Bình Giảng Thơ Của Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 12

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Lu Hà, Thg 1 7, 2017.

  1. Lu Hà

    Lu Hà Active Member

    Tham gia ngày:
    Thg 10 13, 2011
    Bài viết:
    5,006
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Bài thơ viết để hỏi thăm Thu Hà xem ở Việt Nam đã đến giao thừa chưa? Khoảng thời gian chênh lệch giữa hai nơi là 6 tiếng. Thơ lục bát phân thành 5 khổ 20 câu vừa trọn đủ ý tình. Chắc chắn tôi sẽ bình giảng kỹ lưỡng bài thơ này giải thích từng câu từng chữ làm món quà tặng mừng xuân Đinh Dậu. Người tuổi Dậu thường là con người chân thật. Không có quá nhiều điều bí ẩn trong tính cách của con giáp này, họ không quá phức tạp, đơn giản thẳng thắn và cởi mở. Bài thơ tôi viết cũng mộc mạc chân tình, nên tôi tránh dùng nhiều điển tích. Đúng như không khí hân hoan chờ đón năm mới của nhân loại

    Sau khi nghe Thu Hà ngâm thì lúc đó đã nửa đêm, tôi chỉ kịp ghi vài dòng cảm nhận rồi tắt đèn đi ngủ. Trong giấc mơ, hồn tôi bỗng từ trên một đỉnh núi cao, rồi bay vút đi lướt qua làng mạc thôn xóm mênh mông toàn rừng cọ đồi chè, có lẽ là miền trung du bắc Việt Nam? Tôi chả biết nữa khi mình lạc vào miền vô thức. Tỉnh dậy tôi nhớ ra trước khi đi ngủ mình đã nghe Thu Hà ngâm thơ, nên mới có sự lạ này. Hôm nay là ngày 8 tháng 1 năm 2017. Tức là đã 8 ngày rồi sau khi tôi sáng tác bài thơ, tôi không thể vặn máy trời ngược thời gian để trở lại đêm giao thừa mà chỉ có thể dùng ký ức, dòng hồi tưởng của mình ghi lại những cảm xúc lúc đó khi mình làm bài thơ này.
    Giao thừa là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới là thời gian quan trọng khi trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Năm cũ cũng qua đi, cuốn trôi mang đi mọi điều không may mắn và chào đón năm mới nhiều điều mới tốt đẹp hơn so với năm cũ. Vào dịp này, nhiều quốc gia phương Tây và phương Đông thường tổ chức các lễ bắn pháo hoa hoặc các lễ hội khác để chấm dứt năm cũ và đón mừng năm mới vào đúng thời điểm 0 giờ 0 phút ngày 1 tháng 1

    Bỗng nhiên tôi tủm tỉm cười khi lại nhớ bài thơ tôi chuyển dịch từ bài thơ chúc Tết của cụ Trần Tế Xương:

    Chúng Nó Chúc Nhau


    Lắng nghe chúng nó chúc nhau

    Sống lâu trăm tuổi bạc đầu trắng râu

    Mừng bao nhiêu đưá giã trầu

    Phen này chợ cối đủ màu đỏ đen


    Khói nhang năm mới lắm tiền

    Trăm nghìn vạn mớ chôn lèn ở đâu?

    Vịt gà bới lộn nhà cầu

    Đồng rơi đồng rụng ruồi bâu bạc ngàn


    Chúng cầu nhau chóng thăng quan

    Buôn danh bán tước phẩm hàn giàu sang

    Bon chen mũ áo vẻ vang

    Đua tranh võng lọng biển vàng thẻ son


    Xôn xao rừng biển nước non

    Chúng còn chúc tụng đông con đầy chuồng

    Sinh năm đẻ bảy chật đường

    Vuông tròn thưà thãi phố phường thảnh thơi


    Còn ta xin có mấy lời

    Chúc cho thiên hạ khắp nơi trong đời

    Sống sao cho giống con người

    Vua quan sĩ thứ đười ươi từng bầy...


    cảm tác thơ Trần tế Xương: Chúc Tết

    29.11.2012 Lu Hà



    Hỏi Thăm Giao Thừa

    viết tặng Trần Thu Hà


    Giao thừa đã tới chưa em

    Có nghe tiếng pháo qua rèm song thưa

    Heo may ngọn gió gốc dừa

    Ngỡ ngàng thiếu phụ say sưa cung đàn

    Nửa vòng trái đất cùng một khoảng khắc mà thời gian khác nhau ta đừng trách tạo hóa đã sinh ra trái đất hình tròn. Gía như hình vuông như quan niệm của người Việt cô xưa nhỉ? Trời như cái lồng bàn úp lên cái mâm vuông và tục lệ làm bánh trưng bánh dày cũng từ quan niệm đó mà ra.
    Giao thừa pháo nổ hay bắn pháo hoa, người thiếu phụ tức là Thu Hà đó còn ngỡ ngàng thì ra mình đã thêm một tuổi rồi nhưng tâm hồn nghệ sĩ vẫn trẻ trung say xưa cung đàn của trời đất giao thoa, thời tiết giao hoan, lòng người chộn rộn…

    Tôi là con người rất thực tế truớc sau trọn vẹn đêm giao thừa qúa khứ và hiện tại không chỉ nhớ tới cụ đồ Trần Tế Xuơng nghĩ về Việt Nam xa xôi nhớ Thu Hà và nhớ cả Hiền Châu và biết bao cô kiều nữ khác sinh ra để làm đẹp cho đời.

    Chúc Hiền Châu Đón Giao Thừa


    Ngọn lửa lòng nóng ran giục dã

    Chúc Hiền Châu chan chứa cung nghinh

    Sài Gòn pháo sáng lung linh

    Đẩy lùi qúa khứ bình minh ráng hồng


    Đàn bướm trắng mênh mông đồng nội

    Chị em ta sôi nổi dang tay

    Yêu đời chén rượu men say

    Nghê thường vũ điệu canh chày ngân nga


    Chàng cát sĩ Lu Hà thổn thức

    Viết bài thơ rạo rực lòng người

    Thiên thần vệ nữ mỉm cười

    Giao hoan trời đất lả lơi ái tình


    Chốn mộng đài rung rinh tà áo

    Yếm hồng xinh huyền ảo giai nhân

    Nửa đi nửa ở tần ngần

    Xuân qua xuân lại bần thần ngẩn ngơ


    Đêm giao thừa bơ vơ xứ lạ

    Hoa tuyết bay ẻo lả Hằng Nga

    Ngân Hà tinh tú bao la

    Nhìn sao Bắc Đẩu quê nhà ta đâu…?


    31.12.2016 Lu Hà



    Vậy là có đủ hai lối thơ truyền thống Việt Nam lục bát và song thất lục bát. Có nếp có tẻ nhé.

    “Có người viễn xứ thở than

    Nửa vòng trái đất giang san khói mờ

    Bâng khuâng hồn lạc bến mơ

    Mảnh mai tơ liễu đôi bờ đục trong “

    Người viễn xứ đó chính là tôi, tôi xa quê hương Việt Nam đã lâu. Nên nhớ Việt Nam tôi hay làm thơ viết văn để đóng góp phần nào về công việc bảo tồn ngôn ngữ tiếng Việt và trang trải giãi bày lòng mình với tha nhân. Tôi thả hồn bay bổng dọc theo dải đất hình chữ S như con rồng trên bán đảo Đông Dương xoay lưng ra biển Đông móng vuốt chân rồng là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc v. v….

    Tôi thả hồn mình theo dòng sông Thao, sông Bến Hải, Cửu Long Giang, sông Hậu, bên lở bên bồi phù sa bồi đắp bao la, miền Tây vựa lúa có thể nuôi cả nước Việt Nam.


    “Nghẹn ngào châu ngọc theo dòng

    Sương rơi lã chã long đong hải hồ

    Hương Giang răng rứa khi mô

    Thơ đề lá thắm ngấp nhô sóng trào“

    Châu ngọc chỉ giọt nước mắt chảy xuôi theo dòng thời gian lịch sử 4 ngàn năm của dân tộc. Cảnh dòng người ra đi tìm tự do hạnh phúc long đong biển cả sông hồ, nơi đất khách quê người chim tìm tổ ấm. Rồi quay trở lại bên dòng sông Huơng Giang là dòng sông của tình yêu. Thơ đề lá thắm nghĩa là từ chữ Hồng Điệp mà ra (Đề thơ trên lá đỏ)

    Đời Đường, Vu Hựu một hôm tình cờ bắt được chiếc là đỏ thắm trôi trên một ngòi nước từ cung vua chảy ra, trên có bài thơ:

    “Lưu thủy hà thái cấp

    Thâm cung cận nhật hàn

    ân cần tạ hồng điệp

    Hảo khứ đáo nhân gian.” :Nước chảy sao xiết vậy, trong thâm cung suốt ngày nhàn hạ, ân cần tạ lá đỏ, khéo trôi tới chốn nhân gian...


    Hựu bèn lấy một cái lá thắm khác và đề 2 câu thơ:

    “Tằng vặng diệp thượng đề hồng oán

    Diệp thượng đề thi ký dữ thùy ?“:Từng nghe nỗi hờn oán của khách má hồng đề trên lá, không biết trên lá đề thơ gửi cho ai


    Rồi đem thả vào đầu ngòi nước cho trôi vào cung vua. cung nữ Hàn Thị, người thả chiếc lá đỏ buổi trước, bắt được. Về sau, nhân dịp vua thả 3000 cung nữ, Hàn Thị được ra, rồi lại tình cờ kết duyên với Vu Hựu. Nhân đó mới làm bài thơ rằng:

    “Nhất liên giai cú tùy lưu thủy

    Thập tải ưu tư mãn tố hòa

    Kim nhật khước thành loan phượng hữu

    Phương tri hồng điệp thị lương môi.“: Một đôi câu thơ đẹp trôi theo dòng nước chảy, 10 năm ôm bụng nghĩ ngợi âm thầm. Ngày nay thành bạn loan phượng, mới biết lá đỏ ấy là bà mối giỏi.)



    Cụ Nguyễn Du cũng rất si tình:
    “Thâm nghiêm kín cổng cao tường

    Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh“

    “Ngâm nga lục bát ca dao

    Hoài lang dạ cổ cành đào trổ bông

    Xôn xao ngọn cỏ tang bồng

    Yến anh ríu rít cánh đồng bao la“

    Dạ cổ hoài lang là một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm. Tang bồnglà cách nói tắt của “Tang hồ bồng thỉ”. Tục truyền, ngày xưa ở Trung Quốc, hễ đẻ con trai thì dùng loại cung tên này bắn sáu phát; bắn bốn phát ra bốn hướng, một phát lên trời, còn một phát xuống đất. Ngụ ý của việc làm này là sau này trưởng thành, người con trai sẽ mang chí lớn hai vai gánh vác sơn hà, tung hoành dọc ngang giữa trời đất.


    Thành ngữ “thoả chí tang bồng” hay là “phỉ chí tang bồng” dùng để chỉ sự thoả mãn, tự do trong hành động nhằm thực hiện chí lớn, không chịu bất kỳ một sự gò bó, ràng buộc nào.


    “Quảng Hàn e ấp Hằng Nga

    Trái tim cát sĩ la đà mây tan

    Lửa lòng nóng bỏng chứa chan

    Chư tiên cảm động trần gian xuân hồng!“

    Quảng Hàn chỉ cung trăng, cung chủ là nàng Hằng Nga là hình tượng khá quen thuộc đối với người Việt Nam. Bốn câu kết chỉ nói cái cảm xúc của tôi khi làm thơ hỏi cô Thu Hà rằng bên ấy đã giao thừa chưa? Thay cho câu hỏi bình thường vô duyên nhạt nhẽo thì tôi viết thành bài thơ.


    8.1.2017 Lu Hà






    481.jpg
     

Chia sẻ trang này

Share