Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 26

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Lu Hà, Thg 1 24, 2017.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Thật kỳ diệu tôi đã lạc vào thế giới tâm linh của Đinh Hùng, mặc dù anh đã ra đi từ lâu. Nay nghe Thu Hà ngâm thơ cố thi sĩ bài:“ Tiếng Em“ và bài thơ tôi chuyển dịch là: “ Giữa Đêm Khuya“. Cả hai bài gồm lại trong một clip tạo thành một giai điệu huyền ảo liêu trai thần giao cách cảm âm dương hòa hợp giữa linh hồn người sống và người đã chết. Ta thấy xuất hiện ra 4 nhân vật liên đới với nhau trong clip này: Đinh Hùng, Lu Hà, một cô gái nào đó là người yêu quá cố của Đinh Hùng và Thu Hà là người ngâm thơ.
    Đinh Hùng có 4 khổ thơ 7 chữ theo lối thơ mới tứ tuyệt không đối và tôi có 5 khổ 20 câu lục bát. Cũng như thông lệ tôi xin miễn bình giảng thơ Đinh Hùng mà chỉ bình giảng riêng thơ tôi sáng tác để tri ân Thu Hà và bạn đọc.

    Giữa Đêm Khuya

    cảm hứng thơ Đinh Hùng: Tiếng Em


    “Lẻ loi gữa phố không đèn

    Hắt heo ngõ hẻm cửa then khóa cài

    Tường rào lởm chởm bi ai

    Hàng cây phượng vĩ dấu hài dặm băng“

    Một người đi giữa đêm khuya trong khi phố xá đã tắt ánh đèn là mô tả thời Đinh Hùng còn sống, có thể lắm nhiều khu phố chưa kịp mắc bóng đèn, mọi gia đình đã yên giấc ngủ trong màn đêm tĩnh mịch. Giống như người mộng du trong trạng thái mất hồn nửa tỉnh nửa mê. Thi sĩ Trần Dần sau năm 1954 viết một bài thơ dài dằng dặc như một bản trường ca có mấy câu rất hay như:
    “Tôi bước đi

    không thấy phố

    không thấy nhà

    Chỉ thấy mưa sa

    trên màu cờ đỏ“
    Theo tôi: ý thi sĩ muốn nói Việt Nam sau trận Điện Biên Phủ dân tình ly tán chính nghĩa chưa rành rẽ. Miền Bắc Việt Nam có ngọn cờ đỏ biểu tượng cho ý chí sức mạnh của nước nhà còn phải trải qua bão táp mưa sa chống trả các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Trần Dần thực ra là một văn sĩ rất cộng sản nhưng anh không thể dối lòng mình tuy chửi Mỹ chửi chế độ miền Nam của ông Ngô Đình Diệm tới số, dùng nhiều câu bất kính theo giọng điệu tuyên truyền cho cộng sản, nhưng thơ vẫn là thơ nó từ cảm nghĩ tâm trạng trái tim tâm hồn mà viết ra. Có thể Trần Dần ngày xưa là học sinh giỏi văn trường Tây, anh chàng đọc nhiều thơ Pháp nên ảnh hưởng trường phái thơ tượng trưng siêu hình, anh chàng gò lưng tôm miệt mài lai láng làm thơ ngụ ý ca ngợi chế độ cộng sản miền Bắc, khó khăn hiện nay chỉ là tạm thời chúng ta có lý tưởng có đảng bác lãnh đạo thì chúng ta nhất định thắng. Nhưng họ cứ chụp cho anh cái nón cối phản động, cả bài thơ dài bao nhiêu sự kiện họ không thèm để ý chỉ túm ngay mấy câu cờ đỏ chịu mưa phố vắng là có ý nói xấu chế độ. Trần Dân uất nghẹn cổ tự cầm dao cứa cổ mình may mà không chết, nhưng cả đời bị vùi dập hắt hủi khinh miệt.

    Cả bản trường ca “Nhất Định Thắng“ của Trần Dần đáng lý ra nhà nước cộng sản phải tôn vinh anh, nhưng khốn nỗi văn chương cộng sản phải theo đề cương của ông Trường Chinh gì đó, gò ép thơ văn phục vụ quần chúng nhân dân lao động, phải ngô nghê ê a dễ hiểu, cấm tượng trưng siêu hình bóng bẩy ý tứ sâu sa, nên họ ghép luôn Trần Dần là làm thơ phản động. Thật là nực cười nhố nhăng lố bịch hết sức cho não trạng đầu gà óc bã đậu, cực kỳ dốt nát lại đòi làm văn nghệ sĩ, cán bộ văn hóa, cầm cây nảy mực dẫn dắt toàn xã hội đi lên, dẫn dắt xuống hố sâu vực thẳm không bao giờ ngóc cổ dậy mà nhìn thế giới loài người văn minh tiến bộ. Thật là đáng buồn cho nền văn chương Việt Nam.

    Tôi đã thoát hồn nhập vào làm một Đinh Hùng len lỏi qua các ngõ ngách trong khi các gia đình then cài cửa đóng. Qua những ngôi nhà khá gỉa hay biệt thự có tường bao quanh trên là những mảnh chai thủy tinh lởm chởm thật là buồn thảm, hàng cây phượng vĩ cũng từng chứng kiến cảnh một thời đôo lứa yêu nhau mà nay xa cách chia lìa dấu hài dặm băng.

    “Sương sa lã chã phũ phàng

    Bước chân lảo đảo dở dang đoạn trường

    Em ơi! Hồn lạc bến thương

    Có nghe anh gọi quê hương thì về“

    Tả tâm trạng nhớ thuơng người yêu nay đã đi xa, linh hồn phiêu diêu nơi miền cực lạc hay đã đầu thai ở đâu đó trong cõi trần gian này.


    “Cuốc kêu khắc khoải não nề

    Vầng trăng sẻ nửa tái tê cõi lòng

    Thê lương giọt lệ xuôi dòng

    Phù du bèo bọt còn mong nỗi gì? “

    Tác gỉa muợn hình ảnh con chim Cuốc, tức chim Đỗ Quyên hay là hóa kiếp của ông vua Đỗ Vũ vì mê gái mà mất nước bên Tàu. Vầng trăng sẻ nửa, phù dù bèo bọt là hình ảnh tượng trưng cho kiếp con người tình duyên mong manh.


    “Thông reo gió thổi thầm thì

    Đồng hoang ngọn cỏ xầm xì dế giun

    Xốn xang mấy hạt mưa phùn

    Bóng ai thấp thoáng áo thun tóc bồng“



    Xúc cảm của thi nhân nhớ tới cánh đồng cỏ hoang nơi người yêu mình an nghỉ


    “Trái tim le lói lửa hồng

    Không gian thăm thẳm mênh mông chập chờn

    Nửa say nửa tỉnh giận hờn

    Lạc miền vô thức đòi cơn ái tình!“


    19.1.2017 Lu Hà


    4 câu, khổ kết nói rõ nhờ có trí tưởng tượng tác gỉa để hồn mình lạc vào miền vô thức như kẻ mộng du đi giữa đêm khuya mà làm thơ ái tình. Câu thơ rất dễ hiểu , đọc lên mà tự cảm nhận thấy. Cám ơn Thu Hà ngâm rất hay đúng tâm trạng tác gỉa bài thơ.

    24.1.2017 Lu Hà
     

Chia sẻ trang này

Share