Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 227

Thảo luận trong 'Lu Hà' bắt đầu bởi Lu Hà, Tháng 5 18, 2020.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Y Đức Hai Họ Mộng Bào

    cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 73


    “Lang Tam mặt xanh rờn đít nhái

    Tội trạng này ngược trái thiên luân

    Khai từ ông nội bất nhân

    Bán rao thuốc bắc nửa phần điêu ngoa


    Vị thuốc nam lẫn hòa vào đó

    Sợ tốn tiền mấy bó rau dăm

    Trộn thêm lá bứa mồng năm

    Gói to cân nặng tham lam uống nhiều


    Đọt tre gạo lứt, liều thang thuốc

    Thuở ông con cứ bốc đại trà

    Phán rằng tội trạng ông cha

    Ba đời làm hại người ta thế này


    Cây mồng năm xưa nay rất độc

    Ông cháu mày chẳng học hành chi

    Bao pho sách thuốc từng ghi

    Đắng cay chua ngọt vị đi kinh nào?


    Phản, ố, úy mà sao không biết?

    Nửa bắc nam là thiệt một đời

    Loạn gân co quắp phì hơi

    Đọt tre, gạo lứt giết người không dao


    Bởi ông mày tào lao thuốc sái

    Nghiệp chướng dồn ngu dại trước sau

    Quân thần tá sứ đuổi nhau

    Lào xiêm hốt thuốc rễ cau nháo nhào


    Ỷ ba đời xôn xao xứ sở

    Nghề lang băm tráo trở kiếm tiền

    Mười quan một gói bán liền

    Dân nghèo ky cóp sầu miên oan cừu


    Lệnh truyền xuống kẹp bừu vả miệng

    Cạo trọc đầu từng miếng thịt lưng

    Làn roi cá đuối chằng ngừng

    Phán quan lão Pháp dây thừng lôi ra


    Nghề thày cúng trừ tà bắt quỷ

    Bầy âm binh quỵ lụy dưới chân

    Thuốc ngang bắt uống bao lần

    Hãy cung khai thật kẻo thân nhục hình


    Nay đã tới tụng đình án mạng

    Luật nước nhà tội trạng kể ra

    Cớ sao ép chết người ta

    Oan gia trái chủ yêu tà thần linh


    Lão Pháp xin tường trình tất cả

    Học một ông lèo lá chân nhân

    Nhận mình đạo sĩ thánh thần

    Hô mưa gọi gió phân thân yểm bùa


    Ngồi gươm chéo móc cua xục cáy

    Bắt các bà mó máy bằng tay

    Bệnh ai bừu dái xưng chày

    Phép đi hỏa thán chân dày đuổi ma


    Lấy cung tiễn đâm da móc thịt

    Nịch thủy là phép bịt vong nô

    Sông hồ bỏ rọ lô xô

    Phép dùng linh kiếm chém vô thân mềm


    Chẳng học y lem nhem phù phép

    Bệnh đau càng thúc ép ai hay

    Bán nhà chạy vạy cầu may

    Xin toa thuốc rét bùa thày thành tro.“


    Bài thơ này tôi có viết về lão Pháp tức tả về người làm nghề pháp sư thày cúng. Tôi đã sưu tầm trên mạng một bài viết rất cụ thể về nghề này như sau:

    Tổ sư của nghề này phải kể đến Hồng quân lão tổ và 3 vị đồ đệ

    Theo thần thoại của Đạo giáo bên Tàu, người thầy đầu tiên, cũng là người có pháp lực, đạo hạnh cao nhất trong các thần tiên là Hồng quân lão tổ. Hồng quân lão tổ do khí hồng mông hoang sơ sinh ra, từ khi chưa có vũ trụ, chưa có thế giới vật chất, ý thức tinh thần. Hồng quân lão tổ dạy ba người học trò ưu tú là đệ tử Hồng Quân Lão Tổ: Tam Thanh, Nguyên Thủy và Thiên Tôn


    Học trò thứ nhất của Hồng quân lão tổ là Nguyên Thủy Thiên tôn. Người được sinh ra từ khí gốc đầu tiên của vũ trụ, là thái cực khí nguyên gốc trước khi phân chia thành lưỡng nghi âm dương. Ông là lãnh tụ của Xiển giáo. Nguyên lý của Xiển giáo quy tắc rất nghiêm ngặt. Thường chọn lọc đệ tử rất kỹ lưỡng, phải là người có phẩm chất trong sáng, căn nguyên đạo hạnh thì mới thu nạp và dạy dỗ.

    Học trò của Nguyên Thủy Thiên Tôn gồm có 13 người tất cả


    Đức Nguyên Thủy Thiên Tôn còn gọi là “Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn”, là vị tối cao trong Tam Thanh, cũng là vị Tôn Thần hạng nhất của Thần Tiên Đạo Giáo. Theo “Lịch đại thần tiên thông giám” tôn xưng Ngài là “Vị Tổ chủ trì cõi trời”. Địa vị của Ngài tuy cao, nhưng lại xuất hiện muộn hơn Thái Thượng Lão Quân.


    Hồi đầu của Đạo giáo không thấy nói đến Nguyên Thủy, trong “Thái Bình Kinh”, Tưởng Nhĩ Chú” cũng đều không thấy ghi tên Ngài, kể cả trong thần thoại xưa cũng không thấy nói đến hành trạng Ngài. Danh xưng Nguyên Thủy xuất hiện sớm nhất trong “Chẩm trung thư” ghi là “Trước lúc hổn độn chưa phân rõ (thái cực), đã có “tinh hoa của trời đất” hiệu là “Nguyên Thủy Thiên Vương”sẵn bên trong, sau phân hóa thành hai phần (lưỡng nghi), Nguyên Thủy Thiên Vương ở phía trên cõi trời, ngẫng lên hút thiên khí, cúi xuống uống địa tuyền (suối đất ) trải qua vô số kiếp , cùng với Thái Nguyên Ngọc Nữ thông khí kết tinh mà sanh ra Thiên Hoàng Tây Vương Mẫu. Thiên hoàng sanh ra Địa Hoàng, Địa Hoàng sanh ra Nhân Hoàng, tiếp tục sanh ra con cháu là Bào Hi, Thần Nông. Cho nên bảo rằng : “Phía trên Đại La có bảy ngọn núi báu gọi là Huyền Đô Ngọc Kinh, có ba cung. Thượng cung là nơi ở của Bàn Cổ Chân Nhân, Nguyên Thủy Thiên Vương và Thái Thái Thánh Mẫu”. Như vậy, từ đây mới có danh xưng Nguyên Thủy Thiên Vương.


    Đến thời kỳ Nam Bắc triều, trong sách “Chân linh vị nghiệp đồ” của Đào Hoằng Cảnh nước Lương, mới ghi danh hiệu Nguyên Thủy Thiên Tôn. Sách nầy nói rằng vị thần tối cao làm chủ tất cả là “Thượng thai hư hoàng đạo quân”, hiệu là Nguyên Thủy Thiên Tôn, cũng xưng là Ngọc Thanh Cảnh Nguyên Thủy Thiên Tôn. Nhưng trong sách nầy lại cũng có ghi vị “Nguyên Thủy Thiên Vuơng” được xếp vào vị trí thứ tư, gọi là “Tả vị đệ tứ thần”.


    *Sách “Kinh Tịch Chí Tứ” đời Tùy giải nghĩa đặc tính của Nguyên Thủy Thiên Tôn và chư thần, nói rằng Nguyên Thủy Thiên Tôn sanh trước khi có trời, cho Ngài là “Thể của trời , còn mãi không mất. Mỗi khi mở ra trời đất, nhận cái đạo thể bí mật thần diệu đó mà sinh trưởng. Trời đất chẳng phải cùng có một lần, mà phải qua các trình tự:

    - diên khang, xích minh, long hán, khai hoàng, trải suốt bốn mươi triệu năm . Hàng thượng phẩm của chư Tiên có Thái Thượng Lão Quân, Thái Thượng Trượng Nhân, Thiên Hoàng Chân Nhân, Ngũ Phương Ngũ Đế và các Quan Tiên.


    Các đạo sĩ đời Tùy lại xưng Ngài là “Lạc Tĩnh Tín” . Như vậy, bắt đầu từ đời Tùy, Đường mới có xuất hiện các chuyện thần thoại nói về các vị thần tối sơ và nêu lên tín ngưỡng của tín đồ Đạo giáo đối với Nguyên Thủy Thiên Tôn.


    Căn cứ vào Đạo Kinh thì :- “Nguyên Thủy Thiên Tôn vốn là “Khí tự nhiên”, có trước vũ trụ vạn vật. Thể của nó còn mãi chẳng mất, cho dù trời đất có hủy diệt thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sự tồn tại của nó. Cứ mỗi lần hình thành “trời đất mới” thì Thiên Tôn lại giáng lâm nhân thế, khai mở đạo pháp áo bí để độ chúng sanh.


    Như vậy, ta thấy quá trình biến hóa gốc từ “nguyên thủy” vốn đầu tiên là thuật ngữ triết học của Đạo gia, về sau mới được “thần hóa” dần dần trở thành Vị Tối Cao của các thần trong Đạo giáo, đứng đầu Tam Thanh. Nếu nhìn ở giác độ lịch sử thì việc chuyển từ quan điểm cá nhân của đạo gia trở thành quan điểm chung của đạo giáo cũng là điều dễ hiểu, cho việc tạo thành “Đấng tối sơ duy nhất” nầy.


    Thái Thượng Lão Quân (Lão Tử). Học trò thứ là Lão tử, Tổ sư của đạo giáo, ông là một vị thần vào bậc lãnh tụ tối cao. Công việc của ông là chưởng quan nhân giáo, đảm đương những công việc về đạo đức, lễ nghĩa, tu luyện, bào chế linh đơn để kéo dài tuổi thọ. Tên hiệu đầy đủ là Thái thanh, – Đạo đức Thiên tôn, Thái thượng Lão quân. Ông có bảo bối là một chiếc vòng kim cương, một lò bào chế rất nhiều linh đơn, cưỡi một con trâu màu xanh.


    Thái Thượng Lão quân hay còn gọi là Đạo Đức Thiên tôn là vị thần tiên tối cao nhất có trước trời đất và vũ trụ, là vị Thần trường sinh bất tử, Thống ngự thiên địa càn khôn. Tạo ra vạn vật của thế gian.


    Là vị Thần tiên thần thông quảng đại, có thể biến hóa vạn vật, thần tiên cứu độ cho chúng sinh. Giải cứu cho những kẻ bất hạnh, những người đang chịu khổ, chịu nạn chỉ cần khấn hoặc gọi tên vị thần là Đạo Đức Thiên Tôn thì sẽ được vị thần giúp đỡ. Biến hung thành cát. Có khi vị Thần ở Thiên cung, Địa ngục, khi hạ giáng xuống nhân gian. Hóa thành Tiên đồng, Ngọc nữ, Đế quân, Thánh nhân, Thần tài, Phật thiên y, Công tào, Thần mưa, Thần gió…..


    Đạo Đức Thiên Tôn truyền kinh pháp nhằm cứu độ chúng sinh trong cơn hoạn nạn, chịu khổ trên chốn nhân gian và truyền thụ cho những người ở tại Hạ giới có tiên duyên. Học và luyện, nắm giữ được đạo trời có thể kéo dài tuổi thọ, trừ họa được phúc, không làm chuyện độc ác có thể hành đạo. Ngay cả các bậc đế vương cũng thực hành lấy chân kinh đạo đức ,giáo hóa cho dân chúng. Đất nước yên lành.Mùa màng bội thu nhân gian thái bình an khang thịnh vượng. Các vị chân nhân đã đều tụng chân kinh do Thái Thượng truyền và học pháp tu luyện đắc đạo thành tiên truyền rằng:


    Như ông Bành Tổ hiểu được phương pháp dưỡng sinh, đắc đạo thành tiên 780 tuổi cơ thể không bị suy lão Ông nói với Thái Nữ 267 tuổi rằng: Một Chân nhân tu đắc đạo có thể nhìn thông Thiên Địa, mắt trái xem thiên cơ, mắt phải xem địa lý. Tai nghe vạn vật, ngăn chặn tai ách cứu độ chúng sinh. Không cánh có thể bay, có thể cưỡi rồng lên chốn Thiên Đình, đi qua lửa, xuyên qua núi cao biển cả, đứng trước chốn đông người không ai biết, ẩn thân vào thảo mộc. Tiêu diêu tự tại cứu tế cho bách tính.


    Thái Ất chân nhân nói:

    -Nhà nào có Kinh này thường tụng tránh được nạn kiếp, bình an và tài lộc tự đến. Người tụng Kinh này sẽ được các thiên thần ở 10 cõi trời hộ thân. Thiên Địa cảm ứng, sau được Ngọc phù Bảo Thần Kim dịch luyện hình, hình thần cùng đạo hợp chân.



    Y Đức Hai Họ Mộng Bào

    cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 74


    “Cứ thang Tiệt ngược dò hốt thử

    Tiếng đồn xa mấy thứ ngạc nhiên

    Phán rằng: Đạo sĩ đảo điên

    Không như Lão Tử thần tiên mở đầu


    Thuật bàng môn phép mầu mưu chước

    Dám ngông cuồng bùa lục linh đan

    Xú danh phù thủy đăng đàn

    Mở lò bát quái dối gian đất trời


    Kể sao hết trò cười lừa đảo

    Giặc Hoàng Cân Trương Bảo nổi lên

    Giang san Đông Hán một miền

    Trương Lương Trương Giốc ngang nhiên tung hoành“


    Hoàng Cân chi loạn là một cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại nhà Hán. Cuộc khởi nghĩa có tên này là do các lãnh tụ và binh lính khởi nghĩa đeo khăn vàng trên đầu. Cuộc khởi nghĩa này có liên hệ với phái đạo Lão bí mật và là một trong những mốc quan trọng trong lịch sử đạo Lão.

    Cuối thời Đông Hán, triều chính mục nát, ngoại thích và hoạn quan thay nhau hoành hành. Khắp nơi đều có tham quan ô lại, thêm vào đó thiên tai lụt lội, hạn hán triều miên. Hán Linh Đế buông lỏng kỷ cương, không dùng người tài. Nghe theo lời khuyên của các hoạn quan Trương Nhượng và Triệu Trung, Linh Đế tăng thuế khóa thêm 10 đồng trên mỗi mẫu ruộng khiến nhân dân phải đóng góp thêm nặng nề, nhằm có thêm tiền xây cất cung điện.


    Hoàng tộc và quan lại ăn chơi xa xỉ. Hán Linh Đế ăn tiêu hoang phí, cho áp dụng chính sách mua bán quan chức: chức Tam công bán 10 triệu, tước hầu bán 5 triệu. Những người sau khi bỏ nhiều tiền ra mua chức tước lại càng vơ vét của dân làm giàu.


    Trong hoàn cảnh đó, nhân dân bị bóc lột nặng nề vì sưu cao thuế nặng, không được sống yên ổn từ gần 100 năm[1] đã vùng dậy phản kháng theo sự kêu gọi của anh em Trương Giốc.


    Cầm đầu khởi nghĩa Khăn Vàng là Trương Giốc và 2 người em là Trương Bảo và Trương Lương. Về thứ tự của Trương Bảo và Trương Lương.


    Ba anh em họ Trương dùng phương thức ma thuật hoặc thuật thôi miên, vẽ bùa niệm chú chữa bệnh cứu người, lấy được lòng tin của nhiều người trong thiên hạ. Trương Giốc hành nghề chữa bệnh sau hơn 10 năm, nhân danh dùng Đạo giáo tập hợp được rất nhiều tín đồ. Cách dùng lý thuyết của Lão Tử tập hợp quần chúng của Trương Giốc bị sử sách chính thống thời phong kiến gọi là "giả thác đại đạo, mê hoặc tiểu dân". Tôn giáo mà Trương Giốc tôn thờ còn được gọi bằng những tên khác như đạo Thiên sư, đạo Thái bình.


    Trước tình hình nhà Hán ngày càng suy yếu và mục nát và mất lòng tin của nhân dân cực khổ, anh em Trương Giốc quyết định phát động quần chúng nổi dậy nhằm lật đổ chính quyền Đông Hán.


    “Khấu Khiêm Chi vang danh thời Ngụy

    Phép dị kỳ chẳng lụy đến ai

    Thời Đường đạo sĩ thực tài

    Triệu Quy Nhân ấy, u hoài ngàn thu


    Mày là kẻ mịt mù tay ấn

    Xưng làm thầy pháp trấn yêu ma

    Đít ngồi gươm kéo máu ra

    Bước trên than lửa cháy da xèo xèo


    Làm bó giác cheo leo phù phép

    Khí âm tà, thúc ép bệnh nhân

    Trống chiêng chẳng thấy quỷ thần

    Phồng mang trợn mép lòi gân cổ gà


    Yêu tinh đâu, tà ma chẳng thấy

    Trò moi tiền tầm bậy giỡn chơi

    Tử sinh số có do trời

    Phàm phu tục tử thói đời đảo điên


    Sao giải hạn thề nguyền la lối

    Trước công đường: “hoạch tội vu thiên”

    Ngông cuồng trái luật tự nhiên

    Lao tâm khổ trí hao tiền tốn công



    Thằng thầy pháp lông bông nhăng quậy

    Giữa thăng thiên phải quấy bất minh

    Múa may đồng cốt âm binh

    Dám đem thuốc thử coi khinh mạng người


    Trò mê tín dối trời lừa đất

    Rét có thời bệnh tật từ đâu?

    Có hư có thực há cầu

    Sách ghi hàn nhiệt mấy chầu hòa công


    Ôn, lượng, bổ nhiều đường thiết tán

    Vọng, vấn, văn thuốc bán đầu thang

    Cớ sao mày dám hốt ngang?

    Quay co tiệt ngược khoe khoang mấy hồi


    Chẳng biết gì phải thôi tà đạo

    Thuật yêu ma lếu láo khinh khi

    Theo vòng nghiệp chướng tội gì

    Oan gia trái chủ âm ti lạnh lùng


    Quân dạ ran hãi hùng trống lệnh

    Quả báo kia chẳng chệch đi đâu

    Gậy phang tới tấp lên đầu

    Hành hình lão pháp vạc dầu nấu sôi“


    Khấu Khiêm Chi nguyên danh là Khiêm, tự là Phụ Chân, nguyên quán ở Xương Bình, Thượng Cốc (nay thuộc Bắc Kinh), China( Tàu), là một đạo sĩ đã thực hiện nhiều cải cách cho Bắc Thiên Sư Đạo, một nhánh ở phía bắc China của Ngũ Đấu Mễ Đạo.


    Khấu Khiêm Chi tự xưng là cháu đời thứ 13 của Ung Nô Hầu Khấu Tuần Chi đời Đông Hán. Cha của ông là Khấu Tu Chi, làm thái thú ở Đông Lai (thuộc Phù Kiên). Anh trai ông là Khấu Tán, làm thứ sử ở Nam Ung Châu.


    Khấu Khiêm Chi thuở nhỏ mộ đạo, có lòng thoát tục, đi tu theo Trương Lỗ. Ông tu đạo lâu năm nhưng không hiệu quả, về sau ông gặp Thành Công Hưng (xưng là tiên) và theo Thành Công Hưng lên Hóa Sơn học đạo thuật, luyện thuốc, tịch cốc; rồi ông ẩn tu tại Tung Sơn. Sau 7 năm, ông dần dần nổi danh.


    Lợi dụng Thái Vũ Đế hâm mộ Đạo giáo và bài xích Phật giáo, Khấu Khiêm Chi bắt đầu tiến hành cải cách Thiên Sư Đạo (tức Ngũ Đấu Mễ Đạo). Nội dung chủ yếu của cuộc cải cách là:


    Kiên quyết ngăn cấm việc lợi dụng tôn giáo để làm loạn, phản nghịch triều đình. Khấu Khiêm Chi tuyên bố những kẻ đại nghịch bất đạo này là tặc dân ngu ác đã coi thường Lão Quân, do đó sẽ bị trừng phạt. Cốt lõi của sự cải cách của Khấu Khiêm Chi là ông đưa luân lý Nho giáo (đặc biệt nhấn mạnh trung hiếu) vào giới luật của Thiên Sư Đạo. Theo đó, tín đồ tuân thủ giới luật sẽ không làm loạn chống lại triều đình.



    Bãi bỏ chế độ ép buộc tín đồ nộp thuế bằng tiền và nộp tô bằng gạo. Khi Trương Lỗ thống trị Hán Trung, thiết lập chính quyền chính–giáo hợp nhất, mỗi giáo khu (tức là trị) vừa là đơn vị hành chánh do các tế tửu cai trị. Họ có quyền trưng thu thuế bằng tiền và tô bằng gạo và xử lý chúng. Khấu Khiêm Chi bãi bỏ chế độ này để trút gánh nặng cho tín đồ. Ông phê phán đó là ngụy pháp của Tam Trương, và ông chủ trương dùng Tân Khoa (do Lão Quân ban truyền) để trừ ngụy pháp.



    Khấu Khiêm Chi chỉnh đốn tổ chức của Thiên Sư Đạo, tăng cường giới luật. Sau khi Trương Lỗ mất, Ngũ Đấu Mễ Đạo (tức Thiên Sư Đạo) phát triển rộng khắp Trung Quốc, nhưng tổ chức hỗn loạn và giới luật lỏng lẻo. Khấu Khiêm Chi phản đối các tế tửu trưng thu tài vật của tín đồ; cấm tuyệt thuật phòng trung dâm uế giữa nam nữ; các tế tửu phải theo phép xưa của Nho giáo, khi cha mẹ chết thì phải để tang.



    Khấu Khiêm Chi bổ sung giới luật và trai nghi. Bổ sung các tiêu chuẩn đạo đức của Nho giáo như trung, hiếu, nhân, nghĩa, v.v... Đồng thời ông đề cao nghi thức trai tiêu. Ăn chay, tịch cốc, đạo dẫn chỉ có thể sống lâu, nhưng không thể trường sinh bất tử. Muốn trường sinh bất tử thì phải chú trọng trai tiêu. Trai là trai giới, tắm gội thanh khiết; tiêu là cúng bái thần linh đề cầu phúc giải tai họa. Trai tiêu (tục gọi là đạo trường) là nghi thức truyền thống của Đạo giáo, tức là lập đàn cúng tế, đọc kinh, cầu đảo.


    Cuộc cải cách của Khấu Khiêm Chi giải trừ sự mâu thuẫn xung đột giữa Đạo giáo với triều đình phong kiến vì nhờ bổ sung luân lý Nho giáo vào giới luật. Do đó một giáo phái ban đầu phát khởi từ dân gian đã phát triển thành tín ngưỡng của thành phần sĩ phu hào tộc, trở thành một công cụ phù hợp với nhu cầu của giai cấp phong kiến thống trị. Năm Thái Bình Chân Quân thứ 9 Khấu Khiêm Chi liễu đạo 83 tuổi.


    18.5.2020 Lu Hà
     

Chia sẻ trang này

Share