bà sinh ra hoàng tử Nguyễn Phúc Cự năm canh ngọ 1810 một năm sau khi sinh ra Nguyễn Phúc Quân năm 1809 và bà qua đời năm 25 tuổi. Theo tôi vua Gia Long đã cưỡng dâm bà, vì bà từng là vợ của kẻ thù. Gia Long coi triều đình Tây Sơn như ngụy. Đã là ngụy thì giết sạch không còn một mống, của cải của nó ta sẽ lấy hết, vợ nó ta cũng lấy, con cái chúng nó không giết được thì đày đi vùng kinh tế mơi ở những nơi rừng thiêng nước độc khỉ ho cò gáy lam sơn chướng khí cho sạch cái giống giặc cỏ tây sơn đi.


    Nên chỉ một thời gian ngắn năm trước năm sau mà công chúa Ngọc Bình đã liên tiếp sinh ra 2 đứa con theo tôi là bà bị chứng bệnh hậu sản hay căn bệnh trầm cảm do những biến cố u uất ưu phiền nên hàm lượng chất dẫn truyền thần kinh Serotonin quá thấp sau hai lần liên tiếp vượt cạn. Gia Long không hề có tình thương yêu mà chỉ coi Ngọc Bình như con Puppe tình dục mũm mĩm là một thứ công cụ để khích thích gây khoái cảm mà thôi, để làm cái bát cho Gia Long sả hết tinh trùng dục vọng độc khí đầy thú tính ra thôi .


    Có thuyết nói, Lê Thị Ngọc Bình miễn cưỡng làm vợ Gia Long với mục đích hy sinh danh tiết để cứu người, phải lấy kẻ thù của chồng với hi vọng cứu được các cháu (con của Quang Trung) thế nhưng ý định đó không thành. Thất vọng, phẫn uất, chán nản nên làm nàng đau khổ mà sinh bệnh. Lại có thuyết khác cho rằng Ngọc Bình đã dùng độc dược để kết liễu đời mình.


    Nhưng phải công nhận: Nguyễn Ánh không phải loại vừa rất can trường đảm lược tinh thông binh pháp đến vua Quang Trung cũng phải vị nể. Chỉ tiếc rằng ông háo dâm và háo sát. Ông đào mồ mả anh em Nguyễn Huệ cho lính đi tiểu vào hộp sọ, đốt thành tro trộn với thuốc súng đem bắn, đến mẹ con nàng Ngọc Hân thi hài được bí mật mang ra Bắc, ông cũng sai người đến khai quật lên. Anh em Nguyễn Nhạc Nguyễn Huệ Nguyễn Lữ ngày xưa cũng đã từng đào mả tổ tiên nhà Nguyễn Ánh mục đích để triệt long mạch, nhưng trả thù tàn bạo như Nguyễn Ánh quả là kinh khủng.


    Ngọc Hân viết Ai Tư Vãn thơ song thất lục bát thay cho điếu văn đọc trước linh cữu chồng giàu trí tưởng tượng siêu hình mộng ảo nhưng cũng có lúc rất hào hùng bi tráng khi nàng mô tả về hình ảnh oai phong lẫm liệt của chồng của mình và tôi Lu Hà sau 220 năm lại nhập hồn vào tinh anh thể phách của nàng Ngọc Hân viết ra những vần lục bát để nghệ sĩ Thu Hà ngâm mà rơm rớm nước mắt. Tôi khóc thật sự không phải vì thơ tôi làm ra mà tôi khóc:


    Đống Đa tướng sĩ thiên đình

    Ngọc Hồi sấm sét tinh binh bất ngờ

    Canh ba gà gáy xác xơ

    Phòng the quá bụa giấc mơ tủi hờn”


    Trận Ngọc Hồi – Đống Đa là thắng lợi của nước Đại Việt thời Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, đánh tan đội quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy kéo sang do sự cầu viện của vua Chiêu Thống nhà Hậu Lê. Nguyễn Huệ là một thiên tài dùng binh thần tốc vớ lố đánh bất ngờ làm quân địch dù mạnh đến đâu cũng trở tay không kịp.



    Bài hịch là "Lời hiếu dụ tướng sỹ" được vua Quang Trung đọc tại lễ lên ngôi:


    Đánh cho để dài tóc

    Đánh cho để đen răng

    Đánh cho nó chích luân bất phản

    Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

    Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ

    Dịch nghĩa:

    Đánh cho để dài tóc

    Đánh cho để đen răng

    Đánh cho nó bánh xe không quay lại

    Đánh cho nó manh giáp không trở về

    Đánh cho sử biết nước Nam anh hùng có chủ


    Một giai thoại được truyền lại về việc Quang Trung lập kế để động viên quân sĩ trước khi ra quân đánh quân Thanh, tại lễ đăng quang ở Phú Xuân.


    Sau lúc làm lễ, Quang Trung sai mang đến cái mâm, trên để các đồng tiền, có phủ vải điều, rồi tuyên bố với quân sĩ:

    -"Ba quân hãy cùng ta quan sát, nếu cả hai trăm đồng tiền này đều sấp, thì đó là điềm trời báo chúng ta đại thắng. Ngược bằng, có đồng ngửa, thì đó là đại sự của chúng ta có điều trắc trở."


    Nguyễn Huệ chắp tay khấn vái, đặng bưng mâm tiền, cung kính dâng lên cao, rồi hất tung xuống sân. Quân sĩ thấy các đồng tiền nhất loạt đều sấp, reo hò mừng rỡ, tin chắc trận ra bắc sẽ thắng quân Thanh.

    Kỳ thực, Nguyễn Huệ đã sai đúc 200 đồng tiền có cả hai mặt đều là mặt sấp. Mẹo này giống Nguyễn Trãi cho ngươì dùng mật ong bí mật viết lên lá cây:

    “Lê Lợi vi vương-Nguyễn Trãi vi thần“

    Rồi để sâu kiến ăn đục ra hàng chữ kỳ lạ đó, dân thiểu số như tày, mường, nùng tưởng là điềm trời báo: Nước Nam có minh chúa và quân sư thần cơ diệu toán.


    “Trăng lên sướt mướt đòi cơn

    Bên rèm cửa sổ chập chờn dáng ai

    Mặt rồng khắc khổ u hoài

    Oai phong tột đỉnh tuyền đài thẳm sâu“


    Ánh trăng là đỉnh cao của ái tình, cho nên những cặp vợ chồng trẻ sau khi cưới nhau thường có tuần trăng mật. Theo quan điểm khoa học và kinh nghiệm dân gian nếu nam nữ giao phối với nhau dưới ánh trăng xanh khí trời mát mẻ con cái sinh ra thường khôi ngô tuấn tú và rất thông minh. Nhưng ánh trăng của Ngọc Hân lúc này tuy không vàng vọt ốm đau trăng thổ huyết như Hàn mạc Tử. Ánh trăng của Ngọc Hân là ánh trăng của sự đau khổ nhớ nhung nuối tiếc và thèm khát.


    Một người phụ nữ góa bụa nửa đêm vỗ gối nước mắt đầm đìa rồi thiếp đi trong cơn mộng mị như thấy chồng về, trong trạng thái vô thức huyền ảo ánh trăng lờ mờ sen vàng bảng lảng bên rèm cửa sổ gió thổi phập phồng, như có tiếng gọi thầm thì bên tai: Ngọc Hân nàng ơi! Người vợ yêu quý của ta ơi! Nàng có biết không dưới đó lạnh lẽo lắm, ta phải trốn diêm vương quỷ xứ lén về thăm nàng đây...


    Ngọc Hân mừng rỡ nhưng vẫn trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê chỉ thấy mặt rồng tức Nguyễn Huệ xưa kia uy nghi giờ mà sao lại nhợt nhạt khắc khổ, cái dáng oai phong khổ người vạm vỡ vai rộng bây giờ lại cúi lom khom hun hút theo con đường hầm tối om về chốn tuyền đài thăm thẳm. Nàng muốn theo chàng xuống đó nhưng bị quân canh quỷ dữ chặn lại.


    Tuyền đài cũng tức là hoàng tuyền hay cửu tuyền nơi có 9 suối dưới âm phủ. Đây cũng là câu chuyện nói về chúa nước Trinh gọi là Trịnh Trang Công, tên thật là Cơ Ngụ Sinh, có nghĩa là ngộ sinh. Trang công rất có hiếu với mẹ là bà Khương Thị. Lúc sinh ra ông bà Khương Thị đau đớn khó đẻ, sinh ngược hai chân ra trước, nên bà coi là oan gia bất hiếu. Bà sinh tâm ác cảm với ông mà chỉ hết lòng yêu thương đứa con thứ hai là Cơ Đoạn. Bà còn bày mưu cho Cơ Đoạn tạo phản cướp ngôi. Sự việc bại lộ Cơ Đoạn phải tự tử. Hai mẹ con từ mặt nhau, nhưng đại phu Dĩnh Khảo Thúc khuyên Trang Công giữ đạo hiếu với mẹ. Ông cho đào hầm đất đến chỗ có suối chảy gọi là suối vàng. Rồi sai người rước bà Vũ Khương tới gặp Trịnh Trang Công. Hai mẹ con lại đoàn tụ.


    “ Thôi đành xuống tóc xin cầu

    Giai không tứ đại ngọc châu vẹn tuyền

    Ba sinh tìm lại cơ duyên

    Nghìn năm hương lửa thuyền quyên tuyết đào“


    Xuống tóc có nghĩa là đi tu. Ngọc Hân quyết định xin làm ni cô ở chùa để tránh tai mắt của quân quan của nhà Nguyễn. Ăn mặc lam lũ nhem nhuốc để che dấu sắc đẹp của mình đi. Giai không tứ đại là câu nói của con nhà Phật. Thế gian này tạo thành bởi 4 chất lớn là đất, nước, gió, lửa. Thân xác con người là tứ đại, chim chóc thú vật cỏ cây cũng thuộc về tứ đại. 4 đại này không biết từ đâu đến và đi về đâu, nó hoàn toàn là không. Nhưng tự nó xuất hiện và tự nó biến đi. Đơn giản vô thường là như vậy. Do đó biết chết không phải là hết vì cũng còn luân hồi của nghiệp lực do mình tạo ra. Bể khổ trầm luân không ai tránh khỏi khổ đau sinh lão bệnh tử.

    Ba sinh là kiếp trước, kiếp này và kiếp sau theo thuyết luân hồi của nhà Phật. Nên ông Nguyễn Du mới nói:

    “Ví chăng duyên nợ ba sinh.

    Thì chi đem giống khuynh thành trêu ngươi“

    Còn bà Hồ Xuân Hương thì kêu lên:

    “Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!

    Cái nợ ba sinh đẫ trả rồi!“


    Câu thơ lục bát của tôi muốn nói nàng Ngọc Hân còn nặng nợ duyên tình với Nguyễn Huệ. Nàng sẽ tìm lại ông Nguyễn Huệ hàng ngàn kiếp sau hay chính nàng sẽ tìm cái thằng Lu Hà tôi để trả nợ bài thơ tình mà tôi đã viết về nàng để nghìn năm hương lửa nồng nàn tỏ rõ cho thiên hạ biết mặt thuyền quyên tuyết trắng đào non với chàng thi sĩ ?


    “ Trộm nghe Thang Võ anh hào

    Công lao đế nghiệp thọ cao mệnh trời

    Giúp dân cứu nước thương đời

    Công trình Nghiêu Thuấn lòng người tạc ghi“


    Thang Võ là tên gọi của Thành Thang và Võ Thành Vương hay Chu Thành Vương.

    Thành Thang được hai mưu sĩ tên là Y Doãn và Trọng Hỷ giúp sức lật đổ Kiệt Vương hoang dâm độc tài bạo ngược. Chu Vũ Vương được một ông già ngót 80 tuổi tên là Khương Tử Nha tức là ông Lã Vọng ngồi câu cá đó, có trong các bức tranh cổ ở Việt Nam hay bày bán. Ông đã giúp Chu Vũ Vương diệt bạo chúa Trụ Vương lập ra nhà Chu. Trong sách xuân thu có chép: Thành Thang, Đại Vũ, Chu Vũ Vương là 3 vị tam vương hiền quân minh chúa. Các vị này công lao lớn quá nên trời để cho được sống lâu. Nghiêu Thuấn tức là hai vị vua hiền gọi là Đế Nghiêu đạo giáo tôn ông là Thiên Quan Đại Đế. Đế Thuấn cũng được đạo giáo tôn vinh là Địa Quan Đại Đế. Nghiêu nhường ngôi cho Thuấn. Triều đại của các ông theo tôi coi như là nền móng cộng hòa dân chủ đầu tiên trong lịch sử loài người. Vua cũng đi cày bừa như dân, làng xóm ấm no hạnh phúc, không có chuyện trộm cắp tham nhặt của rơi.


    “ Chồng ta nào có kém gì

    Mà sao mệnh yểu chim di nấm mồ

    Xót xa vận nước cơ đồ

    Giọt châu lã chã liễu bồ thiết tha“


    Sau 220 năm, Lu Hà tôi cũng phải kêu lên cùng nàng Ngọc Hân khi nghĩ về công trạng giúp đời giúp dân đánh đuổi ngoại xâm cứu nước, mở mang văn hóa khuyến khích học chữ Nôm của vua Quang Trung Nguyễn Huệ có kém gì Thành Thang, Chu Thành Vương, Nghiêu Thuấn đâu mà sao ông trời ăn ở bạc bẽo hẹp hòi như vậy? Tuổi thọ của Nguyễn Huệ chỉ có 40 thôi?


    Chúng ta hãy lắng nghe Ngọc Hân kể lể tâm tư nỗi lòng cay đắng của mình bằng những vần thơ song thất lục bát:

    “Nghe trước có đấng vương Thang Võ

    Công nghiệp nhiều tuổi thọ thêm cao

    Mà nay áo vải cờ đào

    Giúp dân dựng nước biết bao công trình


    Công dường ấy mà nhân dường ấy

    Cõi thọ sao hẹp bấy hóa công

    Rộng cho chuộc được tuổi rồng

    Đổi thân ắt hẳn bõ lòng tôi ngươi“


    Ý thơ rõ ràng nàng oán trách ông trời, nàng muốn làm một cuộc buôn bán mặc cả với trời. Nằng sẵn sàng đổi mạng, sẵn sàng chết đi để cho vua Nguyễn Huệ được sống .

    Để đòi lại đất đai hai vùng Quảng Đông và Quảng Tây.


    Viết đến đây tôi lại nhớ tới nàng Trần Huyền Trân cũng vâng mệnh Phụ Hoàng kết hôn với chàng Chế Mân một người hào hoa phong nhã một vị anh hùng của nước Chiêm Thành đã cùng sát cánh với Đại Việt đánh đuổi quân xâm lược Mông cổ. Mới đầu nàng cũng buồn sau sống với Ché Mân nàng lại rất yêu Chế Mân, nàng oán hận Trần Khắc Chung sao lại đến cướp nàng về, trong khi trong lòng nàng chỉ muốn lên giàn hỏa thiêu cho trọn đạo vợ chồng và khỏi mang tiếng cho nước Đại Việt tráo trở lật lọng lấy không của Chiêm Thành hai châu Ô -Rí. Bài thơ viết vào năm 2007 hồi đó tôi chưa thật hiểu rõ mối tình nồng cháy của công chúa Huyền Trân và vua Chiêm Thành là chàng Chế Mân cũng rất sâu nặng.


    Huyền Trân Về Chiêm Quốc


    Một bước chân đi một lỡ làng

    Nỗi đau dân nước trái sầu ngang

    Vua cha chót hứa người Chiêm Quốc

    Thuyền lỡ duyên đò đợi kiếp sang


    Vua anh cũng chẳng thuận lòng cha

    Huynh muội tình thương khúc ruột rà

    Lưỡng lự triều đình hai nước bí

    Em đi thêm đất lợi trăm nhà


    Thế kỷ qua rồi vó ngựa vang

    Vương triều ải bắc máu thành giang

    Anh hùng ngã xuống từng bao lớp

    Soi bóng thiên thu hận lá vàng


    Một bước chân đi một lỡ làng

    Dưới trơì bi lụy dấu sang ngang

    Ví bằng có đổi thành chim được

    Đôi cánh tự do chẳng bẽ bàng


    Gả bán chữ tòng bắt phải theo

    Trái duyên lễ giáo trói đời sao

    Hai châu Ô-Lý đè thân gái

    Tủi cực buồn cho phận má đào


    Xưa chốn cung đình in bóng nhau

    Đường kim muĩ chỉ lựa tay mau

    Cung tần mỹ nữ nhìn xa nhé

    Ai biết tình ai đã bấy lâu


    Đường trường thiên lý bóng chiều chen

    Thiếu nữ qua đi khắp mọi miền

    Đám rước cô dâu về vạn tượng

    Thương con chim hót ngẩn ngơ phiền


    Thăm thẳm rừng sâu miền đất lạ

    Bồ hòn ngậm đắng hỡi Khắc Chung

    Giang sơn gấm vóc vươn bờ cõi

    Vì nước em ơi lệ suối cùng


    Một bưóc chân đi một lỡ làng

    Đắng cay tủi hận dấu xe tang

    Thân mai xe nghiến màu hoa uá

    Cành trúc la đà gió bẻ ngang


    Đổi chác duyên tình thiên hạ biết

    Người thua kẻ thắng bụi tàn bay

    Hám danh nữ sắc dâng tay cống

    Một nửa giang sơn thiệt thế này


    Trót đã sinh ra thân ngọc ngà

    Mỵ Châu Trọng Thủy mối tình xưa

    Huyền Trân công chúa về Chiêm Quốc

    Trái cảnh thương đau mối cảm sầu?


    Muà thu 2007 Lu Hà



    Huyền Trân Lại Về

    cảm hứng từ thơ Bùi Thảo: Tình Sử Huyền Trân


    Ai thương công chúa Huyền Trân

    Duyên tình trắc tở tần ngần ngẩn ngơ

    Trăng sao tủi hận vườn đào ?

    Khắc Chung dũng tướng nghẹn ngào chiều thu...


    Tại gia xuất giá tòng phu

    Thuyền hoa đợi bến sương mù xôn xao

    Ba quân chỉ ngọn cờ đào

    Trống giong đám rước dạt dào quan san


    Hai châu Ô- Lý thuộc Trần

    Anh Tông lưỡng lự triều thần chủ trương

    Cánh buồm thuận gió băng băng

    Tình cha nghĩa mẹ ngổn ngang cõi lòng


    Giang sơn bờ cõi mênh mông

    Gánh buồn em chiụ má hồng tuổi xuân

    Ngậm ngùi hổ tướng tiễn chân

    Ruột đau như cắt lệ chan đôi hàng?


    Ầm ầm ngưạ hí quân vang

    Hồng bào lộng lẫy kiệu vàng thong dong

    Linh đình hoàng hậu sắc phong

    Trùng dương xa cách biển đông ngỡ ngàng


    Tròn năm bụng chửa cái mang

    Đa da hoàng tử ngai vàng bơ vơ

    Chế Mân hồn phách dật dờ

    Nửa đường đứt gánh xác xơ cung đàn


    Giàn thiêu lửa đỏ xương tàn

    Vua anh hoảng sợ tướng quân gọi bàn

    Tình xưa mộng cũ chứa chan

    Biển khơi đưa tiễn non ngàn Chế Mân


    Mẹo hay thẳng cánh lấn tràn

    Phăng phăng cưỡi sóng trăng ngàn tùng quân…

    Dùng dằng trướng phủ màn ngăn

    Thẹn thùng má phấn nồng nàn gió mây...!


    * Bài thơ này tôi trót làm từ năm 2010. Mấy năm sau tra cứu lại lịch sử thì không phải như vậy. Huyền Trân rất chung thủy với chồng và nàng rất bất mãn oán hận vua Trần Anh Tông cũng là anh trai mình sai Trần Khắc Chung đón nàng về và nàng quyết định xuống tóc đi tu cấp tốc. Huyền Trân thời gian làm ni cô trong chùa hoàn toàn không biết gì về chuyện thiên hạ đồn thổi mình với ông gìa Trần Khắc Chung. Nàng sớm tối chỉ chăm hái thuốc chữa bệnh và cầu kinh gõ mõ. Ruộng đất thái hậu tức là dì ruột ban cho nàng không chịu nhận mà chỉ cặm cụi trồng rau một mảnh vườn nhỏ sau chùa.

    7.7.2010 Lu Hà


    Công lao hai nàng công chúa Trần Huyền Trân và Lê Ngọc Hân hai triều vua liên tiếp Trần- Lê rất lớn cho nước Việt Nam ta. Bao dung đức hạnh tình người thủy chung. Nhất là Trần Huyền Trân đã có công mở mang bờ cõi mà đám dân đen nhà quê thất học hại đức còn làm ca dao diễu cợt. Trong dân gian, có lẽ vì thời đó người Việt coi người Chăm là dân tộc thấp kém nên đã có câu ca dao:


    Tiếc thay cây quế giữa rừng

    Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo


    Khi Huyền Trân trở về Thăng Long, công chúa xuất gia ở núi Trâu Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh thọ Bồ tát giới và được ban pháp danh Hương Tràng

    Các triều đại sau đều sắc phong công chúa Huyền Trân là thần hộ quốc. Nhà Nguyễn ban chiếu ghi nhận công lao của công chúa Huyền Trân trong việc giữ nước giúp dân, có nhiều linh ứng, nâng bậc tăng là "Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần"


    “Ngậm ngùi di chiếu lan xa

    Đất trời ảm đạm nhân hà thảm thê

    Chập chờn nửa tỉnh nửa mê

    Mối sầu ai gỡ ê chề tiệc hoa“


    Con người ta trước khi chết viết di chúc để lại cho con cháu. Là bức thư cuối cùng thể hiện ý chí, nguyện vọng, lời dặn dò. Đó là những lời gửi gắm thiêng liêng mà thế hệ con cháu đời sau phải cố gắng thực hiện. Di chúc cũng không quên vấn đề phân chia tài cho con cái, tránh tranh chấp, mâu thuẫn sau này. Đó là di chúc của những thường dân. Còn di chiếu của bậc đế vương như Nguyễn Huệ là thông cáo toàn dân phải có bổn phận con dân với với triều đình bảo vệ biên cương lãnh thổ. Ta hãy đọc lại di chiếu của Lý Nhân Tông qua bản dịch từ chữ Hán:

    “Trẫm nghe: các giống sinh vật không giống nào không chết. Chết là số lớn của trời đất, là lẽ đương nhiên của muôn loài. Thế mà người đời không ai không ham sống, ghét chết. Có người chôn cất linh đình đến huỷ hoại cả cơ nghiệp; có người coi trọng việc tang chế đến hao tổn cả tính mệnh, trẫm rất không ưa. Trẫm đã ít đức, không làm gì cho trăm họ được yên đến khi chết đi lại bắt dân chúng mặc xô gai, sớm tối khóc lóc, giảm ăn uống, bỏ cúng tế, để làm nặng thêm lỗi lầm của trẫm thì thiên hạ sẽ bảo trẫm là người như thế nào?


    Trẫm vẫn sót vì tuổi nhỏ phải đảm đương ngôi báu lớn, ở trên các vương hầu, lúc nào cũng nghiêm kính sợ hãi, đến nay đã năm mươi sáu năm. Nhờ anh linh của tổ tông và hoàng thiên tin giúp nên bốn bể yên lành, biên thuỳ ít loạn, đến khi chết đi được dự đứng sau tiên đế là may lắm rồi, việc gì còn phải khóc thương!

    Trẫm từ khi đi xem dân gặt hái đến nay, trong mình bỗng thấy không khỏe, bây giờ bệnh đã trầm trọng, sợ không kịp căn dặn đầy đủ, nên hãy thận trọng mà nói việc kế tự thôi! Thái tử Dương Hoán tuổi đã tròn mười hai, có độ lượng, thông minh, thành thực trung hậu, ôn hoà nghiêm kính, có thể theo phép cũ của trẫm, lên ngôi hoàng đế.


    Này đứa trẻ thơ, con hãy vâng nhận mệnh ta, nối dõi thể thống, giữ gìn cơ nghiệp, làm rộng lớn thêm công đức của tiền nhân. Trẫm mong thần dân hết lòng phụ tá.


    Hỡi ngươi Bá Ngọc, ngươi thực có phong độ người quân tử. Hãy sửa sang giáo mác để dự phòng những việc bất trắc, chớ làm sai mệnh trẫm, trẫm dù nhắm mắt cũng không ân hận gì.


    Việc tang thì sau ba ngày nên bỏ áo trở, thôi khóc than. Chôn cất thì nên theo cách kiệm ước của Hán Văn Đế, không cần xây lăng tẩm riêng, hãy để trẫm được hầu bên cạnh tiên đế.


    Than ôi! Mặt trời đã xế, tấc bóng khôn dừng; trăng trối mấy lời, nghìn năm vĩnh quyết!

    Các ngươi nên thực lòng kính nghe lời trẫm, tỏ bày với các bậc vương công và bá cáo cho mọi người cùng biết.“



    Di chiếu vua ban thông cáo cho triều thần và toàn dân là như thế đó. Lý Nhân Tông được học hành nhiều ngài giỏi văn chương chữ nghĩa. Còn Nguyễn Huệ giỏi về võ nghệ đánh trận cầm quân và hoạch định các chính sách an dân phát triển đất nước. Người Hoa và Tây Phương vẫn thường nói Nguyễn Huệ rất cởi mở, con mắt ông thông thoáng nhìn về sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Sống dưới triều Tây Sơn người ngoại quốc rất dễ thở không bị o ép như các triều vua nhà Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức v.v...Bóc lột dân chúng đến xương tủy, thuế khóa nặng nề. Nạn bài trừ tôn giáo nhất là đạo Ki-Tô giáo rất kinh khủng, chém đầu giáo sĩ giáo dân như phạt chuối.


    Còn Nguyễn Huệ thì không bao giờ có chuyện đó sảy ra. Nguyễn Huệ chủ trương cấp đất cho dân nghèo, các xưởng thủ công phát triển, buôn bán giao thương với người Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Bỏ lối thi cử từ chương trích cú, học hàm sáo rỗng kiến thức nông cạn. Khuyến khích học chữ Nôm của người Việt, phát âm đọc ra hoàn toàn tiếng Việt khắp cả 3 miền Trung, Nam, Bắc.


    Nguyễn Huệ chiêu hiền đãi sĩ các bậc văn nhân trí giả như: Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ich, Nguyễn Thiêp vân vân và vân vân… Không như triều Gia Long để dân đói quá sinh ra nội loạn. Một văn thi sĩ như Cao Bá Quát cũng không chịu nổi phải nổi lên khởi nghĩa chống lại triều đình hủ bại. Thật đáng thương thay cho dân tộc Việt Nam nếu trời để cho vua Quang Trung thọ thêm 20 hay 30 năm nữa chắc chắn người Pháp sẽ không mang quân xâm lược Việt Nam và nước ta có thể tiến bộ văn minh hơn cả Nhật Bản.


    Nguyễn Huệ ra đi cả thành Phú Xuân bầu trời trở nên u ám mưa rền gió khóc , nhân gian thật là thê thảm não nề. Nàng Ngọc Hân vật vã nguồn cơn, nhìn quanh tả hữu có mấy ai, chỉ là hai đứa con thơ dại còn đang lẫm chẫm biết đi.


    “Chữ tòng khóe hạnh nhạt nhòa

    Đền ơn mưa móc thái hòa dân an

    Thân còn thể phách mê man

    Lần theo bồng đảo suối ngàn hồn mây“


    Chữ tòng là theo đạo nho gia giáo huấn : Tại gia tòng phụ, ký gia tòng phu, phu tử tòng tử. Ngọc Hân được nuôi dạy theo kiểu mẫu tứ đức của người phụ nữ công dung ngôn hạnh. Con gái ở nhà tuân thủ nghe lời cha dạy, khi đã lấy chồng là nghe theo chồng, chồng chết thì nghe theo lời con trưởng. Nhưng Nguyền Huệ không phải là người cố chấp độc tài gia trưởng, ông không lắm vợ hoang dâm vô độ như Gia Long. Nguyễn Huệ là người sống có tình yêu nam nữ. Quan hệ vợ chồng Huệ- Hân là bình đẳng. Nên khi ông chết đi làm cho Ngọc Hân linh hồn thể phách mê man. Nàng mơ tháy mình như lạc vào cõi tiên chốn bồng đảo Thần Châu Bột Hải như Lý Long Cơ gặp nàng Dương Quý Phi đã đắc đạo trở thành Thái Chân.


    “ Bần thần giây phút ngất ngây

    Thiếp chàng đàm thoại vui vầy canh thâu

    Bình minh chim hót trên cành

    Mỉa mai oanh yến kinh thành lìa xa


    Âm dương đôi ngả ta bà

    Hoàng hôn đom đóm bóng ma vật vờ

    Thương hai trẻ nhỏ ngây thơ

    Mất cha côi cút bơ vơ gọi hoài


    Tưởng rằng lạc chốn thiên thai

    Tiếng gà xao xác đêm dài chiêm bao

    Vật mình ôm gối khát khao

    Ngọc Kinh xa lắc ngày nào tới nơi?


    Đoạn thơ trên tôi đã nhập hồn vào nàng Ngọc Hân trên đường đi tìm chồng qua các nẻo thiên thai bồng đảo, nhưng ngọc kinh thì còn xa lắc. Ngọc Kinh là gì? Chính là Bạch Ngọc Kinh là thiên quốc hay cõi niết bàn của nhà Phật. Ngọc Hân là một cư sĩ một phật tử thuần hành.

    Ngọc Hân viết đoạn chiêm bao này rất dài theo thể song thất lục bát, nhưng tôi rút ngắn lại theo thể lục bát.


    “ Cúng sao giải hạn cầu trời

    Khối tình chôn chặt cạn lời nước non

    Tình xưa gang tấc đâu còn

    Trước sân bóng nguyệt lầu son dãi dề“


    Theo Phật giáo tất cả 9 sao, nên cứ 9 năm lại luân phiên trở lại ứng với người nam, nữ đó là: sao La Hầu, Kế Đô, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hớn, Thổ Tú, Thái Bạch, Thủy Diệu.

    Dân gian cho rằng nếu nam gặp phải sao chiếu mạng là La Hầu, nữ là sao Kế Đô thì năm đó là năm xấu, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Riêng với sao Thái Bạch thì hao tài tốn của, tiền bạc làm ra không giữ được, có tiểu nhân quấy phá. Tôi không chắc chắn Ngọc Hân sự thực có cúng sao gỉai hạn như trong thơ tôi viết không? Theo tôi Phật Giáo nguyên thủy khi Đức Phật Thích Ca tại thể tôi chưa hề nghe nói đến cúng sao gỉai hạn? Nhưng cũng có thể lắm nếu nàng viết ra:


    “ Từ nắng hạ mưa thu trái tiết

    Xót mình rồng mỏi mệt chẳng yên

    Xiết bao kinh sợ lo phiền

    Miếu thần đã đảo thuốc tiên lại cầu


    Khắp mọi chốn đâu đâu tìm rước

    Phương pháp nào đổi được cùng chăng

    Ngán thay máy tạo bất bằng

    Bóng mây thoắt đã ngắt chừng xe loan“


    Tình xưa gang tấc là giấc mơ đoàn tụ ân ái bi hoan vừa mới đây thôi mà trong khoảng khắc đã mất tiêu rồi. Trước sân chỉ thấy bóng trăng trước cửa lầu son lã chã sương rơi.


    Cuối cùng xin đa tạ Thu Hà đã ngâm để cho tác giả bài thơ “Sầu Ly Ai Oán“ có thi hứng viết bài luận thơ giải nghĩa dài.


    1.10.2019 Lu Hà
     
    Chỉnh sửa cuối: Thg 10 1, 2019

Chia sẻ trang này

Share