Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 16

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Lu Hà, Thg 1 15, 2017.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Nàng T.T.Kh hay chàng Thâm Tâm viết bài Hai Sắc Hoa TiGon gồm 11 khổ 44 câu, còn tôi chuyển dịch và họa ra 12 khổ 48 câu. Tôi thấy nguyên tác Thâm Tâm làm chưa được vần lắm theo lối thơ mới 7 chữ, nên tôi đã sửa lại vần làm hai lần. Bản thứ nhất gần như còn giữ lại vần của Thâm Tâm, nhưng bản thứ hai hoàn toàn sửa cho thật tròn trịa vần điệu. Thu Hà ngâm theo bản thứ nhất của tôi. Vậy tôi xin bình giảng 12 khổ thơ của tôi theo bản thứ nhất mà tôi đã cảm tác ra theo tâm ý của Thâm Tâm. Thơ Thâm Tâm tôi miễn bình giảng mà chỉ muốn giãi bày cảm xúc của riêng tôi. Một lúc tôi phải hóa thân làm 3: Tôi, Thâm Tâm và cô Khánh.

    Nhân tiện tôi có lên google để tìm hiểu thêm có nhạc sĩ nào phổ nhạc chưa? Thì có ngay Anh Bằng phổ thành nhạc Tây do Như Quỳnh hat. Các bạn trẻ tân thời thích nhạc Tây có thể cho là hay. Nhưng tôi thấy cách làm như vậy là hỏng đi cái ý vị của thơ. Thơ dùng để ngâm theo vần diệu du dương bởi chính 6 cái thanh dấu tiếng Việt: không, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng tự nó đã là những nốt nhạc Á Đông rồi. Nếu có những bài thơ dở, không vần viết theo lối tự do mà ý hay có thể phổ thành nhạc Tây hát là hợp lý. Thơ đường luật cũng vậy là loại thơ để đọc chứ người Tàu hay các cụ nhà ta không ngâm. Nhưng bài thi tình 8 câu có thể ngâm cũng rất thú vị. Nhưng bản chất thơ đường là thơ để đọc. Giọng ai sang sảng như Trần Quang Khải hay Phạm Ngũ Lão đọc theo kiểu con nhà tướng như: Múa giáo non sông trải mấy thâu, ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu… chẳng hạn.

    Bài thơ Hai Sắc Hoa Tigon mà cố thi sĩ Thâm Tâm viết theo thể thơ mới lối 7 chữ dạng tứ tuyệt không đối trường thiên rất thông dụng để tả tình. Dù sao cũng là con đẻ của thơ đường và nên ngâm theo nhạc đệm hồ cầm sáo nhị đàn bầu và ngâm theo lối Tao Đàn hay Cung Đình mới hay. Còn phổ thành nhạc Tây tôi nghe thấy nhạt phèo thế nào ấy, không nói là hát một bài dài như vậy mệt mỏi ê a nhàm chán. Giới trẻ thích bốc đồng nhạc mạnh, gào thét hay nhạc tình lâm ly như cảnh vợ xa chồng, anh lính ra trận mà thời miền Nam cộng hòa các nhạc sĩ làm rất tốt, các bài hát thường ngắn 20 hay 24 câu là đủ, nghêu ngao hát dài ra sẽ sinh ra hội chứng nhàm chán. Không biết các bạn thế nào còn riêng tôi ủng hộ Hai Sắc Hoa Tigon nên ngâm. Không thể bắt ông nông dân chân lấm tay bùn phải đóng bộ comle lúc nào cũng thắt cà vạt, và bắt anh Tây chị Tây mặc áo bà ba đi chân đất. Thức nào món ấy phải đúng thi vị của nó chứ? Làm chuyện chéo cẳng ngỗng đâu phải là hay.

    “Thương Cánh Hoa Tim“

    hoạ Hai Sắc Hoa TiGon cuả T.T.Kh

    Vì sao thương cánh hoa tim? Vì hoa Tigon giống trái tim người, thường là màu đỏ, giống như máu người, cánh mỏng mềm mại dễ nhàu nát, dễ vỡ nên thương chứ sao? Nên tôi mới chọn làm tiêu đề cho bài thơ.


    “Nhớ muà năm ngoái đoá TiGon

    Thoang thoảng hương bay gợi nỗi buồn

    Tôi thấy lòng mình tê tái quá

    Ngậm ngùi thương mãi buổi hoàng hôn“

    Mùa năm ngoái là mùa yêu đương của cô Khánh học sinh chưa hết bậc tiểu học và anh chàng Thâm Tâm thơ vẽ. Có thể anh hay vẽ chân dung truyền thần mà được cô Khánh mời đến và họ yêu nhau coi như là mối tình đầu. Còn hôm nay hoàn cảnh đã khác, cô đi lấy chồng, nên cô buồn cô nhớ, trái tim cô tê tái cõi lòng cô bi thương.


    “Thuở đó ngày xưa thật lạ lùng

    Rì rào nắng trải lót bờ phong

    Ngây thơ tôi cứ tin đời đẹp

    Muôn cánh hoa tim chẳng biến lòng.“

    Ừ thì ngày xưa lúc còn tuổi con gái ôm đóa mộng đầu giật mình e thẹn sợ những ai bắt gặp hỏi: Khánh ơi! Làm sao thế mà cứ thẫn thờ ra như mất sổ gạo, như ngỗng đang….Cô ngây thơ cô hồn nhiên cứ tin đời là đẹp, của yêu là của được, cô tin hoa TiGon trong vườn nhà cô mang hình trái tim màu đỏ thắm là màu của tình yêu chung thủy mặn như tấm lòng cô mà không thể nào biến thành màu vàng, màu nâu, màu củ chuối màu dưa cải được.


    “Tôi biết làm sao được hở trời !

    Người đi biền biệt áng mây trôi

    Đường xa vút bóng mờ sương thẳm

    Để lại vườn tình hoa lá rơi !“

    Thế rồi duyện nợ trớ trêu nguời ta dạm ngõ, cha cô nhận đồ xính lễ thì anh chàng thợ vẽ kiêm thi sĩ của cô giận quá và biến luôn….


    “Người vẫn thường hay đứng ngắm tôi

    Mê say nét bút vẽ hoa cười

    Chân dung vương vấn hồn thi sĩ

    Mái tóc mây bay sợi rối bời “

    Ừ vẽ mà vừa vẽ vừa ngắm là phải. Đây là hình ảnh siêu thực mộng mị hồi tưởng của những cơn say tình. Bạn trẻ nào chưa yêu thì cứ yêu đi thì sẽ biết. Nhưng là tình yêu chân thật nhé, chứ yêu theo kiểu Sở Khanh, Mã Giám Sinh thì còn lâu mới hiểu ý tứ khổ thơ này.



    “Thơ thẩn chiều nay lại nhớ người

    Một muà hoa trắng cuả chia ly

    TiGon lả tả rèm buông phủ

    Lạnh lẽo đèn khuya giọt nến rơi !“

    Hoa TiGon màu đỏ màu máu nhưng theo trí tưởng tượng của thi nhân hoá thành màu trắng bạc bẽo chia ly


    “Một bước chân đi phận bẽ bàng

    Dưới dàn thiên lý khóc bi thương

    Ngoài kia sương muối rơi nhiều lắm

    Ai biết đời tôi chịu lỡ làng“

    Khổ này tả tâm trạng hụt hẫng nuối tiếc mất mát. Câu chữ rất dễ hiểu giản dị chân tình.



    “Pháo nổ chiều tà hoang dại thu

    Cuộc đời như thể giấc chiêm bao

    Người đi xa lắm tôi buồn nhớ

    Áo trắng cô dâu gió lững lờ…“

    Tả cảnh đám cưới, câu chữ cực kỳ dễ hiểu.


    “Tôi nhớ thương ai hận một đời

    Buồng không lạnh ngắt một mình tôi

    Chồng tôi năm tháng thêm hờ hững

    Cỏ uá cành khô cách biệt rồi…“

    Khổ này tả cảnh cơm chẳng ngon canh chẳng ngọt đời sống sinh họat chăn chiếu vợ chồng có những trục trặc về kỹ thuật máy móc, cảm giác lạnh nhạt bị bỏ rơi


    “Eỏ lả lược gương trống trải nhà

    Buồn xem tiểu thuyết đoá hoa xưa

    Có ai viết cánh hoa tim vỡ

    Như thể lòng tôi tuyết trắng pha“

    Khổ này nói lên sự tình cờ mình đang chán đời, buồn nẫu ruột thì thiên hạ có nhà tiểu thuyết ái tình mà cốt truyện lại trúng vào hoa TiGon một sự trùng hợp éo le.


    “Tôi vẫn không quên tiếng thở dài

    Ngày xưa người đã nhắc cho tôi

    Tình ta như cánh hoa tim vỡ

    Anh sợ đời ta cũng thế thôi.“

    Khổ này tả anh chàng họa sĩ trải đời tiên đoán trước cuộc tình này không bền lâu có thể là do không môn đăng hộ đối chỉ là thích nhau và yêu nhau thế thôi. Tuổi trẻ bồng bột sôi nổi.



    “Tôi nhớ canh khuya tiếng gọi đò

    Bên bờ sông vắng lá vàng thu

    Đường phong xa thẳm mù sương cát

    Dấu bóng người đi vẫn nhạt nhoà“

    Khổ này là do hồi tưởng lại hình ảnh người yêu chăm chỉ cần mẫn thăm mình, gọi đò qua sông khản giọng. Còn đường phong là gì thì xin đọc bài thơ sau sẽ giải thích cụ thể:

    Giọt Nắng Cuối Cùng



    Bỗng thấy núi ngả lưng dần tối

    Nước sông ru đắm đuối mây trời

    Hàng phong thả bóng buông lơi

    Bức tranh thủy mạc xa xôi dịu hiền



    Lá thèn thẹn thiên nhiên phấp phới

    Chút hương lòng vời vợi đắm say

    Nghẹn ngào lỡ bước qua đây

    Hồn còn thổn thức tháng ngày phong ba…



    Hoàng hôn phủ chan hòa sợi nắng

    Màn đêm về cay đắng buồn sao?

    Có nghe sóng vỗ đôi bờ

    Bình yên giấc ngủ dạt dào sông trăng…



    Chiều vụt tắt mơ màng mộng tưởng

    Giọt nắng hồng xao động tình em

    Hàng hiên trăng chếch êm đềm

    Chạnh lòng tiếng lá bên thềm nhẹ rơi!


    Ôi! Đẹp quá tuổi đời con gái

    Nỡ buồn sao tê tái môi son

    Phù du bèo bọt mưa tuôn

    Trăm năm dám hẹn sóng cồn biển dâu…?


    Hoài Vân tức Chiếc Lá Vàng

    20.4.2013 Lu Hà


    “Sau trước thì tôi đã lấy chồng

    Ngàn thu buồn lắm bóng tà dương

    Hoàng hôn phủ xuống đời đau khổ

    Người ở phương xa có tủi lòng ?“

    Khổ kết tả tâm trạng nuối tiếc xót xa, người nam kẻ bắc chân trời cuối biển thầm hỏi lòng nhau có còn nhớ những kỷ niệm hình ảnh yêu đương lãng mạn ngày xưa không?



    14.1.2017 Lu Hà
     

Chia sẻ trang này

Share