Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 49

Thảo luận trong 'Lu Hà' bắt đầu bởi Lu Hà, Thg 10 30, 2019.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Sầu Ly Ai Oán (1)


    Sầu Ly Ai Oán một bài thơ lục bát dài viết theo thể trường ca bi oán phỏng theo tâm trạng bà Bắc Cung Hoàng Hậu Lê Ngọc Hân khóc chồng là vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Bà Lê Ngọc Hân đã viết bài thơ song thất lục bát dài bằng chữ nôm với tên đề: “Ai Tư Vãn“. Tôi tạm giải nghĩa nôm na : Ai là ai oán, tư là riêng tư, vãn là than vãn.

    Bài thơ khóc chồng cũng là một bản điếu văn đọc trước bài vị linh cữu vua Quang Trung.


    Trong lịch sử Việt Nam có hai người khóc mà thành thơ. Đó là trường hợp anh chàng vệ quốc đoàn Hữu Loan khóc vợ được tôi miêu tả bằng bài thơ song thất lục bát dài. Tôi xin chép lại toàn bộ ra đây. Vì thấy tâm trạng nàng Ngọc Hân và chàng Hữu Loan rất giống nhau. Cả hai không chủ ý làm thơ mà chỉ vì do quá thương cảm đớn đau mà nghẹn ngào khóc ra thơ. Một người khóc vợ và một người khóc chồng


    Thắp Nén Hương Sầu

    chuyển thể thơ Hữu Loan: Màu Tím Hoa Sim


    Phận là gái ba anh bộ đội

    Xa gia đình sớm tối chiến khu

    Em trai bé bỏng ngây thơ

    Vẫn chưa biết nói mẹ già em thương


    Tôi Hữu Loan người chồng vệ quốc

    Đợi chờ em mái tóc còn xanh

    Kết hôn ngày đẹp tháng lành

    Không đòi áo cưới, yêu anh trọn đời


    Tôi tranh thủ mấy hồi vội vã

    Đôi giày đinh tầm tã hành quân

    Bùn lầy lưá tuổi đang xuân

    Em cười xinh xắn nồng nàn ngất ngây


    Chàng độc đáo em say chới với

    Tình vợ chồng đắm đuối yên vui

    Cưới xong buồn bã hên sui

    Mấy ngày nghỉ phép ngậm sang ngang


    Cứ ái ngại tào khang nồng thắm

    Gái có chồng ảm đạm hành trình

    Cuộc đời vệ quốc chiến binh

    Biết đâu vĩnh biệt khi mình hy sinh?


    Cũng khối kẻ rập rình núi đỏ

    Nắm xương tàn cổ độ trăng thu

    Linh hồn lạc lối thâm u

    Tìm người vợ trẻ mịt mù bi ai


    Nhưng không chết người trai từng trải

    Mà chết người em gái hậu phương

    Em tôi một buổi bên sông

    Cuốn trôi rờn rợn thê lương phũ phàng


    Tôi xin phép về làng thăm mộ

    Mẹ tôi ngồi bên hố thương đau

    Chiếc bình hoa cưới úa màu

    Muội tàn bám lạnh dãi dàu năm xưa


    Thương mái tóc vẫn chưa tròn búi

    Vội ra đi buồn tủi cơ hàn

    Ái ân chưa trọn trăng tuần

    Để anh côi cút tấm thân phong trần


    Vẫn chưa thuả lời trăn ý trối

    Dặn gì nhau lần cuối em ơi!

    Ngày xưa đồi tím sương rơi

    Áo em cũng tím lòng tôi ngẹn ngào


    Tôi nhớ lại đèn khuya huyền ảo

    Một mình em vá áo cho chồng

    Miệt mài suốt cả đêm trường

    Bát cơm miếng nước tình thương dạt dào


    Chiều Đông bắc trời sao u ám

    Ba người anh thê thảm bi thương

    Cái tin em gái trôi sông

    Đi nhanh hơn cả lấy chồng mừng vui!


    Gió thu sớm ngậm ngùi mây nước

    Dòng sông quê bạc phước trăng tàn

    Em trai mới lớn hỏi han

    Ngỡ ngàng ảnh chị lệ tràn mãi thôi


    Gió hiu hắt mây trời hờ hững

    Chiều hành quân qua những đồi sim

    Cỏ vàng héo uá trong tim

    Nỗi buồn day rứt im lìm bước đi


    Muà sim chín thầm thì tha thiết

    Cảnh chiều hoang biền biệt Ninh ơi!

    Ai hò biển lá xa xôi

    Vô tình ác ý giưã đời thương đau...


    Chiều hoang tím vàng thu chẳng dứt

    Tôi ngân nga da diết lời ca

    Áo anh sứt chỉđường tà

    Vợ anh chết sớm mẹ già chưa khâu...


    Muà sim chín càng đau rớm lệ

    Gió thông reo kể lể hồn thơ

    Nấm mồ cỏ dại bơ vơ

    Có ai thắp nén hương mờ cho tôi!


    20.3.2010 Lu Hà


    Ngọc Hân không phải là một thi sĩ chuyên nghiệp, nàng là con gái yêu nhất của vua Lê Hiển Tông mẹ là bà Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền. Vua Lê Hiển Tông có hàng tá công chúa nhưng không ai được mang chữ ngọc mà chỉ có Ngọc Hân và Ngọc Bình là em gái nàng được coi như ngọc. Cuối thế kỷ 18 và tiền bán thế kỷ 19 chữ nôm rất phát triển một loại chữ cả tượng thanh lẫn tượng hình. Phát âm hoàn toàn bằng giọng nói thường ngày của người Việt, còn chữ viết từa tựa chữ Hán cải biên đi rất nhiều, chỉ dành cho các vương tôn hoàng tộc văn sĩ học giả là có thể đọc được. Thời gian này đã có hai nhà thơ trứ danh viết thơ song thất lục bát là ông Nguyễn Gia Thiều và bà Đoàn Thị Điểm. Tôi thấy Ngọc Hân đúng là bạn hồng nhan tri kỷ của tôi. Nàng thông hiểu niêm luật làm thơ, uyên bác tinh hoa cổ học các điển tích bên Tàu. Còn ông Nguyễn Huệ là người chồng tào khang một vị đại anh hùng cứu quốc trong lòng Ngọc Hân. Nếu cùng sinh một thời tôi sẽ kết bạn thơ văn với nàng Lê Ngọc Hân trên trang Facebook ngay và tôi thầm yêu nàng. Tôi chắp tay cầu nguyện kiếp sau nàng sẽ là vợ tôi. Tôi sẽ ôm ghì lấy nàng mà hôn hít ân ái cho trời rung đất lở, cho hai vầng nhật nguyệt phải sôi sục khi mờ lúc ảo mới thôi và nàng sẽ sinh ra cho tôi một đàn con. Thi sĩ mà tôi hay mơ mộng thế đấy.


    Ngọc Hân chịu ảnh hưởng bởi hai tác phẩm kinh điển Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán Ngâm Khúc đều là những tiếc khóc bi ai của người thiếu phụ xa chồng, phải đi lính cho triều đình và nàng cung nữ bị bỏ rơi trong cung cấm. Nhưng cả hai tác phẩm đó đều do những cái đầu thi nhân nhào nặn ra. Nhưng trường hợp Hữu Loan và Ngọc Hân chẳng phải thi nhân chi hết mà vô tình thành thi nhân. Ngọc Hân trở thành bà Hoàng duy nhất trong lịch sử cổ kim đông tây biết làm thơ và lại thơ rất hay.


    Tôi lại thấy trong thơ Ngọc Hân còn hương vị của nhà thơ Bạch Cư Dị mô tả về mối tình vương giả giữa vua Đường Minh Tông và nàng Dương Quý Phi cũng được tôi mô tả lại bằng thơ:

    Hận Tình Dương Ngọc Hoàn Và Lý Long Cơ

    cảm xúc từ Trường Hận Ca của Bạch Cư Dị


    Võ Hoàng Đế nằm yên linh cữu

    Đấng chí tôn nội tử lên ngôi

    Long Cợ sầu cảm xa xôi

    Nhớ thương Hoàng Hậu nổi trôi bến tình


    Cao Lực Sĩ một mình chiêu mộ

    Ra công tìm kiều nữ nhân gian

    Họ Dương có ả Ngọc Hoàn

    Xuân xanh vừa chớm đến tuần cập kê


    Dáng lướt thướt bầu thê giáng thế

    Hoàng tử phi diễm lệ thu ba

    Chiếu truyền đạo sĩ tài hoa

    Ba cung sáu viện nhạt nhòa trúc mai


    Mạch suối ấm liễu đài băng tuyết

    Đỉnh Ly Sơn thắm thiết da ngà

    Phẩm tiên đôi trái mâm nga

    Trăng vàng sóng sánh mặn mà quý phi


    Thưa thánh thượng thầm thì oanh yến

    Động bướm hoa hiển hiện thiên thai

    Tóc mây lõa xõa mày ngài

    Trống canh thủng thẳng trâm cài điểm tô


    Chim cúc trái tha hồ ân ái

    Buổi thiết triều trễ nải cho qua

    Bầu tiêu lai láng thềm hoa

    Lửa tình cuồn cuộn xuýt xoa dạt dào


    Không có gió lẽ nào hờ hững

    Cột buồm vua lừng lững ra khơi

    Gối chăn nghiêng ngả đất trời

    Rồng mây hừng hực lả lơi sóng trào


    Vua sủng ái má đào thục nữ

    Bậc mẫu nghi thiên hạ như ai

    Họ hàng quyền qúy phát tài

    Khiến bao cha mẹ mộng hoài cô nương


    Khói hương khấn cầu mong sinh gái

    Điệu nghê thường êm ái vũ y

    Cung đàn sáo đệm lâm ly

    Phong phanh dải lụa kinh kỳ đèn sao


    Quân Ngư Dương ào ào vũ bão

    An Lộc Sơn máu đỏ chiến bào

    Sục sôi lửa lựu đêm nào

    Yến oanh dan díu nghẹn ngào giai nhân


    Phút tan nát mây Tần gió Sở

    Cả Trường An khốn khổ bi ai

    Cung Phi thểu não gót hài

    Mặt hoa ủ rũ phủ đài tang thương


    Cảnh đế đô thê lương hỗn loạn

    Đạp lên nhau phách tán hồn kinh

    Bao nhiêu giận dữ bất bình

    Bất tuân thánh chỉ gia hình qúy phi


    Thế là hết lệ chi quả ngọt

    Đường Minh Hoàng chua xót đắng cay

    Cúi đầu thảm khốc thương thay

    Bụi vàng Kiếm Các đọa đày Nga Mi


    Bóng chiều nhạt đầm đìa nước mắt

    Dải lụa hồng xiết chặt bi ai

    Hồn xiêu phách lạc tuyền đài

    Hoang sơ Ba Thục u hoài Mã Ngôi


    Mô đất nhỏ núi đồi cỏ dại

    Tiếng quạ kêu tê tái quân vương

    Cành vàng lá ngọc gió sương

    Hận cùng giun dế đêm trường mưa rơi


    Rồi lên ngựa tả tơi binh tướng

    Đất Tây Xuyện cảnh tượng hoang tàn

    Tháng ngày trông đợi hồi loan

    Lạc Dương trở lại giang san mơ màng


    Lý Thái Bạch ôm trăng khóc nguyệt

    Điệu thanh bình hủy diệt thanh danh

    Nịnh thần kèn cựa tranh dành

    Dèm pha Phi Yến thôi đành chịu tang


    Non xanh cỏ biếc hàng mây ngói

    Vườn Phù Dung nhức nhối dấu yêu

    Vị Ương Thái Dịch tiêu điều

    Sen khô mai héo mĩ miều còn đâu


    Thềm rêu mọc úa sầu cung nữ

    Tóc bạc phơ tư lự thẫn thờ

    Canh thâu trằn trọc giấc mơ

    Màn đêm bao phủ lờ mờ sông Ngân


    Quan thái giám tay chân run rẩy

    Thái thượng hoàng lẩy bẩy dung nhan

    Nỗi niềm tưởng nhớ khóc than

    Vua tôi nức nở lệ chan dòng dòng


    Trước thềm điện soi đường đom đóm

    Sương thu rơi lốm đốm nhành mai

    Ý sầu trằn trọc đêm dài

    Âm dương cách trở u hoài canh thâu


    Mộng chẳng dứt dãi dầu tơ liễu

    Bóng người xưa yểu điệu hao gày

    Gối loan lạnh lẽo heo may

    Châu sa lã chã mặt mày xác xơ


    Cầm túi gấm bơ phờ ngắm nghía

    Mùi hương thơm hồng tía hồn say

    Mả hoang xót lại vật này

    Lờ mờ hư ảo đắng cay phũ phàng


    Gió xuân hận bóng nàng phảng phất

    Áo xiêm y ngây ngất hoa cười

    Dao đài Quần Ngọc chơi vơi

    Hỏi nơi cung Hán còn người nào hay


    Vì thánh thượng có tay thuật sĩ

    Đất Lâm Cùng gọi quỷ chiêu hồn

    Cưỡi mậy đạp gió sóng cồn

    Thiên tào địa phủ bồn chồn tìm đâu


    Chợt ngoài cõi thần châu mù mịt

    Gác tiên bồng chi chít cỏ hoa

    Hiên tây liễu phủ lòa xòa

    Màn che trướng phủ thượng tòa Thái Chân


    Tiên nữ bẩm đạo nhân hạ giới

    Xứ gỉa là khách mới ghé chơi

    Bồi hồi thốt chẳng ra lời

    Song Thành Tiểu Ngọc cho mời vào ngay


    Mặt trông mặt ai hay tình cũ

    Cơn sóng lòng chan chứa ngất ngây

    Ai ngờ chén ngọc vơi đầy

    Phút giây hội ngộ vui vầy là bao


    Sương móc đọng ruột bào gan héo

    Khóe hạnh trào muôn nẻo đường mây

    Hôm nay chàng đã đến đây

    Nghê thường khúc nhạc canh chầy xót xa


    Đành từ biệt lầu nga gác phượng

    Hộp Hoa Điền trân trọng mở ra

    Vàng dòng nửa mảnh kim thoa

    Ngọc châu còn một nhạt nhòa khói bay


    Ôm mặt khóc giãi bày kể lể

    Cây liền cành mưa bể gió nguồn

    Cánh chim phấp phới hoàng hôn

    Ngàn sao chứng dám lệ tuôn đôi hàng !


    Lòng sầu hận dở dang ân ái

    Bụi Tràng An tê tái thê lương

    Tội tình chi hỡi mỵ nương

    Hồng nhan bạc mệnh đoạn trường bi ai!


    * Dương Ngọc Hoàn tức Dương Qúy Phi, từng làm pháp sư gọi là Thái Chân

    Lý Long Cơ tức vua Đường Huyền Tông hay gọi là Đường Minh Hoàng


    5.12.2014 Lu Hà


    Bây giờ tôi sẽ dẫn dắt các bạn nhẩn nha phân tích ý nghĩa từng chữ khó hiểu, ta cứ đi từng bước một từng câu từng khổ có 4 câu thơ nhé:

    ” Ai Tư Vãn, tiếng khóc than

    Điếu văn Hoàng Hậu ngút ngàn khổ đau

    Trải qua đại nạn bể dâu

    Xe rồng hun hút dãi dầu khói hương”


    Ngọc Hân theo chồng vào Nam sinh sống tức vua Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân.

    Hương lửa 6 năm nồng ấm và Ngọc Hân đã sinh ra cho Nguyễn Huệ hai đứa con công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức. Nguyễn Huệ đang rất sung sức ông còn ép cả vua Càn Long gả con gái cho để lấy cớ xin của hồi môn là các vùng đất Quảng Đông Quảng Tây vốn dĩ là đất của nước Đại Việt là mảnh đất của cha ông tổ tiên ta để lại. Ngô Thì Nhậm thảo tờ biểu rất hay xin cưới con gái vua nhà Thanh, Nguyễn Huệ làm phò mã nhưng thực ra chỉ là chọc tức Càn Long mà thôi và Nguyễn Huệ sai tướng Vũ Văn Dũng đi sứ chỉ là để do thám tình hình quân sự. Nguyễn Huệ đang hăm hở chuẩn bị mở rộng chiến tranh ra phía Bắc để đòi lại đất đai. Càn Long cũng run sợ ngoài mặt giả bộ đồng ý gả con gái cho Nguyễn Huệ nhưng trong thâm tâm chỉ muốn trả lại vùng đất Quảng Tây thôi, một vùng đất đai cằn cỗi chó ăn đá gà ăn sỏi để làm của hồi môn cho con gái yêu. Người ta thường nói: Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Người tính không bằng trời tính. Vũ Văn Dũng nghe được hung tin cấp báo nghiêm mật từ hệ thống tình báo riêng từ Phú Xuân: Vua Quang Trung đã băng hà. Cả sứ đoàn phải ngậm tăm coi như không có chuyện gì lặng lẽ rời bỏ nước Tàu để về nước gấp. Cái chết của vua Quang Trung làm cho kẻ thù của ông ở Gia Định là Nguyễn Ánh đắc ý, người anh cả sau khi trao quyền hành cho em trai mình là Nguyễn Huệ chỉ dám nhận mình Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc ở thành Qui Nhơn thì tưng hửng. Cái chết của Huệ bí mật đến mức phái bộ của Nhạc nghe tin vua ốm cũng bị cản lại.


    Có nhiều giả thuyết về cái chết của Nguyễn Huệ có người đồn vua Càn Long tặng vua Nguyễn Huệ cái áo lông chim có tẩm độc? Nhưng tôi không tin một người ranh ma như Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn, Tư Mã Ý, Tào Tháo mà lại chịu mặc áo của kẻ thù phương Bắc tặng? Tôi cho rằng ông Nguyễn Huệ bị bệnh do một thời gian chiêu nạp binh mã, phải sống ở rừng rú với đồng bào người Thượng, nên ông bị bệnh sốt rét, hay thương hàn gì đó hoặc khi lên ngôi vua do ăn uống quá điều độ, cưới được gái Bắc Ninh hát quan họ hay lại rất chiều chồng hơi một tý là canh sâm, linh chi ngàn năm toàn những thứ bổ béo thượng hạng, nên cơ thể ông không tiêu hóa hấp thụ kịp thành ra thừa chất. Thừa lượng đường Glucose trong máu ông Nguyễn Huệ mới nông nỗi như vậy thật là thê thảm cho một võ tướng, nàng Ngọc Hân ngây thơ chẳng hiểu gì về y học. Ngọc Hân lại rất giỏi các món thit kho tàu nấu đông, nem chua giò chả…. Theo tôi chuẩn đoán: Không những chỉ có chất đường nhất là mỡ tích tụ trong gan ông Nguyễn Huệ quá nhiều đầy ứ ra ? Ông bị chứng bệnh béo phì huyết áp cao và bị tai biến mạch máu não người xưa gọi là chứng huyễn vận. Sách sử có ghi chép rằng: Một buổi chiều mùa thu năm 1792, vua Quang Trung đang ngồi làm việc , bỗng nhiên hoa mắt , tối sầm mặt mũi, mê man bất tỉnh, ngã lăn quay xuống. Chính tôi thỉnh thoảng cũng có triệu chứng này. Mỗi khi phải thay 4 cái lốp ô tô cho mùa đông hay mùa hạ tôi cũng thường hay dễ rất mệt mỏi, hoa mắt choáng váng, tôi vội phải xoa mặt làm các động tác vuốt cổ. Theo lời khuyên bảo chí tình của bác sĩ. Tôi nhịn ăn sau 3 tháng từ hơn 70 kg xuống chỉ còn 58 kg, mỗi sáng ngủ dậy tập khí công khoảng 30 phút.


    Tôi nghĩ ông Nguyễn Huệ bị bệnh tiểu đường cấp 2 mà từ lâu mà không biết. Bệnh xuất hiện ở những người trưởng thành trông vẻ bên ngoài rất trai tráng, do ăn nhiều thừa chất mà các tế bào trở nên đối kháng với Insulin mà tuyến tụy không thể tạo ra đủ.


    Nàng Lê Ngọc Hân mở đầu trong Ai Tư Vãn bằng 4 câu :

    ” Gió hưu hắt phòng tiêu lạnh lẽo

    Trước thềm lan hoa héo don don

    Cầu tiên khói tỏa đỉnh non

    Xe rồng thăm thẳm, bóng loan dàu dau”


    Đúng là hơi thơ của Ôn Như Hầu đã nhập vào nàng Lê Ngọc Hân:

    “Trải bách quế gió vàng hưu hắt

    Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng

    Oán chi những khách tiêu phòng

    Mà xui phận bạc nằm trong má đào”


    Còn tôi lại viết cuộc tình của nàng và sự nghiệp của ông Nguyễn Huệ là đại nạn bể dâu, không riêng gì cho gia đình gia tộc ông bà Huệ- Hân mà còn cả cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Xe rồng hun hút là chỉ xe giá nhà vua ra đi vào cõi âm u hư vô không hề quay trở lại nữa. Để lại cho người guá phụ trẻ, hai đứa con thơ dại và cả triều đình Tây Sơn ngơ ngác nhạt nhòa trong màu và mùi vị hương trầm khói tỏa.


    “Cầu tiên đỉnh núi thê lương

    Thềm hoa hiu hắt đoạn trường phong vân

    Tơ duyên sao nỡ rút dần

    Trời cao thăm thẳm tủi thân má đào“


    Nàng Lê Ngọc Hân còn goi là bà Chúa Tiên vì trong dinh thự của nàng ở Phú Xuân còn xây cất một ngôi chùa Kim Tiên, có hòn non bộ chon von, có hiên Lãm Thúy cầu Kiều bắc qua, có cỏ non xanh rờn trúc mai lòa xòa xum xuê. Nhưng cảnh ngộ lúc đó thật là buồn thảm người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Mối tình của nàng bỗng dưng dở dang ai oán như Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài. Nàng viết Ai Tư Vãn còn tôi là Sầu Ly Ai Oán. Tôi khóc thương cho nàng hồng nhan bạc mệnh, ông tơ bà nguyệt rút ngắn loại sợi chỉ xích thằng.


    Nỗi sầu thiên thu vạn cổ, âm dương cách trở đôi đàng chia ly biền biệt ai oán bi thương. Đoạn trường phong vân như những khói sương mờ. Phong nghĩa là gió, vân là mây.


    Mới ngày hôm qua nơi đây còn vang tiếng huyên náo hàng sáng Nguyễn Huệ còn luyện tập gươm đao nhất là cây đại đao cán dài như Quan Vân Trường mà Huệ thường sử dụng với chiêu thức kế đà đao làm cho bao tướng sĩ nhà Thanh phải thất đảm kinh hồn, còn tiếng bi bô của trẻ con ngồi trên vai Huệ thế mà giờ đây im ắng chỉ còn là những ảo ảnh hồn ma bóng quế. Ngọc Hân viết bằng sự hồi tưởng:


    “Nỗi lai lịch dễ hầu than thở

    Trách nhân duyên mờ lỡ cớ sao

    Sầu sầu thảm thảm xiết bao

    Sầu đầy giạt bể, thảm cao ngất trời”


    Tôi cũng như muốn tái hồi lại những ngày huy hoàng của Bắc Bình Vương đem quân thảo phạt nghịch tặc dưới lá cờ đại nghĩa phù Lê diệt Trịnh:


    “Cờ vàng Bắc phạt xôn xao

    Anh hùng mã thượng chiến bào máu pha

    Sông hồng cuồn cuộn phù sa

    Phụ Hoàng vâng mệnh ngọc ngà vu quy”


    Ngày xưa cha ông ta vẫn dùng cờ vàng truyền thống từ thời bà Trưng bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường kiệt, Trần Nhân Tông v.v… chứ không phải cờ đỏ sao vàng lạ hoắc mà ông Hồ lượm được bên lề đường của tỉnh Phúc Kiến bên Tàu đâu. Anh hùng mã thượng chỉ một người quân tử hào hoa một võ tướng dũng mãnh nơi chiến trường thà chết lây da ngựa bọc thây chư không thèm đầu hàng quân giặc. Như trong khúc hátLương Châu từ:

    “Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi

    Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi

    Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu

    Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”


    Nhờ Nguyễn Hữu Chỉnh một tướng Bắc Hà đầu hàng nhà Tây Sơn mai mối mà ông Nguyễn Huệ kết duyên cùng với nàng Ngọc Hân lúc đó mới 16 tuổi. Sức mạnh của nhà Tây Sơn như trẻ tre, như nước sông Hồng cuồn cuộn mùa nước lũ nên Ngọc Hân vâng mệnh vua cha lúc đó đã ngót 70 tuổi. Nguyễn Huệ 33 tuổi hơn Ngọc Hân 17 tuổi. Thật là hoàng long gặp phụng hoàng hai con trống mái long phụng gặp nhau quần thảo nhau suốt ngày đêm không chán, đám cưới tưng bừng náo nhiệt. Nguyễn Huệ chọn ngày mồng mười tháng bảy sắp sẵn hai trăm lạng vàng, hai ngàn lạng bạc, hai chục tấm đoạn màu, quân sĩ đầu hùm lưng gấu gươm dáo sắng quắc cờ quạt trang nghiêm. Mọi thứ lễ vật ông Huệ cho khiêng thẳng đến cung Vạn Thọ. Mọi người đều tấm tắc khen nhà vua kén được rể tốt. Chuyện kể rằng: Hoàng Thượng rất yêu quý Ngọc Hân thường bảo với tả hữu: “ Con bé này sau này nên gả làm vương phi hoàng hậu, không nên gả cho hạng phò mã tầm thường.


    Chính Bắc Bình Vương lúc đó cũng rất kiêu ngạo hỏi nàng:

    -Con trai con gái nhà vua có mấy người được vẻ vang như nàng?

    Công chúa Ngọc Hân đáp lại:

    -Cha thiếp tuy làm hoàng thượng nhưng ít lộc, các con trai lẫn con gái đều thanh bạch nghèo khó. Chỉ riêng thiếp có duyên mới lấy được chúa công, thiếp như hạt mưa hạt bụi giữa trời may mắn được sa vào vòng tay anh hùng vào chốn lầu quỳnh gác tía như thế này.


    Ngọc Hân hiểu rất rõ đây là một đám cưới chính trị, nhưng thật lòng nàng trái tim nàng cũng rung động nên ngoài mặt nhận lễ vu quy tức gái về nhà chồng nhưng trong lòng nàng cũng rất khao khát cùng Nguyễn Huệ vào Nam để tổ chức lễ thành hôn và hai người sẽ ân ái với nhau thật nồng nàn say đắm vào đêm tân hôn cho trời long đất lở, sấm sét ầm ầm cho con cháu Huệ- Hân dắt díu nhau ra chào đời.


    “ Phụng long áo gấm quạt quỳ

    Se tơ kết tóc tà huy ráng chiều

    Phú Xuân thục nữ mĩ miều

    Giang Nam Đồng Tước yêu kiều kém chi?


    Long là con rồng một loài có vẩy thường hay chỉ vua hay đấng trượng phu thuộc giống đực, hay là người cha người chồng. Còn Phụng tức là chim phượng hoàng loài có lông chỉ giống cái thường làm biểu tượng cao quý như hoàng hậu, quý phi hay các phu nhân mệnh phụ quyền quý đài các. Áo gấm là loại lụa quý làm bằng tơ tằm có chỉ thêu sặc sỡ. Quạt quỳ là cái quạt quý nan quạt làm bằng xương, sừng, ngà voi, giấy quỳ là loại giấy dai không thấm nước. Quạt có thể mở ra khép vào hình tam giác rồi lại xếp vào thẳng đứ đừ. Bà Hồ Xuân Hương có miêu tả rất kỹ lưỡng giúp ta hình dung ra cái của quý ngàn vàng của đàn bà:

    Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa,

    Duyên em dính dáng tự bao giờ.

    Chành ra ba góc da còn thiếu,

    Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa,

    Mát mặt anh hùng khi tắt gió,

    Che đầu quân tử lúc sa mưa.

    Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,

    Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?


    Tất nhiên là sướng quá đi chứ. Cái quạt của cô Hân gái Bắc Ninh giỏi hát quan họ múa nón múa quạt lại là công chúa con vua Lê mà quạt cho trai Qui Nhơn đen bóng lực lưỡng khỏe như trâu mộng lại là vua Quang Trung thì còn gì bằng.


    Tà huy là lúc mặt trời lặn ở đằng tây. Bóng nắng nghiêng vào buổi chiều. Ta quen gọi là buổi hoàng hôn. Cung oán ngâm khúc có câu:”Cầu thệ thuỷ ngồi trơ cổ độ, quán thu phong dừng rũ tà huy“

    Se tơ kết tóc tà huy ráng chiều, trong ý thơ tôi muốn nói rằng cuộc tình giữa đôi uyên ương thanh mai trúc mã giữa Nguyễn Huệ và Ngọc Hân như buổi chiều tàn. Huệ chết đi thì Hân còn ân ái và còn đẹp với ai nữa? Cuộc đời nàng còn ý nghĩa gì đâu? Tại sao ông trời cay nghiệt vậy? Nàng là đệ nhất mỹ nhân đẹp nhất thành Phú Xuân so với hai nàng Đại Kiều và Tiểu Kiều vùng sông nước Giang Nam nước Đông Ngô ngày xưa cũng chẳng kém gì?

    Còn Đồng Tước Đài? Tào Tháo có xây một cái đài bên sông Chương đặt tên là Đồng Tước. Đài này cực kỳ tráng lệ. Ông sai người trang hoàng tô điểm rất lộng lẫy, rồi tuyển gái đẹp khắp vùng cho vào trong ở

    Tào Thực con trai thứ hai đã mở đường cho lối thơ ái tình diễm lệ.

    Trong một dịp du thuyền trên sông Trường Giang, Tháo chuếnh choáng hơi men mới cao hứng nói:

    - Ta năm nay đã 54 tuổi. Nếu hạ được Tôn Quyền chiếm được cả vùng Giang Nam ta cũng có được chút vui mừng riêng. Số là trước kia ta có quen thân cụ Kiều công, được biết cụ có 2 cô con gái, đều là trang quốc sắc thiên hương. Không ngờ về sau Tôn Sách và Chu Du cưới mất! Nay ta đã xây xong đài Đồng Tước trên sông Chương, nếu hạ được Đông Ngô, ta sẽ đem hai nàng họ Kiều về đấy ở, để vui thú năm tháng về già. Thế là ta mãn nguyện lắm rồi.

    Để khích Chu Du là đô đốc Đông Ngô đánh Tào Tháo, Khổng Minh sửa đổi câu thứ 7 của bài phú "Đồng Tước đài" của Tào Thực. Nguyên văn là:

    Liên nhị kiều vu đông tây hề,

    Nhược trường không chi đế đống.

    Nghĩa là:

    Bắc hai cầu tây đông nối lại

    Như cầu vồng sáng chói không gian.


    Nhưng Khổng Minh lại đổi ra thành:

    Lãm nhị Kiều ư đông nam hề,

    Lạc triêu tịch chi dữ cộng.

    Nghĩa là:

    Tìm hai Kiều nam phương về sống,

    Vui cùng nhau giấc mộng hồi xuân ...


    Khổng Minh là một ngã đạo sĩ gian manh trí trá mới đem chữ "kiều" (cầu) đổi ra chữ "Kiều" (nàng họ Kiều), đổi chữ "Tây" ra chữ "Nam", đổi chữ "liên" ra chữ "lãm"; còn câu sau thì đổi hoàn toàn khác hẳn, để cố ý trỏ vào hai nàng Kiều.

    Đem chữ "kiều" đổi ra chữ "Kiều". Khổng Minh chủ ý lừa và chọc tức Chu Du làm cho chàng đô đốc thủy quân si tình nổi máu ghen và muốn đánh bại Tào Tháo. Một cuộc chiến tranh khốc liệt đáng lý không có. Đông Ngô đã bị Gia Cát Lượng xỏ mũi chơi đểu mà không biết. Câu thơ của tôi chỉ muốn ca ngợi nàng Lê Ngọc Hân vợ vua Quang Trung ở Phú Xuân đẹp như hai nàng Kiều. Mặc dù trong bài Ai Tư Vãn Ngọc Hân không nhắc đến điển tích này.


    “Ái tình sâu nặng lâm tri

    Ngàn năm xanh ngắt đền nghì trúc mai

    Thanh tao rất mực chương đài

    Nửa đường đứt gánh đêm dài lệ chan“


    Sự ra đi đột ngột của Nguyễn Huệ làm Ngọc Hân đau lòng lắm. Tình yêu của nàng dành cho Nguyễn Huệ không bút nào tả được. Tôi có nhớ tới mối tình của chàng Thúc Sinh với Vương Thúy Kiều. Tuy rằng nàng Ngọc Hân chưa hề đọc Kiều của cụ Nguyễn Du, nhưng tôi lại đọc. Tôi thấy tâm trạng một chốn đôi nơi, miền Nam và miền Bắc , Phú Xuân và kinh thành Thăng Long đều chất chứa biết bao kỷ niệm u hoài.


    “Lâm Tri chút nghĩa đèo bòng

    Nước non để chữ tương phùng kiếp sau“

    hay là:

    “Chạnh lòng nhớ cảnh gia hương

    Nhớ quê chàng lại tìm đường tìm quê“


    Cái mối tình lứa đôi đó như ngàn dâu xanh ngắt không bao giờ phai tàn trong tâm hồn Ngọc Hân. Mảnh tình dang dở nàng chỉ còn biết chăp tay cầu nguyện kết cỏ ngậm vành sẽ xin đền bù lại tình yêu mai trúc. Ngọc Hân rất mực chương đài là chỉ một người phụ nữ đoan trang thủy chung như Liễu Chương Đài.


    Chương Đài" là tên một con đường ở thành Trường An bên Tàu. Đời nhà Đường, Hàn Hoành tuổi trẻ nổi tiếng là một người tài danh. lấy một mỹ nhân họ Liễu ở Chương Đài. Bấy giờ, đương lúc tao loạn Hàn không dám đem Liễu đi theo, để nàng ở lại kinh đô, định chờ dịp tiện sẽ về đón. Nhưng trải qua ba năm trời, Hàn vẫn không về đón được. Nhân lấy vàng đựng vào một cái túi gởi về cho Liễu, kèm theo một bài thơ:


    Liễu ơi, hỡi Liễu Chương Đài,

    Ngày xưa xanh biếc, hỏi nay có còn?

    Ví tơ buông vẫn xanh rờn,

    Hay vào tay khác, khó còn nguyên xưa!


    Liễu được thơ cũng đáp lại:


    Xanh non cành liễu đương tươi,

    Năm năm luống để tặng người biệt ly.

    Thu sang quyện lá vàng đi,

    Chàng về biết có còn gì bẻ vin!


    Lời thơ trao đổi thành một điềm gở báo trước.

    Một thời gian, Hàn được trở về triều, tìm Liễu không thấy đâu cả. Dò hỏi tin tức, thì ra Liễu đã bị viên tướng Phiên rất có công trạng với triều đình tên Sa Tra Lợi thấy nàng có sắc đẹp nên cướp mất. Nàng bấy giờ được luyến ái hơn hết cả mọi phòng. Hàn buồn bã vô cùng, nỗi nhớ thương không sao khuây được.

    May có một tráng sĩ trẻ tuổi tên Hứa Tuấn thương xót tình cảnh của Hàn, tìm mẹo cứu được Liễu. Bấy giờ vợ chồng được xum họp đầm ấm như xưa.


    Ta hãy đọc những vần thơ đứt ruột xé gan của Ngọc Hân:

    “Lòng đùm bọc thương hoa đoái cội

    Khắp tôn thân cũng đội ơn sang

    Miếu đường còn dấu chưng thường

    Từng thu còn rậm mấy hàng xanh xanh“


    Để đến bây giờ sau 220 năm tôi Lu Hà cũng cảm ngộ ra nỗi lòng Nàng Ngọc Hân mà viết:

    “ Ngọc Hân thiên bảo ứa tràn

    Hoa phong bày tỏ nồng nàn xinh tươi

    Ai ngờ giông tố tả tơi

    Bể vùi sông dập cảnh đời biệt ly“


    20 tên chữ "Thiên" cha mẹ dành đặt cho con dễ thương và ý nghĩa nhất, trong đó có thiên bảo. Theo nghĩa Hán - Việt, "Bảo" có nghĩa là vật quý giá, "Thiên" có nghĩa là trời. "Bảo Thiên - Thiên bảo" có nghĩa là báu vật, bảo bối của trời. Tên được đặt với tất cả niềm yêu thương của cha mẹ dành cho con. Hoa phong còn có nghĩa là phong hóa những lời đẹp như hoa trong việc chúc tụng mong con cái trưởng thành nối nghiệp cha ông mang lại niềm vui hạnh phúc cho cha mẹ. Nàng Ngọc Hân ứa nước mắt nhớ ngày nào nàng và Nguyền Huệ sinh ra công chúa Ngọc Bảo và hoàng tử Quang Đức. Hai vợ chồng âu yếm bên con bàn bạc chuyện đặt tên con sao cho đẹp và có ý nghĩa nhất. Ai ngờ giông tố tả tơi, sét đánh ngang tai Nguyễn Huệ bông dưng ngã vật ra do tai biến mạch máu não, trong một buối chầu đang hoạch định kế hoạch mở mang lãnh thổ biên cương cho nước nhà.


    Những khao khát ước mong xum vầy hạnh phúc bị dập tắt. Ngọc Hân viết trong điếu văn những lời ai oán thê lương:

    “Những ao ước trập trùng tuổi hạc

    Nguyền trăm năm ngõ được vầy vui

    Nào hay sông cạn bể vùi

    Lòng trời tráo trở vận người biệt li“


    Chỉ xin các bạn lưu ý cho những trích đoạn. Khổ thơ song thất lục bát là của Ngọc Hân còn lục bát là của tôi.


    “ Mùa hè nắng đổ kinh kỳ

    Mưa thu trái tiết nhung y đầm đìa

    Xiết bao hoảng sợ chia lìa

    Miếu thần cầu đảo mấy thìa thuốc tiên


    Danh y đón khắp mọi miền

    Hẹp hòi con tạo quy tiên chầu trời

    Đau thương tang tóc muôn nơi

    Nhân gian sầu thảm lệ rơi thảo trùng


    Nguyễn Huệ đổ bệnh khá lâu, thời tiết lúc nóng lúc lạnh. Miền trung nam bộ ngày nắng đêm mưa, nhất là vùng Quảng Trị, Quảng Nam, Huế, Đà Nẵng, cả kinh đô nhà Tây Sơn ở Phú Xuân. Ngọc Hân ra sức chạy chữa thuốc men cho chồng, kể cả các biện pháp mê tín dị đoan cúng sao giải hạn, bùa chú trừ tà bắt ma đuổi ôn dịch nàng đều thử hết, miễn sao Nguyễn Huệ khỏe lại. Con tạo nghĩa là máy trời vận hành theo quy luật âm dương, ngũ hành: Kim mộc thủy hỏa thổ.


    Cái chết của Nguyễn Huệ là một đả kích mạnh vào tinh thần triều đình Tây Sơn ở Phú Xuân. Một tổn thất cho gia đình, đau khổ nhất là nàng Ngọc Hân và hai đứa con thơ dại, không những sầu thảm cả nhân gian đất trời mà cỏ cây muông thú cũng bi ai. Nhỏ lệ mưa sa lên cả các loài thảo trùng. Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm. Phần dược tính của thuốc đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm. Nó được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng

    Tên gọi "đông trùng hạ thảo" tiếng Trung xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa hè nấm mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu, còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật thảo mộc hơn.


    “ Kiếp này trọn nghĩa thủy chung

    Bi hoan tán tụ hãi hùng vó câu

    Xe loan khấp khểnh qua cầu

    Nại Hà nức nở mái đầu tuyết sương“


    Ngọc Hân thề trọn đời chung thủy với chồng, nàng sẽ không đi bước nữa thà ở vậy nuôi con. Bi hoan là sự đau khổ lúc hợp khi tan là sự vô thường của nhân sinh theo quan niệm nhà Phật mà nàng lại là người sùng đạo. Còn cho xây cả một ngôi chùa lấy tên là Kim Tiên trong phủ Bắc Cung Hoàng Hậu. Theo Lão Tử và Trang Tử thì cuộc đời con người như một giấc ngủ trưa, như ánh mặt trời như bóng câu vụt chiếu qua song cửa sổ, ngoảnh đi ngoảnh lại thì đã xế chiều rồi. Xe loan chỉ xe giá đưa linh hồn nhà vua qua cầu Nại Hà.


    Cầu Nại Hà là cây cầu ở địa ngục thứ 10 là ranh giới cuối cùng của địa ngục, đi qua cầu này, linh hồn sẽ được uống canh quyên l ãng và được chuyển đến Phong Đô. Tương truyền Âm phủ có một cây cầu rất mỏng manh, bắc ngang một con sông lớn, rất khó lên cầu để đi qua sông. Hơn nữa, dưới cầu là sông lớn có đủ các thứ rắn độc, thuồng luồng hung dữ, đợi người nào rơi xuống thì chúng xúm lại xé thây nhai thịt.


    Các ma hồn nơi âm phủ, khi đến cầu nầy, muốn lên cầu qua sông, nhìn thấy cảnh tượng như thế thì nản lòng thối bước, không biết làm thế nào để đi qua cầu cho được an toàn. Nhiều người cố đi qua, nhưng đến giữa cầu thì bị té xuống sông, rắn rết giành nhau phanh thây ăn thịt, thật là rùng rợn. Sau khi thẩm định phước phần của mỗi hồn, sẽ cho đi đầu thai vào các nơi tương xứng, theo nghiệp lực cuả mình tạo ra trên dương thế. Nàng Ngọc Hân sẽ ước hẹn gặp lại vua Quang Trung bên cầu Nại Hà với mái đầu tuyết sương rối bời.


    “ Cậy ai đá lấp sông thương

    Lẻ loi phận thiếp thê lương khóc chồng

    Tỳ bà gảy khúc tang bồng

    Hồn ma bóng quế qua sông anh hùng“


    Sông thương chỉ là hình ảnh ẩn dụ của thơ, chỉ sự ngăn cách chia lìa giữa Huệ và Hân.

    Sông Thương hay sông Nhật Đức ngaỳ xưa còn gọi là sông Nam Bình. Có câu ca dao:

    Sông Thương nước chảy đôi dòng.

    Bên trong bên đục em trông bên nào?


    Đối với tôi sông Thương và sông Tương là hai con sông trong văn học mang nhiều huyền bí đau thương về tình yêu.

    Có câu chuyện Ngu Thuấn đến đất Thương Ngô bên bờ sông Tương thì ngã bệnh qua đời. Hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh thương khóc chồng ngồi cạnh mộ bên bờ sông Tương khóc ròng rã suốt 7 ngày 7 đêm. Chỗ nước mắt của 2 bà rơi xuống mọc ra bụi trúc nên người đời gọi luôn đó là Tương phi trúc. Sau khi khóc than thì Nga Hoàng cùng Nữ Anh đều trầm mình xuống sông để tuẫn tiết theo chồng.


    Hình ảnh đá lấp sông cũng rất tang thương là hình ảnh nàng Tinh Vệ sau khi chết, uất ức hóa thành chim tinh vệ ngậm từng viên đá để lấp con sông tìm lại viên ngọc quý. Tỳ bà gảy khúc tang bồng hồn ma bóng quế qua sông anh hùng là tôi lại liên tưởng đến nàng Kiều khóc Từ Hải bên sông Tiền Đường

    Bạc Mệnh Hồng Nhan

    họa thơ Tản Đà: Thúy Kiều Hầu Rượu Hồ Tôn Hiến


    Chiêng trống sông tiền chảo nóng ran

    Họ Hồ tráo trở đóa xuân tàn

    Nàng Kiều bạc mệnh tình buông thả

    Tro cốt thương hồn chén rượu quan

    Minh tướng xót chi đời thục nữ

    Khốn thay vùi dập liễu đào nhan

    Nấm mồ giun dế không nhang khói

    Sóng vỗ nghìn thu nức nở đàn.


    9.1.2017 Lu Hà


    Ai Tư Vãn Ngọc Hân viết bài thơ điếu văn đọc trước linh cữu mang tính hồi tưởng suy tư liên tưởng về những kỷ niệm tình yêu và ghi nhận những công trạng của người chồng quá cố một thời tung hoành ngang dọc trong nam ngoài bắc, dùng bing thần tốc như thần. Tôi đã cảm nhận ra tình yêu thương xen lẫn khính trọng ngưỡng mộ của nàng với vua Quang Trung mà viết thành thơ lục bát:

    “Hành quân bóng tối mịt mùng

    Người khiêng kẻ võng lạnh lùng gió may

    Mơ màng bao nỗi đắng cay

    Bàng hoàng tỉnh giấc còn say với tình!


    Như vậy là tôi đã bình giảng cho video thứ nhất mà nghệ sĩ Trần Thu Hà đã ngâm gồm 44 câu. Thế nhưng tôi cũng thấy buồn cho nhân thế sao mà vẫn có kẻ bạc bẽo độc ác mất nhân tính thế với Thu Hà. Khi cô viết cho tôi:
    -Hồi sáng em bị facebook khóa tài khoản không vào được buộc phải bỏ 5 người bạn và 40 bài thơ đăng, em sợ có bài thơ ngâm của anh.

    Thật là tội nghiệp cho em. Em hiền như Ma Sơ, nhân từ phúc hậu như Ni Cô. Em chẳng chính trị chính em, không gây thù chuốc oán không lăng mạ xỉ nhục ai? Em chỉ ngâm thơ thôi để tăng đời làm đẹp cho đời mà họ cũng lăn xả vô cớ report em với facebook. Có lẽ họ tự cảm thấy xấu hổ về sự hèn kém bất lực ti tiện của mình, nên họ sĩ diện bảo nhau kêu gào facebook xóa tài khoản của em đi? Tại sao ở trên đời này những cái gì trong sáng tốt đẹp thì họ đua nhau lên án chửi rủa lăng mạ xỉ nhục. Những cái gì vô lý bất công đôi bại khốn nạn thì họ lại cố tình trau chuốt vuốt ve ca tụng ca ngợi một cách trơ trẽn. Thôi Thu Hà hãy nghe anh lờ đi mà sống. Những người vô lý tấn công em và cả anh nũa chắc họ cũng có nỗi khổ tâm riêng tự rằn vặt lương tâm mình.


    Anh đã hứa với em gái là anh sẽ viết bài bình giảng để giải nghĩa cho em những câu chữ khó hiểu. Nhất ngôn cửu đỉnh đã nói là làm không chỉ hứa suông đâu. Danh dự và lòng tự trọng về lời hứa của người quân tử mà. Em cứ yên tâm anh sẽ cố gắng viết cho xong 3 bài bình giảng cho 3 video ngâm thơ của em tặng anh.


    30.9.2019 Lu Hà
     

Chia sẻ trang này

Share