Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 193

Thảo luận trong 'Lu Hà' bắt đầu bởi Lu Hà, Thg 4 5, 2020.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Truyện Tình Hai Họ Dương Hà

    cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 54


    “Lính vào báo Trần Đoàn đã tới

    Tần công sai mời gọi họ Dương

    Ba nhà hội ngộ sảnh đường

    Bầu đoàn thê tử tỏ tường trước sau


    Viết tờ biểu trình tâu hoàng thượng

    Tấn vương xem khen thưởng Tần gia

    Lạ lùng hai họ Dương Hà

    Ban hôn cáo thị gần xa trầm trồ“


    Ngày xưa những nhân vật nổi tiếng của quốc gia dù thiên tử hay các nước chư hầu nếu đỗ trạng nguyên thường là kết hôn với công chúa và sẽ được tấn phong là phò mã, vua có rất nhiều con gái nhưng hễ ai là con vua đều là công chúa cả. Trường hợp nước Tấn thời đó không có trạng nguyên, đỗ cao nhất là hai anh em song sinh Dương Trân và Dương Bửu cấp bảng nhãn, thám hoa. Tuy không bị ép hôn với công chúa nhưng kết hôn với con gái nuôi của quan tổng trấn họ Tần cũng phải được nhà vua chuẩn y, gọi là ban hôn thí hôn rất là vẻ vang.


    “Vì lãnh thổ cơ đồ non nước

    Phải đồng tâm chống giặc Nữ Chân

    Khai thông muôn đạo thế nhân

    Kể chi sắc tộc toàn dân một lòng


    Không cấm chợ ngăn sông bài bác

    Dù đông tây nam bắc bốn phương

    Mở trường võ thuật văn chương

    Nhân tài lương đống quốc vương cậy nhờ


    Chiếu chỉ xuống làm thơ để tặng

    Dương đại sư tỏ rạng chân tu

    Non cao Tùng Lãnh vân du

    Bạn cùng Hà Mậu vi vu mọi miền


    Gặp thần tiên chẳng quên trần thế

    Minh đức cao con trẻ hanh thông

    Song sinh từng cặp vợ chồng

    Thiên tài quốc sắc mặn nồng thủy chung


    Ngàn tấm lụa mấy thùng vàng bạc

    Ngựa xe đưa lính gác phủ nha

    Giáo dân Phật tử mọi nhà

    Đuốc hoa bừng cháy sơn hà cao đăng


    Mở tiệc cưới Thu Băng Dương Bửu

    Xuân Tuyết đồ ngự tửu Dương Trân

    Kim bôi hợp cẩn lễ tân

    Thanh mai trúc mã Châu Trần là đây“


    Trai anh hùng gặp gái thuyền quyên, trai tài gái sắc hay cùng lớn lên từ nhỏ đều gọi là thanh mai trúc mã cả.


    Thanh Mai Trúc Mã

    cảm hứng bài hát của Mã Thu Giang: Trai Tài Gái Sắc


    “Anh là công tử hào hoa

    Có em khuê các một tòa thiên hương

    Thanh mai trúc mã vấn vương

    Loan bồng phượng bế nõn nường sen tơ


    Trai tài gái sắc nên thơ

    Thiệp mời lục tỉnh ước mơ má hồng

    Xôn xao mít chín nhãn lồng

    Miệt vườn duyên dáng cánh đồng cò bay


    Môn đăng đối hộ đắm say

    Nửa đêm gà gáy vui vày nguyệt hoa

    Làng trên xóm dưới bắc loa

    Ông gìa bà cả xuýt xoa tiệc mừng


    Quan viên hai họ tưng bừng

    Ba Huy Công Phước hương lừng gió thơm

    Trắng đen lóng lánh hạt cườm

    Rượu bia pháo nổ trống cơm rộn ràng


    Bạc Liêu thuê thỏa thiếp chàng

    Dồi dào kênh rạch dịu dàng ái ân

    Vu quy đỉnh giáp non thần

    Dê rừng trâu nái tần ngần vịt quay


    Đuôi tôm hoành tráng vui thay

    Thuyền trăng buồm dựng canh chày yến oanh

    Ăn chơi khét tiếng kinh thành

    Sài Gòn trăng mật lầu xanh gác vàng.“


    11.7.2017 Lu Hà


    Kết duyên Châu Trần có nguồn gốc tích truyện ở mộ thôn thuộc huyện Phong tỉnh Giang Tô, xưa kia có hai họ Châu và Trần đời đời kết làm thông gia vơí nhau . Do đó thôn ấy được đặt tên là thôn Châu Trần. Về sau người ta dùng hai tiếng Châu Trần để chỉ những cuộc hôn nhân tốt đẹp, vợ chồng xứng đôi vừa lứa .


    Nhà thơ Bạch Cư Dị thời Thịnh Đường có những câu thơ về hai họ Châu Trần như sau:

    -”Từ Châu cố Phong huyện

    Hữu thôn viết Châu Trần

    Nhất thôn duy lưỡng tính

    Thế thế vi hôn nhân”.


    “Duyên hội ngộ ơn dày thánh thể

    Truyện yêu đương được kể bằng thơ

    Dương Từ Hà Mậu ngẩn ngơ

    Cảo thơm lần dở canh giờ nỉ non


    Thơ song thất lại còn lục bát

    Vần nối vần dào dạt ái ân

    Giai nhân tài tử tần ngần

    Thơm mùi phong vị bần thần hương hoa


    Sống có đạo chan hòa xã hội

    Dù đạo gì sớm tối yêu thương

    Tránh xa ma đạo bất lương

    Yêu tà khắc chế nhiễu nhương vô thần


    Nguyễn Đình Chiểu thương dân yêu nước

    Là nhà nho chính trực công tâm

    Đui mù nhưng vẫn âm thầm

    Miệt mài sáng tác tình thâm giống nòi


    Vầng trí tuệ sáng soi vằng vặc

    Tháng năm dài dằng dặc trở trăn

    Xây nền học vấn quốc văn

    Tôn vinh tiếng Việt gian nan chẳng từ


    Phải cấm đoán thói hư tật xấu

    Trò hầu đồng cô cậu nhảy lên

    Bôi tro trát trấu vì tiền

    Oan gia trái chủ đảo điên nhân loài“


    Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là một hoạt động tín ngưỡng dân gian và tôn giáo thờ nữ thần mẹ Đạo Mẫu dòng Shaman giáo của nhiều dân tộc. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Shaman giáo ông đồng, bà đồng. Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ. Có các hành động quái đản rùng rợn trực tiếp lên thể xác Thanh Đồng như đi trên than hồng, xiên lình (dùng thanh sắt sắc nhọn đâm xuyên vào hai má và miệng thanh đồng). Ăn lửa, lên đai ( hình thức thắt cổ, có người được gọi là sát căn, có khi lên 3 đai liền)


    Oan gia trái chủ thường được giải theo Phật giáo. Kiếp trước, nếu sát sinh, hại người thì một kiếp nào đó khi đủ duyên họ sẽ quay trở về để báo thù. Đó gọi là oan gia trái chủ. Nhà Phật dạy, trong gia đình cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cháu… tất cả là có duyên rất lớn trong tiền kiếp nên mới tìm về để sống chung một nhà, chứ không phải là ngẫu nhiên. Con cháu ta cũng vậy, được đầu thai vào gia đình ta với 2 mục đích sau:


    Một là, báo ơn: Vì tiền kiếp nó và ta đã gặp nhau. Nhưng không nhất thiết chỉ trong quan hệ cha mẹ, con cháu… trong phạm vi gia đình, và ta đã từng cứu giúp, thương yêu nó. Hay chỉ vì một lời thề nguyện nào đó nên lần này do nhân duyên hội đủ nên liền về đầu thai vào nhà để trả lại cái ơn đó cho ta. Những đứa trẻ trường hợp này lớn lên sẽ rất ngoan hiền và hiếu thảo.


    Hai là, cũng như trên nhưng ở tình huống ngược lại là nó về để trả thù hay báo oán vì trước đây ta đã từng hại nó. Những đứa con này thường rất ngỗ nghịch, phá tan nhà nát cửa mà chính nó và gia đình cũng không hay biết. Nếu đã biết đạo lý này thì không nên oán trách mà phải thầm sám hối, thông cảm và dần khuyên bảo thì sự việc thường sẽ kết thúc tốt đẹp. Đức Phật dạy, oán cần phải cởi, không nên kết. Nếu lấy ân báo oán thì oán kia liền được cởi. Nếu lấy oán báo oán thì oan oan tương báo không biết kiếp nào mới xong. Nếu chỉ thuần túy như vậy theo quan điểm Phật giáo thì cũng chẳng sao, nhưng chỉ hiềm nỗi các nhà sư quốc doanh sẽ thêu dệt bịa đặt bắt các con nhang đèn cúng tiền giải vong một thủ đoạn cướp đoạt tiền của trắng trợn cần phải lên án.


    “Sư hổ mang dằng dai cố bám

    Đài gương sen bụi bặm phủ đầy

    Tranh ăn bá đạo cáo cầy

    Tà quyền hút máu phanh thây dân nghèo


    Chuông hoài vọng cheo leo đỉnh núi

    Tiếng dương cầm sầu tủi phúc âm

    Cầu kinh tụng niệm thanh tâm

    Je xu mầu nhiệm quang lâm Di đà!


    Xin hết truyện thơ

    *Nguyên tác thơ lục bát“ Dương Từ Hà Mậu“


    5.4.2020 Lu Hà
     

Chia sẻ trang này

Share