Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 218

Thảo luận trong 'Lu Hà' bắt đầu bởi Lu Hà, Tháng 5 7, 2020.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Y Đức Hai Họ Mộng Bào

    cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 54


    “Phương thuốc trị tâm thân ưng chịu

    Chỗ đau nào mắc míu tới thai?

    Xưa nay y biến kỳ tài

    Thuận theo thiên ý vạn loài muôn phương


    Chương thai dựng bất thường tắc nghẽn

    Cứu chữa người thai nghén tận tình

    Sách ghi gọi chứng: “ ám kinh“

    May không nhơ uế tháng mình mang thai


    Có người bảo: “cấu thai” là vậy

    Nghén rồi kinh nguyệt thấy tuôn ra

    Máu ra thai nghén chẳng sa

    Có tên “thai lậu” gọi là huyết dư


    Có người nghén năm dư ấy chớ

    Thai nằm yên dễ sợ mới sinh

    Bởi vì khí huyết trong mình

    Gần mười tám tháng bụng phình chửa to


    Thật lạ lùng đáng lo ngại lắm

    Chứng “quỷ thai” thê thảm buồn thay

    “Trưng hà” “bĩ khối” lắt lay

    Nhớt nhau hơi huyết đọa đày như thai


    Máu đầy chứa ngày dài hư thiệt

    Thật kinh hoàng “súc huyết”tang thương

    Than ôi! Bệnh biến khôn lường

    Giống thai quái đản dị thường xiết bao


    Bốn mươi chín tuổi cao thiên quý

    Đã dứt đường tục lụy mang thai

    Vợ chàng Tịnh Phổ là ai?

    Đã hơn sáu chục tuổi ngoài thai mang


    Bốn mươi chín tuổi nàng túy lúy

    Mới vu quy thiên quý thông thường

    Tô Khanh gái rượu phấn hồng

    Mới mười hai tuổi lấy chồng có thai


    Coi hai chuyện biên ngoài dấu sử

    Đừng đắn đo phận sự thế thôi

    Biết bao kinh nghiệm trau dồi

    Liệu đường biến hiện để rồi kê đơn


    Luận y học gặp cơn tai biến

    Phải xét suy biểu hiện trong ngoài

    Nguyên nhân động đến nội thai

    An lòng thân chủ nguôi ngoai mấy bài


    Tiều quả quyết trước thai chẩn mạch

    Thật rõ ràng dám trách chi ai

    Xưa nay nhắc nhở mãi hoài

    Gái thì bên hữu tả trai đã đành


    Tả di hoạt tật sanh trai đó

    Gái hữu di hoạt có thấy không

    Chỉ e rắc rối chất chồng

    Thai đôi bụng chửa má hồng phôi phai


    Coi mạch chủ hai tay sáu bộ

    Môn bảo rằng ba bộ mạch đi

    Máy trời tạo hóa vân vi

    Âm dương hai chữ thịnh suy khác hình.“


    Tô Khanh còn gọi là Tô Vũ tên thật Tô Tử Khanh, người đất Đỗ Lăng là một bầy tôi trung của vua Hán Vũ Đế. Thời đó, nhà Hán thường bị giặc Hung Nô ở phương Bắc hay quấy nhiễu, dòm ngó. Tuy là nước lớn nhưng muốn cầu hòa, nên Hán Vũ Đế sai Tô Vũ đi sứ sang Hung Nô.


    Sang bên Hung Nô, vì làm phật ý vua Hung Nô (thiền vu), Tô Vũ bị bỏ vào hang, ba ngày không cho ăn để cho chết. Tô Vũ nhờ hớp những giọt sương đêm trên ngù cờ mà sống sót. Thấy lạ, chúa Hung Nô kinh sợ, cho Tô Vũ là thần, không dám hại nữa mà đày đến đất Bắc chăn dê, giao hạn cho tới khi nào dê đực đẻ ra dê con mới được trở về Hán.


    Đất Bắc giá lạnh hoang vu, không có người. Tô Vũ ở nơi đi đày, ngày chăn dê, tối ngủ hang đá, thiếu thốn, cực khổ và tuyệt vọng. Gặp mùa chim nhạn thiên di về phương Nam, Tô Vũ viết một lá thư nhờ chim nhạn mang về nhà cho đỡ nỗi nhớ nhung. Hán Vũ Đế tình cờ nhặt được thư mới biết Tô Vũ đang phải chăn dê khổ cực ở phương Bắc.


    Ở nơi đi đày, Tô Vũ chỉ còn biết làm bạn với cỏ cây, cầm thú và đã kết bạn tình với một nàng vượn người. Mặc dù cuộc sống của họ là hoang dã nhưng họ luôn âu yếm nhau và đã có với nhau một đứa con. Sau 19 năm, nhờ sự can thiệp của Hán Vũ Đế, Tô Vũ chia tay người vợ vượn người trở về Hán. Điển tích Tô Vũ chăn dê trở thành một đề tài đặc sắc trong thi ca.



    Vào khoảng đầu thế k ỷ thứ 2 TCN, một ông vua Đại Nhục Chi bị Hung Nô chém đầu rồi dùng cái sọ làm bình rượu, triều đình Đại Nhục Chi uất hận. Năm 100, Hán Vũ Đế sai Tô Vũ đi sứ Đại Nhục Chi nữa để hai nước liên kết đánh Hung Nô. Dọc đường Tô Vũ bị Hung Nô bắt, không giết mà cũng không cho về, đành phải tạm ở lại Hung Nô, chăn cừu sống với một phụ nữ Hung Nô trong núi, được một đứa con, sau trốn thoát, chịu không biết bao nhiêu gian nan, tới được Đại Nhục Chi, nhưng lúc này họ hết muốn trả thù Hung Nô rồi, chỉ muốn sống yên ổn, làm ruộng, trồng trọt. Tô Vũ đành trở về tay không, trên đường lại bị Hung Nô bắt một lần nữa.




    Y Đức Hai Họ Mộng Bào

    cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 55


    “Gốc tạng phủ thần linh soi sáng

    Thuận ngũ hành năm tháng tạo ra

    Vần xoay trong cõi người ta

    Vợ chồng con cái mẹ cha an lành


    Ngôi chồng vợ tung hoành thuận nghịch

    Mẹ cùng con cảm kích dựng xây

    Bộ âm tạo mạch dương vầy

    Chồng thừa ngôi vợ bấy chầy vào trong


    Lại như vợ mở cung cửa lớn

    Lấn ngôi chồng bộn rộn ngóng trông

    Bộ dương để mạch âm thông

    Thong dong tới bậc minh công là hoành


    Thừa ngôi mẹ nghịch danh con ngỏ

    Mẹ thừa con thuận ở tình nhau

    Ung dung bắt mạch xoát cầu

    Máy âm dương nhóm biết đầu gái trai


    Ba bộ dương mạch ai đó thịnh

    Là con trai dự tính chẳng sai

    Ba âm mạch thịnh gái thai

    Trai đôi tả đới tung hoài mãi thôi


    Hữu đới hoành gái đôi hóa dịch

    Thành trai ba mạch nghịch tả dương

    Gái ba mạch thuận là thường

    Hữu âm hình tướng vấn vương truyền lòng


    Huyền, khẩn, lao, hoạt, cường yên vị

    Chết rõ ràng trầm tế vân vi

    Cao tay mạch tượng lỗi gì

    Biết ngay thai yểu còn nghi ngại gì?


    Bụng bà chửa thai nhi nằm đó

    Mấy chứng thai xưa có khảo biên

    Sách ghi tử giản tử huyền

    Than ôi! Tử thũng, tử phiền, tử lâm


    Bao chứng tử hoài nhâm tử khí

    Hơi nghén gây tỳ vị đau trong

    Tiều rằng chứng giản là phong

    Mong manh mạng sống đau lòng nhân gian


    Đàm nhiều chứng nguy nan tà ác

    Khí hư ra xơ xác âm hao

    Hai tay co quắp đau bào

    Lậu thai bụng lớn máu trào túa ra


    Thai lậu động khác xa là chứng

    Thai bình thường mẹ nựng con ta

    Tình thương mẫu tử thiết tha

    Động là khí bách lậu là nhiệt thương


    Lời thai luận biến thường nhiệt thấp

    Nội thương bàn hô hấp thấy ai

    Khử tà mới giữ được thai

    Phong đàm thuốc ấy đúng loài trị an


    Chứng huyễn hoặc mê man bất tỉnh

    Phải lo toan định tính rõ ràng

    Làm sao cho hết mơ màng

    Nghén chưa đủ số bụng nàng đớn đau“




    Y Đức Hai Họ Mộng Bào

    cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 56


    “Bảy tám tháng sau thì chuyển bụng

    Nào biết đâu như chứng giả đò

    Thày lang bốc thuốc thăm dò

    Khù khờ phép tắc lò mò linh tinh


    Nửa bốc thuốc thôi sinh ngần ngại

    Tháng còn non sợ hại cả hai

    Nửa thời hốt thuốc an thai

    Còn thừa ngày tháng hoa khai lỗi kỳ


    Tiếng sao khỏi lang y họa rước

    Thuốc nào hay xin được lưu truyền

    Nhập Môn quan sát trước tiên

    Luận y thai nghén sách biên tỏ tường


    Mười tháng chửa thông thường thai lệ

    Cho đến ngày cửa sẽ mở ra

    Tử cung co thắt rên la

    Lưng đau nhức nhối mắt hoa tối trời


    Như dưa chín cuống rời khỏi gốc

    Nằm đơ ra hồng hộc cạn dòng

    Trái thơm quả ngọt long đong

    Gọi là chính sản cầu mong an lành


    Bảy tám tháng mong manh yếu ớt

    Chứng lộng thai xanh nhợt đuối hơi

    Gọi là thí nguyệt nhặt lơi

    Bụng đau xâm xỉa tả tơi mặt mày


    Kinh nghiệm cho xưa nay khuyên bảo

    Con nằm yên mẹ dạo bước chơi

    Vẫn chưa đủ tháng chẳng rời

    Mẹ yên tâm nhé nụ cười hân hoan


    Trời sinh voi chứa chan ngọn cỏ

    Luật tự nhiên xin chớ lo phiền

    Hỏi tra ngày tháng trước tiên

    Ly kinh một mạch coi liền là hay


    Chứng lộng thai lắt lay chính sản

    Thật hiểm nguy đừng dạn dĩ ngay

    Thôi sinh phạm lỗi tắt ngày

    Khai hoa chẳng đợi quắt quay kiếp người


    Hại thế nhân hại đời thày nữa

    Kê đơn liều chẳng chữa người ta

    Hãy coi cái kén trứng gà

    Đủ ngày mỏ khoét vỏ ra con này


    Thuốc an thai dễ hay gây nạn

    Đẻ đến ngày thày cản con ra

    Nỗi niềm mong đợi thiết tha

    Lang băm quậy phá cảnh nhà nát tan


    Lộng thai chính sản, bàn tay nắm

    Bậc lương y đâu dám kê liều

    Cứu người cũng có lắm chiêu

    Ly kinh mạch quyết bao điều tử sinh


    Một hơi sáu lần ly kinh đến

    Hoạt tế trầm mạch chẹn cũng đành

    Nửa đêm đau dữ sắp sanh

    Ngày mai sẽ thấy sáng danh Chúa trời.“


    Ba bài thơ để diễn ng âm là chính, tả sâu vào chuyên môn y học, xin miễn bình giảng giải thích nhiều.


    7.5.2020 Lu Hà
     

Chia sẻ trang này

Share