Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 221

Thảo luận trong 'Lu Hà' bắt đầu bởi Lu Hà, Tháng 5 11, 2020.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Y Đức Hai Họ Mộng Bào

    cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 61


    “Trẻ ấu thơ mặn mòi cá nước

    Đức hiếu sinh thao thức lòng trời

    Tổ sư bào chế cứu đời

    Bệnh nào thuốc ấy rạch ròi xưa nay


    Lợi thế tục nhiều thày chẳng ngại

    Lang băm càng tác hại tiểu sinh

    Kỳ Hoàng đạo học chứng minh

    Khen thay trị bệnh thấu hình thực hư


    Đơn thuốc hay chân như cứu độ

    Danh tiếng thơm sư tổ ghi công

    Học trò rõ chước biến thông

    Huyền vi y thuật mênh mông tấm lòng


    Kiếp nhân sinh long đong trời đất

    Thuốc nhi đồng sài giật nóng ban

    Tử kim đĩnh, khỏi luận bàn

    Quánh đờm ho nặng gian nan vô cùng


    Bệnh sởi đậu phải dùng trợ vị

    Lở lưỡi môi từng tí nhẹ nhàng

    Kê đơn hóa độc đúng thang

    Bảo long tinh tán thung thăng đáng tiền


    Thiên châm hoàn, giảm liền nôn mửa

    Sốt hãm luôn cứu chữa tới nơi

    Nên dùng lô hội kịp thời

    Chứng cam nên nhớ rạch ròi trước sau


    Thuốc đã có phải mau ứng dụng

    Ngư với Tiều tìm đúng phương hay

    Hai chàng gặp bạn là may

    Nhập Môn ưu ái tháng ngày chỉ cho


    Đệ tử ruột tài cao uyên bác

    Kỳ Nhân Sư tọa lạc nơi nao?

    Ngư Tiều cảm khái dạt dào

    Mong thày trở laị nghẹn ngào lệ sa


    Khắp thiên hạ trăm nhà ngưỡng mộ

    Bạn của thày tri cố hai ông

    Họ tên là Hưởng Thanh Phong

    Ảnh Minh Nguyệt lão tinh thông y truyền


    Chẳng vướng bụi thiên nhiên tạo hóa

    Bậc chân nhân tỏa đóa hoa mai

    Thanh tâm khí tượng anh tài

    Mỗi người một vẻ gót hài thần tiên


    Thày ta vẫn thường xuyên thăm viếng

    Với bạn hiền nức tiếng gần xa

    Sẵn lòng Sào, Hứa ngâm nga

    Tề, Di mát mặt trăng ngà bể dâu


    Ba mươi sáu cung bầu hạc lỷ

    Hưởng Thanh Phong tri kỷ mấy ai

    Kỳ Nhân Sư một thiên tài

    Ảnh Minh Nguyệt cũng hương lài thoảng bay


    Vòng hối thực men say thoát khỏi

    Đời tối bưng le lói bình minh

    Ngẩn ngơ nhìn lại bóng mình

    Mây lồng đáy nước lung linh góc trời“


    Sào, Hứa là tên gọi theo một tích cổ bên Tàu, lấy tên hai nhân vật trong đó là Sào Phủ và Hứa Do .

    Theo truyền thuyết, hai nhân vật này sống đời vua Nghiêu. Câu chuyện như sau , lời đối thoại theo "Chuyện giải buồn" của Huỳnh Tịnh Của:


    Hứa Do được tiếng là người hiền, vua Nghiêu vời vào để truyền ngôi.

    Hứa Do từ chối, cười mà về rồi ra suối rửa tai. Khi đó, Sào Phủ mới dắt trâu tới suối uống nước, thấy Hứa Do rửa tai, bèn hỏi tại sao?

    Hứa Do trả lời:

    -"Ông Nghiêu đòi tôi, biểu tôi thì làm vua."



    Sào Phủ bèn dắt trâu bỏ lên trên dòng nước cho uống. Hứa Do hỏi tại sao, Sào Phủ đáp:

    -"Anh rửa tai anh xuống đó tôi sợ trâu tôi uống nước bẩn."



    Sào Phủ lại nói:

    -"Anh đi đâu cho người ta biết vua mà muốn nhường ngôi vua cho anh, ấy là tại bụng anh vẫn còn danh lợi."



    Huỳnh Tịnh Của phê rằng:

    -"Nghe mà rửa, chi bằng giữ vẹn đừng nghe."


    Tích Sào Phủ Hứa Do trở thành một điển cố về lòng trong sạch và tính ẩn dật.


    Trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, đoạn Vân Tiên, Vương Tử Trực, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm vô quán nước gặp một chủ quán có vẻ có tài, Vân Tiên khuyên ông ra làm quan. Ông trả lời:

    “Quán rằng: Nghiêu Thuấn thủa xưa

    Khó ngăn Sào Phủ, khôn ngừa Hứa Do“


    Ý nói, ngay cả đời thịnh vượng thanh bình như thời vua Nghiêu vua Thuấn mà còn có người ẩn dật không ra làm quan. Ý nói rộng hơn: huống chi thời này



    Bá Di là con trai lớn nhất của Á Vi vua nước Cô Trúc thời vua Trụ nhà Thương. Vua cha muốn lập người em thứ 3 là Thúc Tề. Sau khi cha mất, Thúc Tề nhường lại ngôi vua cho Bá Di nhưng ông không nhận, nói rằng phải theo mệnh lệnh của cha và bỏ trốn.


    Thúc Tề thấy ông bỏ khỏi nước Cô Trúc cũng đi theo ông. Người trong nước bèn lập Á Bằng người em của Bá Di và anh của Thúc Tề lên ngôi.


    Nghe tin Tây Bá Cơ Xương là người trọng đãi hiền sĩ, anh em Bá Di tìm đến. Nhưng khi hai người đến nơi thì Cơ Xương đã qua đời, con là Cơ Phát lên thay, mang quân đánh vua Trụ tàn bạo. Bá Di cùng em đến trước ngựa của Cơ Phát can rằng:

    - Cha chết không chôn lại gây việc can qua có thể gọi là hiếu không? Là bầy tôi giết vua có thể gọi là nhân không?


    Cơ Phát không nghe. Những người hộ vệ của Cơ Phát định giết anh em Bá Di nhưng Khương Tử Nha ngăn lại và đỡ anh em ông dậy và cho đi nơi khác.

    Cơ Phát lên ngôi thiên tử, lập ra nhà Chu, tức là Chu Vũ Vương. Các chư hầu đều tôn thờ nhà Chu. Riêng Bá Di và Thúc Tề xấu hổ về việc đã can ngăn vua Chu diệt bạo chúa, bèn cùng nhau thề không ăn thóc nhà Chu.


    Bá Di và Thúc Tề lên núi Thú Dương, hái rau vi ăn qua bữa. Rau vi không thể nuôi sống được, cuối cùng ông và Thúc Tề đều chết đói tại núi Thú Dương. Tương truyền hai ông sau khi chết hóa thành hai con chim suốt ngày kêu "gia, gia" nên người đời gọi luôn nó là chim Gia Gia, sau này chẳng hiểu người ta tránh tên húy vị vua nào mà đổi lại thành chim Đa Đa.


    Trước khi qua đời, Bá Di và Thúc Tề làm bài ca:

    “Lên núi Tây chừ hái rau vi,

    Lấy bạo đổi bạo chừ có hay chi?

    Thần Nông, Ngu, Hạ chìm cả rồi, ta biết nơi nào đi?“


    Đời sau thường dùng hình ảnh Di, Tề để nói về việc đi ở ẩn.




    Y Đức Hai Họ Mộng Bào

    cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 62


    “Hai mươi tám sao chơi bốn biển

    Chán hư danh hiện diện dáng hình

    Gương thềm ngọc thỏ lung linh

    Vầng trăng sáng tỏ cung nghinh tiếng đàn


    Nhập Môn đang chứa chan thơ đọc

    Bỗng khách đâu mời mọc thỉnh cầu

    Chúa Liêu triệu đến sân chầu

    Tôn sư rầu rĩ mái đầu tuyết sương


    Chức thái sư Liêu vương ép buộc

    Bổng lộc nhiều bốc thuốc kê đơn

    Tôn sư căm giận oán hờn

    Dật dờ sớm tối chập chờn bóng mây


    Lòng bi phẫn bấy chầy thân phận

    Kỳ Nhân Sư tủi hận chẳng ra

    Dân tình thống khổ kêu la

    Cửa nhà tan nát sơn hà giá băng


    Thày cáo bệnh chẳng màng chức tước

    Sợ triều đình ngờ vực sinh nghi

    Nhập Môn chẳng rõ bệnh gì?

    Vội vàng chuẩn bị ra đi thăm người


    Ngư Tiều cũng tức thời biện lễ

    Huynh đệ càng tri kỷ tương thân

    Đan Kỳ theo lối đi gần

    Gió nồm nam thổi đằng vân ráng chiều


    Trời miền tây tiêu điều cảnh vật

    Làn hơi sương phảng phất hồ sen

    Non Kiều cây mọc cỏ chen

    Hang sâu vực thẳm bao phen tuyết dày


    Hươu vào động hạc bầy về núi

    Ba người vừa cắm cúi bước vào

    Thấy ngay Đạo Dẫn đón chào

    Mời vào y quán nghẹn ngào trước sau


    Thày chẳng chịu tự mù đôi mắt

    Chốn thiên thai đóng chặt cửa thiền

    Xông hai mắt đỏ triền miên

    Sứ Liêu cũng chịu lụy phiền não thân


    Cảnh nước mất nhà tan tang tóc

    Dân lầm than kêu khóc khổ đau

    Oán cừu thù hận theo nhau

    Trẻ già trai gái dãi dầu nắng mưa


    Nhập Môn nghe nhặt thưa lã chã

    Giọt thương người lọ đá nát lòng

    Trách thầm Minh Nguyệt Thanh Phong

    Không ngăn cản được, hai ông phụ thầy


    Không cố khuyên để vầy sao nỡ

    Cảnh mù lòa món nợ y khoa

    Tật tàn đôi mắt ướt nhòa

    Di, Tề ẩn dật muối rau qua ngày


    Nơi non Thú ai hay cam chịu

    Chẳng chịu quỳ bám víu nhà Chu

    Quản chi rừng núi âm u

    Mai danh ẩn tích thiên thu u hoài.“


    Chúa Liêu ép Kỳ Nhân Sư làm Thái Y trông coi viện thuốc, chăm sóc sức khỏe cho mình, Hoàng hậu, phi tần cung nữ và các quan đại thần. Nhưng Kỳ Nhân Sư không phục, không muốn làm tôi tớ cho ngoại bang, nên Tôn sư tự xông mắt mình mù đi để khỏi phải làm nô bộc, tay sai phục vụ triều Liêu. Truyện thật là bi thảm về cuộc đời một đại danh y thời nhà Tấn tên là Kỳ Nhân Sư.


    11.5.2020 Lu Hà
     

Chia sẻ trang này

Share