Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm phần 27

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Lu Hà, Thg 2 6, 2017.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Đúng là ngâm thơ Tao Đàn. Đinh Hùng dưới suối vàng chắc hẳn sẽ ngậm cười. Ngày xưa ngâm thơ Tao Đàn là sáng kiến của cố thi sĩ Đinh Hùng người miền Bắc di cư vào Nam sau năm 1954 thường ngâm trên đài phát thanh Sài Gòn vào lúc nửa đêm để an ủi đồng bào xa quê hương. Bây giờ nối tiếp truyền thống xưa, Thu Hà lại ngâm thơ để an ủi đồng bào khắp 5 Châu Lục xa quê huơng tổ quốc. Lời ngâm vừa dứt nhưng thanh âm vẫn còn văng vẳng vang động sầu cảm trái tim tôi là tác gỉa bài thơ. Tôi xin bình giảng ý nghĩa của bài thơ tôi đã viết tặng chính người ngâm thơ.

    Hồn Vọng Tình Quê

    tri ân Trần Thu Hà ngâm thơ

    Có lẽ cũng ít người Việt Nam làm thơ nhiều về đề tài tâm linh như tôi. Tôi không thể kể hết được có bao nhiêu bài thơ tôi viết về linh hồn con người. Cả đề tài triết học tưởng rắc rối giữa duy tâm và duy vật tôi cũng viết thành trường ca. Theo tôi duy vật không phải là triết học. Đến đây tôi xin chọn một bài thơ ngắn cảm hứng từ thơ cố thi sĩ Hàn Mạc Tử, để gián tiếp giải nghĩa linh hồn là gì? Tại sao tiêu đề là “Hồn Vọng Tình Quê“ để tặng Thu Ha?

    Mảnh Hồn Bơ Vơ


    Sức đã kiệt máu tươi cũng cạn

    Trút hồn đau lận đận bơ vơ

    Nhạt nhoà trong gió sương mờ

    Lang thang khắp nẻo biển mù bến mơ


    Hồn còn nhớ biết bao người nưã

    Đẹp kiêu sa một thuở bồi hồi

    Giờ đây hấp hối chia phôi

    Hồn lià khỏi xác về nơi chốn nào?


    Nghe nức nở bơ phờ mệt mỏi

    Hồn hết rồi đắm đuối thương yêu

    Còn đâu vào những buổi chiều

    Thướt tha chan chưá dáng Kiều cười tươi


    Sầu vô hạn rã rời cây cỏ

    Còn em sao chẳng có chút gì

    Xôn xao ong bướm thầm thì

    Côn trùng rên rỉ đầm đià hạt mưa!


    cảm tác khi đọc thơ Hàn Mạc Tử: Trút Linh Hồn

    16.15.2012 Lu Hà


    “Thơ lai láng sóng dâng cuồn cuộn

    Hồn mây bay lôi cuốn Hằng Nga

    Lửa lòng sáng rực Ngân Hà

    Thâm Tâm đắm đuối sa bà vấn vương“

    Tôi tự thầm bảo tình thơ viết viết ra từ tâm trạng nhớ thuơng quê huơng, nhớ thương cả Thu Hà miệt mài chăm chỉ say xưa ngâm thơ tôi. Hằng Nga Thâm Tâm là hai nhân vật có thật và truyền thuyết dân gian cũng có trong thơ.

    “Trần Thị Khánh quê hương thầm gọi

    Lu Hà ơi! Buốt nhói tim đau

    Bụi hồng khỏa lấp vàng thau

    Trái tim thi sĩ dãi dàu nắng mưa“

    Trần Thị Khánh nghi là tác gỉa bài thơ : “ Hai Sắc Hoa TiGon“ lấy bút danh là T.T.Kh nghe nói là người yêu của Thâm Tâm.
    Bụi hồng chỉ kiếp phận con người.


    “Đất Champa hàng dừa nức nở

    Bình Định sầu than thở Qui Nhơn

    Thu Hà diễm lệ tủi hờn

    Hoài lang dạ cổ cung đờn thơ say“

    Champa là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832. Cương vực của Chămpa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào. Vùng đất này cũng chính là quê huơng của Thu Hà: Bình Định Qui Nhơn ngày nay.
    Hoài lang dạ cổ là một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm. Rất thịnh hành nổi tiếng ở miền Nam.


    “Rượu cứ rót canh chày hạc lỷ

    Hội Tao Đàn tri kỷ tri âm

    Miền Trung công chúa âm thầm

    Huyền Trân phảng phất tình thâm giống nòi “

    Canh chày là năm canh dài về ban đêm. Người Việt có câu ca dao rất hay:
    “ Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

    Năm canh chày mẹ thức đủ vừa năm“
    Hạc lỷ là đàn hạc non nỉ , hạc lỷ từ nhạc lý nói trại ra. Lý, trong âm nhạc dân gian Việt Nam, là một trong rất nhiều làn điệu dân ca của người Việt. Lý cùng với các làn điệu khác như hò, cò lả, nam ai, nam bình, hát xoan, hát xẩm, hát ru,... tạo những nét độc đáo của dân ca Việt Nam. Điệu lý đặc biệt phát triển ở Trung Bộ và Nam Bộ, miền trung là trung tâm của các điệu lý.


    Huyền Trân công chúa là là con gái Vua Trần Nhân Tông, em gái Vua Trần Anh Tông. Huyền Trân công chúa được gả cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý . Một năm sau, Chế Mân chết, Huyền Trân công chúa được Trần Anh Tông sai Trần Khắc Chung cướp về, sau đó xuất gia. Câu chuyện về công chúa được truyền tụng trong dân gian.


    “Đảo Nhơn Châu mặn mòi cá nước

    Cù Lao Xanh rạo rực Đèo Mông

    Hoàng hôn trăng sáng biển Đông

    Thuyền ai thấp thoáng má hồng ngẩn ngơ “

    Các địa danh, và là những danh lam thắng cảnh đẹp của quê hương Thu Hà.


    “Đàn hải âu bơ vơ sứ sở

    Mải vui chơi còn nhớ bến tình

    Dạt dào khắp cả hành tinh

    Xôn xao Đinh Dậu cô mình ngâm thơ!“

    21.1.2017 Lu Hà

    Đàn hải âu, hay đàn chim én chỉ người Việt Nam xa quê hương sứ sở.Thu Hà ngâm thu đúng vào dịp đón xuân năm 2017. Đinh Dậu là kết hợp thứ 34 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Đinh (Hỏa âm) và địa chi Dậu (gà).

    25.1.2017 Lu Hà
     

Chia sẻ trang này

Share