Bản Tự Bào Chữa Của ông Cù Huy Hà Vũ

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi việtdươngnhân, Thg 4 5, 2011.

  1. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    BẢN TỰ BÀO CHỮA CỦA ÔNG CÙ HUY HÀ VŨ


    [​IMG]

    Căn cứ điểm d khoản 2 điều 50 Bộ luật TTHS

    Tôi là Cù Huy Hà Vũ yêu cầu như sau:


    Tôi yêu cầu Luật Sư Hà Huy sơn và Luật Sư Vương Thị Thanh đánh máy lại quan điểm của tôi về vụ án đã được các luật sư ghi lại thành biên bản và chuyển thành bản tự bào chữa của tôi.


    BẢN TỰ BÀO CHỮA CỦA ÔNG CÙ HUY HÀ VŨ


    TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI XÉT XỬ VỤ ÁN


    “CÙ HUY HÀ VŨ TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”


    Thưa hội đồng xét xử.


    Tôi Cù Huy Hà Vũ khẳng định, tôi không phạm tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN như viện kiểm sát nhân thành phố Hà Nội cáo buộc như chứng minh sau đây:


    1/ Về bài “ Đa Đảng”mới chống được lạm quyền:


    Chứng cứ này không chứng minh được tôi chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nội dung nào của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp định nghĩa tại Điều 2 (Pháp quyền, của dân, do dân, vì dân, mọi quyền nước thuộc về nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất ( vì chỉ có một chủ nhân là nhân dân, thực hiện các quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp). Câu hiện nay ở Việt Nam người ta sử dụng Ngân sách vô tội vạ và rất nhiều tiền từ Ngân sách Nhà nước cho những việc thậm chí là Maphia…để có được chế tài đối với những kẻ cướp ngày…thì tôi Cù Huy Hà Vũ khẳng định: Cách duy nhất là phải có chế độ “ Đa Đảng” tại Việt Nam là để nói tới tình trạng rất phổ biến hiện nay là Chính quyền địa phương ở hầu hết các tỉnh dùng Ngân sách Nhà nước để huy động Công an và các lực lượng khác cưỡng chế lấy đất của dân một cách trái pháp luật ( Ví dụ: vụ Phú La – Hà Đông, vụ Nhà ga T2 – cảng Hàng không – Nội Bài, Dự án đường 2,5 quận Hoàng Mai, vụ bà Dương Thị Kính ở 255/6/27 Ngô Tất Tố – quận Bình Thạnh – thành phố Hồ Chí Minh, vụ Cồn Dầu ở Đà Nẵng…)


    2/ Tôi không gây thiệt hại cho Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không hề có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại để được tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn dân sự.


    Khoản 1, Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:


    “ Nguyên đơn dân sự là các cá nhân, Cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại”.


    Khoản 4, Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:


    “ Khi điều tra truy tố và xét hỏi vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải chứng minh tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra”. Như vậy, theo quy định của pháp luật chỉ khi nào Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại để được tham gia tố tụng với tư cách nguyên dân sự thì các Cơ quan tiến hành tố tụng mới có căn cứ để xác định tội phạm. Nói cách khác, không có đơn yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong vụ án này thì không có tội phạm. Tôi cũng đã có văn bản đề nghị Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tham gia tố tụng với tư cách đại diện cho Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 101 Hiến pháp 1992 trong vụ án này với tư cách bên bị thiệt hại ( Văn bản do luật sư Nguyễn Thị Dương Hà chuyển). Tuy nhiên cho đến nay Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã không hề hồi âm về đề nghị trên của tôi và điều này càng chứng tỏ Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không bị thiệt hại và vì vậy không liên quan đến hành vi buộc tội tôi của các Cơ quan tiến hành tố tụng.


    3/ Tôi không hề có hành vi “ Tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.


    Thực vậy, yếu tố cấu thành tội trên là “ hành vi tuyên truyền”. Đại từ điển tiếng Việt – NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2007 định nghĩa: Tuyên truyền như sau: Vận động mọi người làm theo. Thế nhưng trong các bài viết, trả lời phỏng vấn của tôi mà Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội nêu trong Cáo trạng không hề có nội dung “Vận động mọi người làm theo”. Nói các khác tôi chỉ nêu quan điểm của cá nhân tôi về những vấn đề mà cá nhân tôi quan tâm. Pháp quyềnkhông có đơn yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong vụ án này thì không có tội phạm. Tôi cũng đã có văn bản đề nghị Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tham gia tố tụng với tư cách người đại diện cho Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2007 định nghĩa: Tuyên truyền như sau: Vận động mọi người làm theo: Thế nhưng trong các bài viết, trả lời phỏng vấn của tôi mà Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội nêu trong Cáo trạng không hề có nội dung “ Vận động mọi người làm theo”. Nói cách khác tôi chỉ nêu quan điểm của cá nhân tôi về những vấn đề mà cá nhân tôi quan tâm.


    4/ Các bài viết, trả lời phỏng vấn của tôi không hề có nội dung chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Điều 2, Hiến pháp 1992 ( sửa đổi bổ sung 2011) ghi: “ Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực Nhà nước là thống nhất ( vì chỉ có một chủ là nhân dân), có sự phân công và phối hợp giữa các Cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Như vậy, theo Hiến pháp 1992 ( Sửa đổi bổ sung 2011) thì Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định bởi các nội dung:


    - Pháp quyền


    - Của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.


    - Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.


    - Quyền lực Nhà nước là thống nhất ( chỉ có một chủ là nhân dân)


    - Thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp.


    Tất cả các bài phỏng vấn, bài viết của tôi mà Cáo trạng nêu ra không hề có nội dung chống lại bất kỳ nội dung nào của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp định nghĩa như trên đã nêu.


    Không những thế, trong tất cả các bài viết, trả lời phỏng vấn của tôi, tôi quyết liệt bảo vệ Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nội dung đã được Hiến pháp xác định bằng cách chống lại các hành vi xâm hại Nhà nước từ phía nhà cầm quyền:


    * Trong bài “ Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ từ khởi kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp của đài Tiếng nói Hoa Kỳ ( VOA) phỏng vấn tôi, tôi lên án hành vi vi pháp quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc ra quyết định cho khai thác Boxit tại Tây Nguyên bất chấp Luật Bảo vệ môi trường, Luật Di sản văn hóa, Luật Quốc phòng, dẫn đến môi trường bản sắc văn hóa của đồng bào Dân tộc ở Tây Nguyên và Quốc phòng an ninh Quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng.

    * Tôi phê phán hành vi phi pháp quyền của Đảng cộng sản Việt Nam khi Đảng tự cho mình quyền lãnh đạo Nhà Nước trong đó có Quốc hội, tức Đảng tự đặt mình lên trên cả Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp;
    * Trong bài “ Tam quyền nhất lập đồng lòng hại dân” do tôi viết, tôi lên án việc Văn phòng Chính phủ ( Cơ quan hành pháp, giúp việc cho Chính phủ và Thủ tướng), Tòa án nhân dân Tối cao ( Cơ quan pháp tư pháp), Ủy ban tư pháp Quốc hội ( Cơ quan lập pháp có trách nhiệm giám sát thi hành luật pháp và tư pháp) đã từ bỏ chức năng, quyền hạn của một số công dân trú tại khu tập thể Văn phòng Chính phủ số 02 Thụy Khuê, Hà Nội bị triệt tiêu. Cụ thể là Văn phòng Chính phủ, đã lờ đi, không giải quyết đơn khiếu nại của các công dân nói trên về việc họ không được Văn phòng Chính phủ tái định cư sau khi giải tỏa nơi ở của họ theo luật định. Tiếp đó đơn khiếu kiện hành chính của các công dân này bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Tòa án nhân dân Tối cao lờ nốt không thụ lý.

    5) Cơ quan An ninh điều tra – Công an TP Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cố ý biến những quan điểm của tôi về Đảng Cộng sản Việt Nam về Chủ nghĩa Marx – Lê Nin, về “Đa đảng” thành tội phạm.

    Thực vậy, hai cơ quan tố tụng trên đã dẫn ra các bài:


    - Bài “Phải Đa đảng mới chống được lạm quyền” tôi trả lời phỏng vấn đài Á châu Tự do (RFA);


    - Bài “Chiến tranh Việt Nam và ngày 30/4 dưới mắt Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ” tôi trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA);


    - “Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ từ khởi kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp” tôi trả lời phỏng vấn (VOA);


    - Phóng viên Trâm Oanh (Cộng hòa Liên bang Đức) phỏng vấn Cù Huy Hà Vũ;


    để làm chứng cứ buộc tội tôi. Tuy nhiên, những quan điểm của tôi về Đảng cộng sản Việt Nam, về chủ nghĩa Marx – Lê nin, về Đa đảng không phải là tội phạm với những căn cứ sau:


    Một là, cũng như bất cứ đảng phái nào khác, Đảng cộng sản Việt Nam không phải là nhà nước nên những quan điểm của tôi về Đảng cộng sản Việt Nam không thể là hành vi chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.


    Hai là, chủ nghĩa Marx – Lê Nin không phải là nhà nước;


    Ba là, Đa đảng không phải là nhà nước. Cũng cần khẳng định rằng Đa Đảng là hoàn toàn hợp pháp ở Việt Nam. Thực vậy, ngay chính Đảng cộng sản Việt Nam cũng sinh ra từ Đa Đảng, cụ thể là được thành lập trên cơ sở hợp nhất của An nam cộng sản và Đông Dương Cộng sản đảng theo đề xướng của Nguyễn Ái Quốc (sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh). Trên thực tế khi chủ tịch Hồ Chí Minh còn sống, song song tồn tại với Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam. Thực tế này cũng được Hiến pháp 1980 khẳng định khi ghi “Các chính đảng” tại Điều 9 quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Từ điển bách khoa Việt Nam – hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam do Thủ tướng Phạm văn Đồng làm chủ tịch danh dự ghi rõ ở mục từ “Đa đảng”; “Đảng Dân chủ Việt Nam (thành lập 1944) và đảng Xã hội Việt Nam (thành lập 1947) đều do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập”.


    Như vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiểu biểu về Đa đảng. Chủ tịch Quốc hội, tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong trả lời phỏng vấn báo chí Ấn Độ (2010) đã khẳng định: “tôi không phản đối Đa đảng”. Quan điểm này của người đứng đầu cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam không những hoàn toàn phù hợp với thực tế ở Việt Nam như trên đã nói mà còn hoàn toàn phù hợp với thực tế quan hệ ngoại giao ở Việt Nam với các nước trên thế giới. Thực vậy, tuyệt đại đa số (98%) các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam thực hiện chế độ Đa đảng. Nói cách khác, nếu Việt Nam phản đối Đa đảng thì sẽ bị rơi vào cô lập tuyệt đối trong sinh hoạt thực tế. Tóm lại, phản đối Đa đảng hay coi yêu cầu Đa đảng là tội phạm dứt khoát là hành vi chống lại Hiến pháp Việt Nam, chống lại chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam.


    Như vậy, việc Cơ quan An ninh Điều tra – Công an nhân dân thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã dẫn ra những quan điểm của tôi về Đảng cộng sản Việt Nam, về chủ nghĩa Marx – Lê Nin, về Đa đảng để làm chứng cứ buộc tôi vào “Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” là hoàn toàn phi lý, chẳng khác nào “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” như cách nói của dân gian.


    6) Cơ quan an ninh điều tra – Công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nôi cố ý biến việc tôi thực hiện quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được Hiến pháp bảo hộ thành tội phạm.

    Thực vậy, hai cơ quan tiến hành tố tụng nói trên đã dẫn văn bản “Kiến nghị trả tự do cho tất cả tù nhân, cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam cộng hòa, lấy “Việt Nam” làm quốc hiệu để hòa giải dân tộc” mà tôi đã gửi Quốc hội vào 8/2010 để làm chứng cứ buộc tội tôi. Tuy nhiên, việc làm này của Cơ quan an ninh điều tra – Công an thành phố Hà Nội và Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội là hoàn toàn phi pháp vì không ai có quyền lấy kiến nghị của công dân gửi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm chứng cứ buộc tội công dân bởi kiến nghị là quyền của công dân được luật pháp bảo hộ tại Điều 53. Điều nghiêm trọng là Giám đốc Công an thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội Đặng Văn Khanh đều là đại biểu quốc hội mà lại chỉ đạo thực hiện hành vi phi pháp này, điều này cho thấy các đại biểu quốc hội không thể bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của công dân chừng nào họ đồng thời là người của cơ quan hành pháp hoặc của cơ quan tư pháp.


    Do đó cách duy nhất để quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được bảo vệ là phải chấm dứt tình trạng “ba trong một”, tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” hay phải thực hiện “tam quyền phân lập”. Nói cách khác phải chấm dứt chế độ đại biểu quốc hội kiêm nhiệm để chỉ thực hiện chế độ đại biểu quốc hội chuyên trách ngay từ Quốc hội khóa tới (khóa 13). Cụ thể là, người của cơ quan hành pháp hay tư pháp trúng cử Đại biểu quốc hội thì chức năng hành pháp hay tư pháp của họ phải bị đình chỉ cho đến khi nào họ không còn thực hiện chức năng đại biểu quốc hội và nữa và ngược lại, đại biểu quốc hội nào được bầu hoặc được bổ nhiệm vào các cương vị hành pháp hay tư pháp thì chức năng hành pháp hay tư pháp của họ phải bị đình chỉ cho đến khi nào họ không còn đảm nhiệm cương vị hành pháp hay tư pháp nữa, tất nhiên là trong khuôn khổ nhiệm kỳ quốc hội.


    7) Cơ quan an ninh điều tra – Công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, cố ý biến việc tôi tố giác tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng thành tội phạm.

    Thực vậy, hai cơ quan tố tụng trên của thành phố Hà Nội đã dẫn bài “Bà Trần Khải Thanh Thủy cố ý gây thương tích và dấu hiệu bẫy người khác phạm tội” do tôi viết và được trang thông tin điện tử Bauxite Việt Nam đăng tải. Trong bài này tôi tố giác công an quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã bắt giam bà Trần Khải Thanh Thủy trái pháp luật dựa trên phân tích các thông tin do chính công an quận Đống Đa cung cấp cho báo chí. Như vậy lẽ ra công an quận Đống Đa, công an thành phố Hà Nội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác phải làm rõ những dấu hiệu tội phạm mà tôi đã nêu thì ngược lại Cơ quan an ninh điều tra công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội lại biến việc tôi tố giác tội phạm thành tội phạm. Nói cách khác là hành vi trên của hai cơ quan tiến hành tố tụng của thành phố Hà Nội là hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền tố giác tội phạm của công dân hay nói thẳng ra là hành vi bao che tội phạm. Ngoài ra, Cơ quan an ninh điều tra thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân Hà Nội đã vu khống tôi khi cho rằng việc tôi tố giác tội phạm nói trên của công an quận Đống Đa là hành vi “xuyên tạc, phỉ báng chính quyền”. Thực vậy, công an nói chung, công an quận Đống Đa nói riêng không phải là chính quyền. Từ điển bách khoa Việt Nam – Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm chủ tịch danh dự – định nghĩa “Công an” là “lực lượng chuyên trách làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự chung của một nhà nước”. Nhân đây cũng phải phân biệt rõ nhà nước với các cơ quan cấu thành bộ máy nhà nươc. Nhà nước được xác lập bởi những nguyên tắc, bộ máy nhà nước được được xác lập bởi những cơ quan và con người cụ thể. Những cơ quan nhà nước và các cá nhân nào trong các cơ quan này đều có thể có những hành vi phạm tội, thậm chí chống lại chính nhà nước mà họ có nghĩa vụ phải phục vụ.


    Nhân đây, tôi sẵn sàng làm việc với cơ quan điều tra về vụ án bà Trần Khải Thanh Thủy cố ý gây thương tích để không làm oan người vô tội.


    8) Cơ quan an ninh điều tra – công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cố ý biến việc tôi thực hiện quyền tự do ngôn luận, quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp được Hiến pháp và Công ước quốc tế về các quyền về dân sự và chính trị 1966 bảo hộ thành tội phạm.

    Thực vây, Điều 69 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung 2001) quy định; “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”; Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 mà Việt Nam là thành viên quy định tại khoản 1 “Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp” (Luật ký kết gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế năm 2005 của Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 6: “Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và Điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Điều ước Quốc tế”). Như vậy, việc tôi viết các bài để đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng và việc tôi trả lời phỏng vấn của báo chí trong hay ngoài nước chính là thực hiện quyền tự do ngôn luận và giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp được luật pháp bảo hộ.


    9) Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cố ý biến việc tôi thực hiện “quyền được thông tin” được Hiến pháp bảo hộ thành tội phạm.

    Hai cơ quan tiến hành tố tụng nói trên của thành phố Hà Nội đã dẫn ra các bài:


    - “Bom áp nhiệt nổ giữa Ba Đình” do tác giả Nguyễn Thanh Ty viết, ví tôi như liệt sỹ Phạm Hồng Thái đánh bom kẻ cầm quyền;


    - “Phải Đa đảng mới chống được lạm quyền” do Đài Á Châu Tự do (RFA) phỏng vấn tôi;


    - “Chiến tranh Việt Nam và ngày 30/4 dưới mắt Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ” do Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) phỏng vấn tôi;


    - “Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ từng khởi kiện Thủ tướng đã yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp” do Đài tiếng nói Hoa Kỳ phỏng vấn tôi;


    - “Phóng viên Trâm Oanh phỏng vấn Cù Huy Hà Vũ” để làm chứng cứ buộc tội tôi.


    Trước hết, phải khẳng định rằng tôi không “làm ra” các tài liệu này. Ngoài bài “Bom áp nhiệt nổ giữa Ba Đình” là của tác giả Nguyễn Thanh Ty như hai cơ quan tiến hành tố tụng nói trên của thành phố Hà Nội đã thừa nhận thì tác giả của các bài phỏng vấn không phải là tôi mà là người phỏng vấn tôi, cụ thể ở đây là Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Đài Á Châu Tự do (RFA), phóng viên Trâm Oanh (Cộng hòa Liên Bang Đức). Thực vậy, đại từ điển tiếng Việt – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2007 định nghĩa “Phỏng vấn” là “Hội ý kiến một nhân vật nào về một vấn đề được nhiều người quan tâm để công bố lên đài, báo”. Như vậy, đứng ở góc độ của Cơ quan an ninh điều tra – Công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội thì họ chỉ có thể quy cho tôi hành vi “Tàng trữ tài liệu tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Thế nhưng, sự quy kết này của hai cơ quan tiến hành tố tụng nói trên của thành phố Hà Nội là hoàn toàn trái “Quyền được thông tin” được Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung 2001) bảo hộ tại Điều 69 như đã đề cập ở trên. Điều 146 Hiên pháp quy định: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”.


    Tóm lại, việc Cơ quan an ninh điều tra công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội quy kết tôi phạm tội do đã có hành vi “Tàng trữ” các tài liệu mà hai cơ quan điều hành tố tụng này đã dẫn ra là hoàn toàn trái với “Quyền được thông tin” của công dân được Hiến pháp bảo hộ và do đó là hành vi xâm phạm Hiến pháp. Nói cách khác, với “Quyền được thông tin” của công dân được Hiến pháp bảo hộ, tôi có quyền tìm kiếm và lưu trữ bất cứ thông tin, tài liệu nào mà tôi quan tâm, huống hồ những thông tin, tài liệu liên quan đến tôi, mà không bị ai can thiệp.


    10) Cơ quan An ninh điều tra công an thành phố Hà Nôi, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy nã tư tưởng, điều mà pháp luật nghiêm cấm.


    Hai cơ quan tiến hành tố tụng trên của thành phố Hà Nội đã dẫn các bài:


    - “Bàn về Đảng cầm quyền” với ghi chú “Vũ viết chưa xong”;


    - “Đường sắt cao tốc Bắc – Nam – Dự án tham nhũng” với ghi chú “Vũ trả lời phỏng vấn Đài VOA thời gian năm 2010, nhưng Vũ chưa đồng ý nội dung nên Đài VOA chưa đăng tải. Tài liệu này Vũ lưu giữ trong máy tính xách tay, USB”.


    để làm chứng cứ buộc tội tôi. Thế nhưng hai tài liệu này chưa được “làm ra”. Thực vậy, ghi chú của hai cơ quan tiến hành tố tụng “ Bài Bàn về Đảng cầm quyền”, “Vũ viết chưa xong” đã nói rõ điều này. Cũng như vậy, ghi chú của hai cơ quan tiến hành tố tụng “Bài đường sắt Cao tốc Bắc – Nam – Dự án tham nhũng”, “Vũ trả lời phỏng vấn Đài VOA thời gian năm 2010, nhưng Vũ chưa đồng ý nội dung nên Đài VOA chưa đăng tải” đã cho thấy bài phỏng vấn này chưa được “làm ra” vì chưa được công bố.


    Có thể ví những bài viết, bài phỏng vấn nói trên như cái thai còn nằm trong bụng mẹ, hay nói cách khác là chưa ra đời. Vậy một khi chưa ra đời thì cái thai không thể bị quy kết là gây nguy hiểm cho xã hội. Do đó, buộc cái thai phải ra khỏi lòng mẹ mà không có sự đồng ý của người mẹ chỉ có thể là tội ác. Cũng như vậy, việc Cơ quan an ninh điều tra công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cưỡng đoạt những tài liệu lưu trữ trong máy vi tính xách tay mà tôi sử dụng để quy kết tôi đã làm ra các tài liệu ấy chỉ có thể là hành vi tội ác.


    Với chứng minh trên, tôi yêu cầu Hội đồng Xét xử tuyên tôi không phạm tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” và ngay lập tức trả tự do cho tôi.


    Cảm ơn Hội đồng xét xử đã chú ý lắng nghe”.


    Cù Huy Hà Vũ

    http://motgocpho.com
     
  2. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ tại phiên toà 4/4/2011
    REUTERS/Thong Nhat/Vietnam News Agency

    Thanh Phương

    Hôm qua 4/4/2011, sau khi Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ bị kết án tù, bốn luật sư của ông đã gởi một kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền trong ngành tư pháp và Quốc hội, về việc Hội đồng xét xử vi phạm luật tố tụng hình sự.

    Trong quá trình xét xử, một trong bốn người bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ là luật sư Trần Vũ Hải đã bị yêu cầu ra khỏi toà, ba luật sư kia là Trần Đình Triển, Vương Thị Thanh và Hà Huy Sơn đã bỏ ra ngoài để phản đối việc Hội đồng xét xử vi phạm luật tố tụng hình sự.

    Trong bản kiến nghị, bốn luật sư tố cáo người chủ tọa phiên tòa, là thẩm phán Nguyễn Hữu Chính, đã không công bố 10 tài liệu liên quan trực tiếp đến cáo trạng và có trong hồ sơ vụ án, thậm chí không cấp 10 tài liệu này cho bị cáo. Do hành động vi phạm luật tố tụng hình sự của thẩm phán Nguyễn Hữu Chính, nên phiên tòa đã không bảo đảm được quyền tự bào chữa của bị cáo, cũng như quyền bào chữa của luật sư.

    Bốn luật sư của ông Cù Huy Hà Vũ yêu cầu các cơ quan thẩm quyền xử lý hành vi cản trở quyền tự bào chữa của bị cáo và quyền bào chữa của luật sư trong phiên tòa hôm qua. Trả lời phỏng vấn RFI, luật sư Trần Đình Triển cho biết có rất nhiều đồng nghiệp ủng hộ yêu cầu nói trên :

    « Nhiều luật sư đã gọi điện đến đề nghị phải xử lý nghiêm khắc việc này. Nếu có một kiến nghị tập thể hàng ngàn luật sư, họ cũng sẵn sàng ký vào, chứ không để tạo ra một tiền lệ vô pháp luật như thế này. Đuổi được luật sư Trần Vũ Hải ra khỏi tòa, thì ngày mai các tòa khác cũng đuổi luật sư thì sao ? Không thể để tạo ra một tiền lệ trái pháp luật như thế này được. Yêu cầu Liên đoàn Luật sư, Bộ Tư pháp cũng như các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh việc Hội đồng xét xử đã ngang nhiên vi phạm pháp luật trong việc ứng xử với luật sư trong vụ án vừa qua »

    Về phần luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, cho biết gia đình sẽ chống án và bà nghĩ rằng bản thân ông Hà Vũ cũng sẽ chống án.

    Không chỉ tiến hành xét xử trong một phiên tòa bị cho là trái pháp luật, chính quyền Việt Nam còn bắt giữ nhiều người đến quan sát phiên tòa hôm qua, trong đó có hai nhà bất đồng chính kiến là bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Lê Quốc Quân. Nhà của hai ông cũng bị khám xét.

    Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã từng bị bắt năm 2002 và bị giam hơn bốn năm trước khi được trả tự do năm 2006, chỉ vì đã dịch và phổ biến trên mạng một tài liệu lấy từ trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ có tựa đề « Thế nào là dân chủ ? ». Còn luật sư Lê Quốc Quân cũng đã từng bị giam giữ trong ba tháng vào năm 2007, nhưng đã được trả tự do dưới áp lực của Hoa Kỳ.

    Luật sư Lê Quốc Quân cũng là thành viên của Cộng đoàn Công giáo Vinh tại Hà Nội. Một số thành viên khác của Cộng đoàn này cũng đã bị bắt hôm qua. Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội hôm qua đã ra thông cáo cực lực phản đối những vụ bắt giữ này và yêu cầu chính quyền trả tự do ngay lập tức cho các thành viên Cộng đoàn đang bị giam, trả lại những tài sản bị công an thu giữ.

    tags: Dân chủ - Nhân quyền - Pháp luật - Việt Nam



    [​IMG]
    Tú Anh

    Mặt dù bị ngăn trở, rất đông người dân Việt Nam từ các miền xa xôi đã tập họp trước cổng tòa án Hà Nội vào ngày hôm qua, 4/4/2011. Bên trong đó, một người hùng của tầng lớp thấp cổ bé miệng bị đưa ra xét xử với tội danh tuyên truyền chống «nhà nước xã hội chủ nghĩa». Dư luận trong nước nhận xét ra sao về “bị cáo" Cù Huy Hà Vũ và phiên tòa chớp nhoáng này ?

    RFI đặt câu hỏi với nhà giáo Phạm Toàn từ Hà Nội.

    Nhà giáo Phạm Toàn (Hà Nội)


    05/04/2011
    by Tú Anh


    Nghe (08:58)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    RFI : Kính chào giáo sư Phạm Toàn. Trước hết xin cảm ơn giáo sư đã có nhã ý trả lời cuộc phỏng vấn của chúng tôi hôm nay. Câu hỏi đầu tiên là phản ứng của người dân Hà Nội, trong phiên xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ ngày hôm qua, xin giáo sư cho biết.
    Nhà giáo Phạm Toàn : Tôi chỉ nói rằng, trong số những người dân đến theo dõi phiên tòa xử anh Vũ, ít có người dân tại Hà Nội, mà lại nhiều những người ở xa, người nghèo, có cả người khiếm thị. Có một ông già, mắt đau và không nhìn thấy gì. Người ta hỏi, ai chở ông đến đây. Ông ấy trả lời, tôi đi xe buýt. Tôi nhìn thấy một bà già, tôi hỏi, bà đến đây làm gì? Bà ấy trả lời, tôi đến xem ông luật sư bị xử án như thế nào. Tôi hỏi, thế tại sao bà đến? Bà cụ trả lời : ông ấy vì Dân, nên tôi cũng ông ấy mà tôi đến.

    Có nghĩa là, ngày hôm qua, các giáo dân và những người dân nghèo không phải ở Hà Nội mới là những người quan tâm. Về phía giáo dân, mình có thể hiểu được, vì anh Vũ nhận cãi trong vụ Cồn Dầu. Điểm thứ hai, là người Công giáo, người ta có cái nghĩa hiệp, người ta nhìn xa, chăm lo cho những người bị áp bức.

    RFI : Thưa giáo sư Phạm Toàn, ngày hôm qua, cũng có nhiều trí thức trẻ ở Hà Nội, như bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Lê Quốc Quân, là hai người đã bị bắt ở trước cửa tòa.

    Nhà giáo Phạm Toàn : Trí thức ở Hà Nội bây giờ chia ra làm ba loại. Một loại trí thức, tôi gọi là trí thức quan lại. Thứ hai là trí thức hưởng thụ, tức là dùng các hiểu biết của mình để sống, hưởng thụ. Loại thứ ba là các trí thức dấn thân, như anh Sơn, anh Quân, rồi anh Paulus Lê Sơn. Nói trí thức một cách chung chung thì hơi khó.

    RFI : Thưa giáo sư, ông và những người trí thức dấn thân nhận định như thế nào về bản án 7 năm tù, 3 năm quản thúc trong phiên xử ngày hôm qua ?

    Nhà giáo Phạm Toàn : Tôi rất ấn tượng bởi một trang blog của một người tên là Đào Tuấn. Anh ấy chắc chắn phải là một người trẻ và một nhà báo. Anh ấy viết cứ dửng dưng như không. Theo lời thuật lại của anh ấy về phiên toà, đây rõ ràng là một phiên toà ô nhục, nhưng qua giọng văn của anh ấy, ai cũng phải buồn cười, vì chẳng thể làm gì được anh ấy (Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ), có phát xít đến đâu cũng không làm gì được anh ấy.

    Cái này hay lắm, như vậy, những người đấu tranh dấn thân cũng phải tìm được cách để không ai làm gì mình được. Cái khó bây giờ là như thế, bởi vì bây giờ không đoán được phản ứng của Thiên hạ đâu. Bây giờ nợ đầm đìa ra, vật giá leo thang, các tập đoàn thua lỗ. Vinashin thì như thế, bây giờ đến Petrolimex 2.800 tỷ. Tiền tỷ mà cứ như vẩy ốc. Hôm nay, báo đăng chuyện này. Còn các tập đoàn khác thì chưa đăng.

    Đứng trước sự lúng túng ấy, không dự kiến được phản ứng của Thiên hạ đâu. Anh em trí thức dấn thân phải rất khéo. Người ta không nói hết đâu. Người ta rất khéo. Anh vào xem trang mạng của ông Trần Nhương chẳng hạn. Ông ấy bảo, tôi phản đối lời phản đối của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, "chúng tôi có nền pháp lý vĩ đại nhất thế giới". Rồi (ông) đăng lời phản đối của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Như thế, chả hiểu nó ra làm sao cả. Nhưng (vấn đề chính là) người ta đưa được cái tin tức đó ra cho dân đọc.

    Ở Việt Nam bây giờ là như vậy. Người ta phải giữ thân, nhưng người ta dấn thân.

    RFI : Cùng lúc với phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ, bên Trung Quốc, có nghệ sĩ Ngải Vị Vị, 53 tuối, cũng là con trai của một bộ trưởng Văn hóa dưới thời Mao Trạch Đông, vừa bị bắt. Các nhà phân tích nhấn mạnh, Trung Quốc rất sợ Cách mạng Hoa Lài nên đã tung ra một chiến dịch tấn công vào những người dấn thân. Trở lại phiên toà, giáo sư nhận định ra sao về con người của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trước phiên toà ngày hôm qua?

    Nhà giáo Phạm Toàn : Thái độ của anh Cù Huy Hà Vũ hôm qua là rất đàng hoàng. Anh Bà Sàm (chủ trang blog "Ba Sàm Cơ quan ngôn luận của Thông Tấn Xã Vỉa Hè") bình luận, chỉ lo anh ấy (Cù Huy Hà Vũ) rơi vào một trong hai tình trạng, hoặc « nguội » quá, hoặc « nóng » quá. Ngày hôm qua, anh Vũ bình tình. Như thế là phải ! Vì anh ấy là người có học. Anh ấy biết là anh ấy làm đúng.

    Còn Ngải Vị Vị, ông ấy là người cực kỳ có tài, ông ấy làm cái « Tổ chim » (công trình kiến trúc Thế vận hội Bắc Kinh 2008). Tôi vẫn kính phục ông Ngải Vị Vị từ lâu rồi. Trung Quốc, nó cũng giống như bên mình. Trung Quốc bắn (các sinh viên biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989), thì bên ta cũng không nương nhẹ đâu. Đừng có nghĩ là Việt Nam « hiền », không có đâu !

    RFI : Thưa giáo sư, trong phiên toà này, những người quan sát « tâm phục, khẩu phục » Cù Huy Hù Vũ. Họ nói rằng anh có thái độ đúng đắn, không làm thất vọng những người tin tưởng ở anh, trong bối cảnh một tòa án không bình thường. Vì bình thường ra, tòa án phải đưa ra bằng cớ, nhưng vì lý do gì mà tòa án Việt Nam lại « vượt đèn đỏ », không đưa ra bằng cớ mà vẫn kết tội người ta, thưa giáo sư ?

    Nhà giáo Phạm Toàn : Vấn đề ở đây là sự thông minh. Tòa án cứ đinh ninh, cứ hỏi như thế, rồi kết tội, thế là xong. Nhưng không ngờ là các luật sư này lại thông minh hơn. Người ta đã tìm ra được điểm mấu chốt. Tức là, trước hết họ yêu cầu, "anh" cho tôi xem bằng chứng đã, rồi sau đó sẽ làm chuyện khác. Làm như vậy, họ đánh vào một điểm mấu chốt. Bởi điều mấu chốt là « anh » không có bằng chứng. Nếu « anh » đưa bằng chứng là bao cao su ra thì nó hôi hám quá, nó chứng tỏ đầu óc của « anh », nó mụ mị quá.

    Hành động này đưa Hội đồng xét xử vào thế bế tắc nhất, và mọi người thấy rằng phiên tòa này là không xứng đáng, không đúng, không hợp lệ, và bây giờ phải làm lại. Đấy là cái điều các luật sư đã làm, mục tiêu quan trọng không phải là thắng thua, mà chủ yếu là : chỉ ra được những kẽ hở của một nền tư pháp. Nếu muốn xây dựng được một đất nước pháp trị thì phải sửa chữa dần từng điểm như thế nào và làm cho mọi người nhận thức được điều đó.

    Tức là bây giờ, ở Việt Nam này, vấn đề là : làm thế nào để giáo dục được ý thức của một đất nước trong một chế độ pháp trị. Không phải là giáo dục cho Dân đâu, mà là giáo dục cho tất cả mọi người, kể cả những người ở tòa án. Tôi vẫn tin là sẽ có những người có thiện chí, chính người ta sẽ đề nghị sửa chữa, xã hội như thế sẽ dần dần thay đổi đi.

    RFI : Cù Huy Hà Vũ có một phát biểu, trong đó ông nói rằng, ông bị những thành phần hại Nước, hại Dân trả thù, và ông tin tưởng rằng Tổ quốc và Nhân dân sẽ phá bản án này. Vậy trong phiên tòa ngày hôm qua, trong con mắt những người ở Hà Nội, ai luận tội ai ?

    Nhà giáo Phạm Toàn : Điều này thì rõ rồi còn gì. Vũ nó kiện ai thì đúng là người đó có tội. Nhưng câu của Vũ hay ở chỗ này.

    Cách đây 40, 50 năm, ông Fidel Castro cũng nói ở phiên tòa : lịch sử sẽ tha tôi trắng án. Nhưng sau này, khi cầm quyền trong 40 năm, ông ấy lại cũng đàn áp. Niềm tin ấy, lòng tự trọng và sự kiên quyết ấy là rất tốt, nhưng vấn đề bây giờ là phải thể chế hóa (chế độ chính trị) để cho không có ai, từ chỗ là người quang minh chính đại, rồi lại trở thành những "anh" phản động, bảo thủ, và kìm hãm lịch sử lại. Đấy là trường hợp của Cuba đấy! Có nhiều người cách mạng tuyên bố những câu như thế. Nhưng những câu như thế chỉ là một, vấn đề là phải thể chế hóa đất nước, như nước Mỹ là ví dụ tiêu biểu. Anh không thể làm sai mà không bị trừng phạt. Và người dân sống bình thường, có nghĩa là đúng luật, thì không bị cấm đoán. (Ở Việt Nam hiện nay) cấm đoán, cấm đoán nhiều thứ ba lăng nhăng. Đụng đến chỗ nào cũng cấm đoán. Như thế là vớ vấn ! Bây giờ cần phải cho phép con người ta sống thoải mái, hồn nhiên, vô tư, hạnh phúc, kể cả anh Vũ, cũng như những người mà anh Vũ chống lại.

    Ở Việt Nam bây giờ, đủ cơ sở tâm lý, tâm trạng và năng lực để tất cả những người đang đối lập nhau có thể ngồi lại với nhau. Tôi cho rằng, đấy là giải pháp tốt đẹp nhất cho Việt Nam. Đừng có coi nhau như là quân thù nữa. Xử án một người mà phải đem bao nhiêu lực lượng đàn áp, mà quây chặt, làm căng thẳng cả một thành phố. Thế thì chẳng được cái ích gì cả !

    Mà lúc nào cũng thế, chỗ nào cũng thấy địch, chỗ nào cũng thấy kẻ thù của mình. Thế thì sống để làm cái gì ? Lúc nào cũng thấy kẻ địch, thì chẳng thà chết đi còn hơn !

    Bây giờ nhân vụ này, những người nào có đầu óc, những người nào có thể có quyền lực phải đứng ra tổ chức để mọi người bàn bạc với nhau. Tôi vẫn cho là một giải pháp như kiểu Hội nghị Diên Hồng ở Việt Nam này, vẫn có tính hiện thực. Không thể chống lại nhau, không thể giết nhau được. Ở cái nước Việt Nam này, ai mà chủ trương giết nhau, thì đó là kẻ khốn nạn, kẻ đó không phải là người Việt Nam nữa.

    RFI : Ban Việt ngữ RFI xin cảm ơn nhà giáo Phạm Toàn từ Hà Nội.

    tags: Các vấn đề xã hội - Cộng đồng - Nhân quyền - Pháp luật - Phỏng vấn - Tư pháp - Việt Nam
     
  3. việtdươngnhân

    việtdươngnhân Bình Chánh

    Tham gia ngày:
    Thg 3 18, 2011
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Paris
    Web:
    Việt Nam nói Mỹ và châu Âu 'thiếu khách quan'





    [​IMG]
    Phiên xử TS Cù Huy Hà Vũ đã bị nước ngoài chỉ trích




    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói báo cáo của Anh quốc và Hoa Kỳ, cũng như tuyên bố của EU về nhân quyền Việt Nam, là dựa trên thông tin sai lệch.

    Mới đây bộ ngoại giao hai nước Anh và Mỹ đã ra phúc trình nhân quyền 2010, trong có nhiều ý kiến chỉ trích đối với chính phủ Việt Nam.

    Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Hà Nội cũng vừa đưa ra tuyên bố nhân vụ xử Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, nói phán quyết của tòa án Việt Nam là "không phù hợp với công ước quốc tế về nhân quyền".

    Cuối tuần rồi, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng nói các nhận xét của châu Âu và Hoa Kỳ là "đáng tiếc".

    Bà Phương Nga nói: "Đáng tiếc là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Anh, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam và một vài tổ chức đã có những nhận xét thiếu khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch..."

    Bà cũng gọi các nhận xét của các quốc gia và tổ chức nước ngoài là "không phản ánh chính xác tình hình và có những ý kiến can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam".

    Như những lần trước, khi phản bác chỉ trích của bên ngoài về tình hình nhân quyền trong nước, bà Nguyễn Phương Nga khẳng định: "Việt Nam, các quyền tự do cơ bản của người dân được quy định cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật và được đảm bảo trên thực tế".

    Hợp tác về nhân quyền


    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nói Việt Nam đã đối thoại với các bên về vấn đề nhân quyền trong "tinh thần hợp tác, nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau".

    Hợp tác trong lĩnh vực nhạy cảm này cũng là điều mà đại diện Liên minh châu Âu trong tuyên bố ra ngày 06/04 nhắc tới: "EU nhắc lại sự sẵn sàng của mình trong việc tiếp tục hợp tác với Việt Nam bao gồm cả việc đối thoại và hỗ trợ thiết thực để cải thiện việc đánh giá và tôn trọng nhân quyền".

    Quyền tự do ngôn luận và minh bạch chính trị ở Việt Nam không có cải thiện trong năm 2010.
    Báo cáo Nhân quyền của Bộ Ngoại giao Anh năm 2010



    Trên thực tế cơ chế đối thoại về nhân quyền đã được Việt Nam thực hiện với các nước đối tác lớn một thời gian nay, nhưng những phát ngôn mới rồi cho thấy giữa các bên vẫn còn nhiều khoảng cách.

    Trong phúc trình về tình hình nhân quyền thế giới năm 2010 ra vào tháng Ba, Bộ Ngoại giao Anh nhận rằng quyền tự do ngôn luận và minh bạch chính trị ở Việt Nam "không có cải thiện" trong năm 2010.

    Phúc trình này chỉ ra những điều bị cho là yếu kém như thiếu minh bạch gây tham nhũng, tình trạng bạo hành nhất là trong giới công quyền, việc tiếp tục kết án tử hình và việc bắt giam và bỏ tù những người chỉ biểu lộ chính kiến một cách hòa bình.

    Bản báo cáo tiết lộ: "Trong năm 2010, chúng tôi và các đối tác trong EU đã nhiều lần đề nghị nhà chức trách Việt Nam cho phép các nhân viên ngoại giao châu Âu vào thăm phạm nhân trong trại giam nhưng tất cả các đề nghị đều bị từ chối".

    Danh sách các phạm nhân bị bắt vì biểu lộ chính kiến một cách hòa bình, trong đó có các blogger, nhà vận động chính trị và luật sư, mà EU có trong tay bao gồm 44 nhân vật.

    Bộ Ngoại giao Anh cũng đặc biệt nhấn mạnh vấn đề hạn chế tự do ngôn luận ở Việt Nam.

    Phúc trình 2010 viết: "Chính quyền đã siết chặt kiểm soát để kiểm duyệt thông tin, tin tức trên mạng, các website kết nối xã hội và theo dõi việc sử dụng cũng như tiếp cận mạng internet".

    Bộ Ngoại giao Anh nói trang BBC Vietnamese đã thường xuyên bị kiểm soát truy cập.

     

Chia sẻ trang này

Share