Văn

ĐỒNG CHÍ TƯ LÙ

ĐỒNG CHÍ TƯ LÙ   

                                                                                           
 
                                                                             Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
 
     Hoàng đến. Hắn vừa liệng tờ báo Mercury tiếng Việt xuống bàn truớc mặt bạn bè vừa lớn tếng đùa dỡn:
 
–   Tin nóng hổi! Tin nóng hổi đây!
 
     Thế là bọn chúng tôi ba đứa đã đủ mặt. Tuần nào cũng vậy, chúng tôi gặp nhau vào cuối tuần để hàn huyên và tán gẫu cho vui. Có thể nói cuộc gặp gỡ hàng tuần như thế này đã trở thành nếp sống riêng của cả ba. Nếp sống này hình thành từ ngày chúng tôi rời khỏi quân trường, trước kia thì những lúc rảnh rỗi, còn bây giờ thì vào mỗi cuối tuần. Cả ba chúng tôi tốt nghiệp cùng một khoá, phục vụ tại cùng một đơn vị, đóng quân tại một vùng trong suốt thời gian 6 năm lính. Cuộc đời vào sinh ra tử đã nối kết chúng tôi lại như một gia đình. Trừ ra quãng thời gian đi tù, sang Mỹ cả ba lại cùng gặp lại và chung sống với nhau trong cùng một thành phố, nên chuyện gắn bó với nhau là điều tất nhiên. Vì thế chúng tôi tự đặt cho mình cái tên là Ba-chàng-ngự-lâm-pháo-thủ theo tên của cuốm phim Les Trois Mousquetaires coi hồi còn là học trò. Đó có lẽ là một định mệnh. Chỉ cần một ly cà phê, một lon nước ngọt, hay một chai la de là đủ để buổi họp bạn kéo dài cho đến khuya. Đủ mọi chuyện để nói: chuyện đời học trò, chuyện trong đơn vị, những mẩu chuyện tình vụn vặt, cả những chuyện thời sự cũng được đem ra trao đổi.   
 
      Bạn bè đã quen tính láu lỉnh của Hoàng xưa nay nên chẳng bao giờ coi điều hắn đùa dỡn là quan trọng, chẳng cần biết tin nóng hổi mà Hoàng muốn loan báo là tin gì, cứ tưởng Hoàng méo mó cái nghề thông tín viên ngày xưa của hắn, một dạo làm cho hãng AP (Associated Press) trước khi nhập ngũ. Theo Hoàng kể, vì hắn có tài chỗ nào chui cũng lọt nên anh chàng Esper văn phòng trưởng của AP sai chạy có cờ. Đó là đặc điểm của nghề làm báo của Hoàng. Chuyện xào tin và phịa tin của bọn báo chí ngoại quốc là chuyện cơm bữa. Đôi khi chính Hoàng cũng phải tham gia vào. Sang Mỹ thỉnh thoảng Hoàng tỏ ý mơ ước được trở lại cái nghề tối ngày chạy rông này. Tôi cứ tưởng Hoàng xạo chuyện như mọi lần nên đùa lại để chế diễu:
 
–   Thì ra ông thầy trở lại nghề làm báo mà tôi không hay. Báo đời hay báo hại đây? Mà từ hồi nào vậy?
 
     Thằng bạn khác là Sơn nóng tính chẳng cần biết ất giáp gì, tiện thể phang liền:
 
– Làm báo nào chứ làm cho bọn Mẹc-Cu thì xin phép tao chê. Ở trong nước bọn báo chí phải làm văn nô cho đảng chả nói làm gì. Ở cái xứ tự do này mà đi làm văn nô cho tụi báo chí bất lương để kiếm miếng ăn thì chó má lắm. Thằng tỵ nạn như mình thà đi rửa nhà cầu mà sống còn hơn chui đầu vô làm cái nghề điếm nhục đó.
 
     Hồi còn ở lính, Sơn ghét cay ghét đắng bọn báo chí phản chiến, nhất là bọn nhà báo Mỹ lúc đó. Từ ngày sang Mỹ, cái ấn tượng này càng đè nặng hơn trên người Sơn. Nói đến bất cứ tờ báo nào của tập đoàn tư bản truyền thông Do Thái Knight Ridder là Sơn muốn nổi sùng ngay. Thấy Hoàng đi vào cầm theo tờ Việt Mercury là Sơn muốn điên lên rồi. Thấy câu chuyện bỗng đâu trở nên gay gắt một cách vô lý, Hoàng cụt hứng, nghệt mặt ra một lúc rồi mới lên tiếng phân trần:
 
– Đừng nóng! Các ông đừng nóng! Các ông lạc đề hết rồi. Thằng này có làm báo làm bổ gì đâu. Có cái tin ngộ ngộ trên báo muốn cho các ông biết chơi thôi.
 
     Hoàng vừa nói vừa cầm tờ báo lên, lật qua lật lại rồi banh ra trước mặt các bạn:
 
–   Các ông thử nhìn kỹ xem ai đây? Có quen không?
 
     Sơn không thèm ngó trong khi tôi dán mắt vào tấm hình đen trắng một đàn ông và một đàn bà trên một phần tư trang báo ở góc trái trang 2. Tôi bỗng kêu lên sửng sốt:
 
–   Thằng Tư Lù tụi bay ơi!
 
–   Đúng rồi, thằng Tư Lù. Mày hãy còn nhận ra nó. Khá đấy.  – Hoàng xác nhận.
 
     Tình hình xem ra đã bớt căng thẳng. Hoàng quay sang nói với Sơn:
 
–   Mày đừng nóng, coi thử đi.
 
     Sơn vẫn chưa hết hậm hực:
 
–   Ừ thì thằng Tư Lù, nhưng rồi làm sao?
 
     Nói thế chứ Sơn cũng phải lấy tay banh tờ báo và dán mắt vào tấm hình. Phải nói là cả bọn tôi đứa nào cũng hết sức ngạc nhiên. Không khí căn phòng trở lại thân mật như bình thường và chuyện trò bỗng sôi nổi hẳn lên:   
 
–   Sao lại là thằng Tư Lù được nhỉ?
 
–   Có cả con chằng lửa nữa. 
 
–   Không, tên con mẹ là Thu Đạm.
 
–   Cũng không đúng, phải nói là đồng chí Tư Lù và đồng chí Con Đĩ Ngựa mới phải.
 
–   Rõ ràng là thằng Tư Lù, mà sao lại thành Nguyễn Tạ?
 
–   Còn là thủ tướng mới rùng rợn nữa chớ.
 
– Tư Lù thành ra Nguyễn Tạ thì có sao, nhưng nó làm thủ tướng thì nghe chuế quá.
 
     Cả ba đứa tôi đều ngạc nhiên trước sự kiện thằng Tư Lù ngày nào, bây giờ trở thành ông thủ tướng Nguyễn Tạ. Không sao giải thích được. Chuyện sâu bọ làm người chỉ xẩy ra ở những xứ mọi rợ thôi chứ không bao giờ có trong các xã hội văn minh như cái nước Mỹ này. Dưới chế độ đồ tể Hồ Chí Minh thì chuyện gì cũng có thể xẩy ra được. Chúng tôi đành phải đi đến kết luận như thế. Hồ Chí Minh làm bồi tầu, Đỗ Mười thiến heo, cạp rằng đồn điền cao xu Lê Đức Anh đều là những thứ sâu bọ làm người cả. Dưới chế độ mọi rợ này, một con người mà tên tuổi bị lem luốc thì nó chỉ việc thay đổi một cái tên khác thôi là xong rồi. Xã hội coi như thằng người có cái tên ngày trước đã chết. Người mình thường nói: chó chết hết chuyện là thế. Vì thế người ta mới thấy bọn cán bộ thay tên đổi họ như thay áo mỗi ngày. Từ thằng to đầu cho đến lũ cán nhí bên dưới, không đứa nào là không mang ít nhất hai, ba tên. Thằng Hồ có đến hàng chục cái tên. Bốn thằng anh em nhà họ Đinh cùng một lỗ chui ra nhưng rồi bốn thằng mang bốn họ khác nhau. Dưới cái chế độ côn đồ này, giết người còn chưa phải là chuyện lớn thì việc thay tên đổi họ thì nào có nhằm nhò gì. Kinh điển Marx dậy: cứu cánh biện minh cho phương tiện không tấy sao!
 
     Thằng Tư Lù ngày nào, bây giờ biến thành thủ tướng Nguyễn Tạ, dưới bầu trời cộng hoà xã hội chủ nghĩa Vietnam không phải là chuyện lạ. Chuyện lạ là một tên du thủ du thực biến thành ông thủ tướng. Thế mới biết chánh sách đổi mới của nhà nước CS Việt Nam nó thần sầu quỉ khốc tới múc nào. Tư Lù, một con người mà mấy bà bạn hàng ngoài chợ thường gọi là thằng Tư, sống lang thang chui rúc trong một cái xó chợ nhỏ nhà quê hẻo lánh gọi là chợ Chọi, chỉ là một tên vô lại. Nhưng kể từ ngày bọn VC nhẩy lên cướp chính quyền, Tư Lù được mang tước hiệu là “đồng chí”, bỗng dưng trở nên sáng chói và uy danh khắp miền Lục Tỉnh. Hiện tượng đó các nhà sử học sau này biết đâu sẽ chẳng đặt ngang hàng huyền thoại Phù Đổng Thiên Vương trong cổ sử nước ta.
 
     Về địa danh có tên là chợ Chọi, đó là một khu đất trống người ta họp để buôn bán mỗi buổi sáng sớm lúc gà chưa cõng con đi đái. Chợ họp chừng bốn năm tiếng đồng hồ là tan rồi. Nó nằm ngay mé sông, cạnh một thị trấn nhỏ gần Ngã Ba Ống Quần (xin đừng lộn với địa danh cũng có tên là Ngã Ba Ống Quần trong tác phẩm Vàng Và Máu của nhà văn Nguyên Vũ). Khu thị tứ này mấy bà nhà quê đã đo đạc tỉ mỉ, tính toán tường tận và qui ra chỉ lớn bằng một cái giạng đái của mấy bà. Ngày xưa, nơi đây không phải là cái chợ, mà là một khu đồng trống, bên cạnh một ngã ba sông. Trên bờ con sông lớn có một cái đồn Tây. Cách đó khoảng vài trăm thước là mấy túp lều tranh trá hình bán buôn giải khát, nhưng kỳ thực là nơi tiếp khách tây của chị em làng chọi. Vì thế khu chợ mọc lên sau này dân địa phương quen thói nôm na gọi là chợ Chọi. Nơi đây có thể nói là địa linh nhơn kiệt, đã sản sinh ra nhiều tay yêng hùng hảo hớn, những tay anh chị của đủ mọi thời đại. Chuyện kể về những bậc yêng hùng này có khi chỉ được truyền tụng giới hạn trong nền văn chương truyền khẩu tại địa phương, chẳng hạn đồng chí Tư Lù (khi chưa trở thành thủ tướng) như đang nói đây thì cứ tính từ chợ Chọi có đường bán kính vài chục dặm, bảo đảm từ già tới trẻ không ai là không biết. Nhưng cũng có chuyện được ghi chép lại trong nền văn chương được gọi là bác học của nước ta. Chẳng hạn như câu chuyện về nhân vật quen gọi là Bác Cáo thì cả nước ai cũng biết.
 
     Bác Cáo vốn là một tay anh chị nổi tiếng. Hắn sinh ra trong một gia đình nghe đâu là khoa bảng ở ngoài Trung. Người ta đồn ông bố thân sinh ra Cáo đã đậu tới thám hoa bảng nhỡn gì đó, rồi ra làm quan cho triều đình tại đất Nam Kỳ Lục Tỉnh. Được ít lâu, đất Nam Kỳ trở thành thuộc địa của tây mũi lõ. Ông bố Cáo trở thành ông quan ta thuộc địa, cai trị dân bản xứ ở mãi tận miệt Năm Căn Cái Nước. Ông quan ta thuộc địa này ăn phải bả tây nên nhiễm được hai cái tật rất tây là uống rượu tây như dân Năm Căn uống nước sông Hậu, và uấn dân ta như tây mũi lõ ngày xưa uấn nô lệ Phi Châu. Một hôm có một nông dân đến gãi đầu gãi tai xin quan giảm thuế vì mùa màng thất bát, lại vợ đau con ốm. Người này đến thật không phải lúc, làm mất hứng quan đang nhậu. Quan liền nọc anh nông dân ra đánh đòn. Đang lúc hơi men chếnh choáng, quan xuống tay quá mạnh chẳng may làm chết người. Thế là quan bị triều đình cách chức. Trước cảnh nhà sa sút, Cáo phải bỏ học, phiêu bạt giang hồ về mãi tận khu chợ Chọi này để lăn lộn kiếm sống. Lúc đó Cáo còn trẻ nên rất xốc vác. Hắn làm đủ nghề: cu ly có, bồi bàn có, đôi khi còn dắt mối tây cho chị em ta từ Cầu Hàn Chợ Lớn về đến chợ Chọi. Ông bố Cáo vì buồn phiền nên đâm ra nát rượu. Ngày nào cũng sáng xỉn chiều say. Chỉ vài năm sau ông bị thối gan mà chết. Cáo trở về thì ông bố đã ngỏm từ bao giờ. Thời gian bôn ba quá cực khổ làm Cáo gầy rộc đi, đen sậm lại, không còn cái dáng vẻ cậu ấm con quan ngày xưa nữa. Sống ở khu chợ Chọi, Cáo mới tròm trèm năm chục mà râu tóc đã bạc phơ. Có người gọi Cáo là cụ, kẻ kêu là bác để tỏ lòng kính trọng, vì dù sao hắn cũng thuộc giòng dõi nhà quan, lại có được cái dáng dấp tiên phong đạo cốt bên ngoài. Người ta vẫn thường nói ở xứ mù thằng chột làm vua. Ở cái chợ nhà quê này chẳng mấy ai có chữ nghĩa, nên Cáo đương nhiên được kể là người có ăn học. Hắn chễm chệ lên ngôi hương thân, và có chút vai vế trong khu vực. Thực ra ngoài mớ tiếng tây Cáo học được ở trường thuộc địa hồi còn bé, mớ kiến thức tả pín lù của hắn chỉ là do lăn lộn trường đời nhiều nên dễ nói phét khiến nhiều người nể nang hắn. Được chút nể vì của người đời, Cáo lên mặt ta đây, tự xưng là Bác với mọi người, bất kể lớn bé già trẻ. Cáo nối nghiệp ông bố được thói nát rượi và hút sách. Nhưng cũng còn được cái là hắn chỉ uống và hút lén lút một mình ở trong nhà. Ra đường Cáo cố giữ vẻ trang nghiêm và mực thước của bậc tôn trưởng. Đặc biệt Cáo đã tiêm nhiễm được ở đâu cái thói cầm nhầm. Để tỏ ra ta đây là người có ăn học, hắn thường đánh tráo thơ văn của người khác nhận làm của mình. Tệ hơn nữa hắn còn cầm nhầm cả vợ bạn. Nhiều người nói Cáo còn là một tên giết người. Hắn ăn vụng biết chùi mép, giết người, cướp vợ bạn, hay làm những hành vi bỉ ổi khác nhưng đều che dấu rất tài tình. Ai nấy đều e dè Cáo, nhưng ngoài mặt vẫn tươi cười vồn vã với hắn vì sợ có chuyện gì lại liên lụy vào thân.
 
     Cáo xứng đáng là bậc tiền bối của đám hậu sinh như Tư Lù. Hai nhân vật này giống nhau ở một điểm là do thời thế tạo nên. Những điểm khác nhau chẳng hạn về thân thế thì có nhiều. Tư Lù không xuất thân nhà quan. Nghe đồn nó sanh ra từ mấy quán nước gần đồn Tây, và trưởng thành ở cái chợ Chọi này. Nửa chữ cắn đôi cũng không biết, nhưng nhờ “kách mệnh”, nó bỗng dưng trở thành một nhân vật được nể vì. Nhiều người cho Tư Lù là thứ sanh phùng thời. Cũng đúng. 
 
     Người ta sinh ra ở đời, ai cũng đều sống có nhà, chết có mồ. Nghĩa là còn sống thì có gốc gác gia đình, dòng họ. Chết đi để lại mồ mả để con cháu nhớ ngày cúng giỗ. Riêng đồng chí Tư Lù, cái khoản gia thế chỉ là con số không. Từ khi được “kách mệnh” giác ngộ và dậy dỗ, nó thường tỏ ra tự hào có tổ tiên là giống khỉ. Hậu duệ của nhà khỉ này trước kia ban ngày sống lang thang chung quang khu chợ Chọi. Đêm đến thì bất kỳ đâu cũng là nhà. Nhà nó có thể là cái chái miếu thờ Thổ Thần trong xóm. Cũng có thể là cái phản thịt của chú Ba Xệ ngoài chợ, hoặc cái sạp của mụ Bẩy Mướp bán bún nước lèo dưới mé sông. Tư Lù sống nửa cuộc đời vô gia cư, vô gia đình, vô bà con dòng họ. Thậm chí đến cái tên cúng cơm cũng vô luôn. Nó không có lấy một thứ giấy tờ gì lận lưng, nên không biết ngày sanh tháng đẻ, không biết cha mẹ là ai. Quê quán thật sự ở đâu nó cũng mù tịt.
 
     Từ ngày giặc cờ đỏ tràn về, Tư Lù bỗng dưng được coi là người có công với cách mạng. Chuyện cũng chỉ là tình cờ, nhưng đã có ông thầy bói mù ở chợ Chọi bốc quẻ nói tiên tri rằng nó là một thằng Xuân Tóc Đỏ thời đại. Trong lúc mọi người chạy giặc, cả đồn cảnh sát, chi khu và căn cứ lính tráng đã rút về tỉnh hết, một mình nó say xỉn, lượm đâu được lá cờ nửa xanh nửa đỏ, vừa đi vừa phất, miệng hát ngêu ngao. VC thấy nó cho  là dân chúng cử đại diện ra nghênh đón quân giải phóng. Nó ở thế chẳng đặng đừng nên tình nguyện hướng dẫn bọn bộ đội tiến vào quận lỵ đã bỏ trống. Tư Lù vì thế trở thành anh hùng cách mạng. Chỉ ít ngày sau, nó được tuyên dương thành tích trong một buổi meeting long trọng chào mừng ngày giải phóng của toàn tỉnh và được tham gia vào phái đoàn Thành Đồng Chống Mỹ Cứu Nước của Miền Nam ra tham quan Hanoi. Khi nó được gọi đến để lấy lý lịch và kê khai thành tích, tên chính trị viên của tiểu đoàn 307 cơ động tỉnh phụ trách công tác tuyên dương cấp tỉnh tiếp đãi Tư Lù như một thượng khách. Sau một tuần trà nước, bánh kẹo, và thuốc lá xã giao, tên bộ đội bắt đầu làm công tác. Hắn rút ra trong túi cuốn sổ tay và cây viết bic để ghi chép rồi ôn tồn hỏi Tư Lù: 
 
–   Đồng chí có giấy tờ gì không?
 
     Tư Lù chưa đoán được sự thể ra sao nên vẫn chưa cảm thấy yên bụng. Nó lí nhí trả lời trong cổ họng:
 
–   Dạ, không có.  
 
–   Có mà không mang theo hay không có?
 
–   Không có.
 
     Tên bộ đội nghĩ trong bụng dù sao Tư Lù cũng chưa tin tưởng cách mạng lắm nên cố tình dịu ngọt với nó để nó yên tâm: 
 
–   Đồng chí không có gì phải sợ. Cách mạng hiểu đồng bào sống trong vùng địch kiểm soát, ai cũng phải mang giấy tờ tùy thân mà đồng bào không muốn. Đồng chí tất nhiên cũng thế thôi. Chẳng hạn khi đồng chí muốn đi đâu thì cũng phải có giấy căn cước thì mới đi lại được. Chẳng lẽ đồng chí không đi đâu bao giờ?
 
–   Dạ tôi không có đi.
 
     Tên bộ đội vẫn giữ giọng thân mật:
 
–   Thôi cũng được. Đồng chí nhớ được gì thì đồng chí cho biết. Đồng chí tên gì?
 
–   Dạ, tên Tư Lù.
 
–   Đây là tên gọi của đồng chí? Tôi muốn hỏi tên họ. Đồng chí họ gì? 
 
–   Dạ không biết. Tôi không có họ. Người ta vẫn gọi tôi là Tư Lù.
 
– Cả tên họ của đồng chí mà đồng chí cũng không biết họ gì. Cha mẹ đồng chí còn sống hay đã chết, ở đâu?
 
–    Tôi không biết. 
 
–    Chết thật!
 
     Tên bộ đội thở dài hơi tỏ vẻ thất vọng. Hắn hỏi thêm về tuổi tác, thân nhân của Tư Lù nhưng nó vẫn ngồi làm thinh. Hắn ngồi cắn bút suy nghĩ trước cái lý lịch mù mơ của người đối diện. Đầu tiên tên bộ đội còn nghi ngại đoán già đoán non Tư Lù có thể là một điệp viên tụi Mỹ cài lại. CIA chắc chắn rất quỉ quyệt nên cần phải đề cao cảnh giác. Hắn tự nhủ. Tuy nhiên, chỉ trong khoảnh khắc hắn đã tìm ra được chân lý. Một lý luận rất logic trong kinh điển Mác chợt loé ra trong cái đầu đặc sệt của tên bộ đội làm hắn bật đứng lên, vui như nhà bác học Achimède đang lúc tắm truồng trên sông Nile, khám phá ra nguyên lý thuỷ tĩnh học. Hắn đập tay lên bàn một cái bịch, rồi nhả vào khoảng không trước mặt một hơi dài sự khoái trá trong lòng hắn:
 
–   Đúng rồi! Đúng rồi! Nhất định là như thế!
 
     Tư Lù không hiểu tên bộ đội này muốn nói đúng là đúng cái gì. Nó hơi hoảng, lo sợ biết đâu hắn lại chẳng nhớ ra một người nào đó trông giống mình mà cơ quan của hắn đang tầm nã. Tên bộ đội vẫn đứng đó. Hắn hí hửng ngắm nghía Tư Lù một lúc từ đầu xuống chân rồi từ từ bước tới trước mặt nó. Hắn biết Tư Lù đang thắc mắc và lo sợ nên làm ra vẻ kẻ cả, đặt tay lên vai Tư Lù và bắt đầu giảng giải về phép biện chứng mà hắn đã được học trước đây:
 
–   Đừng sợ! Đừng sợ! Trường hợp của đồng chí kể như đặc biệt lắm đấy. Đồng chí sống giữa lòng địch mà đã tự giác ngộ được cách mạng, thoát ly tất cả mọi ràng buộc gia đình giống như bác Hồ muôn vàn kính yêu, tự mình lột xác một cách toàn diện và triệt để. Đồng chí phủ định tất cả quá khứ, cũng như mọi liên hệ tình cảm của mình mà không cần đến sự giáo dục của đảng để trở thành một con người cộng sản tinh ròng theo đúng logic, phù hợp với biện chứng của chủ nghĩa Mác bách chiến bách thắng thì thực là trên đời có một không hai đấy. Tôi nhiệt liệt hoan nghênh đồng chí, và thay mặt đảng tuyên dương đồng chí là một người con yêu của tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tuy đồng chí chưa chính thức gia nhập đảng, nhưng tôi tin chắc rằng rồi ra đồng chí sẽ có những bước tiến nhẩy vọt để trở thành một người cộng sản chân chính, một đảng viên gương mẫu. Tôi chúc mừng đồng chí, và một lần nữa, thay mặt đảng, tôi nhiệt liệt hoan nghênh và tuyên dương đồng chí.
 
     Tư Lù ngồi chết trân. Mặt nó nghệt ra, đầu óc lùng bùng vì những thứ chữ nghĩa mà nó chưa hề nghe nói đến bao giờ.  Nào là lột xác. Nào là qui luật. Rồi còn biện chứng, logic, chủ nghĩa Mác vv.. Tuy không hiểu gì, nhưng nhìn vào nét mặt rạng rỡ của tên bộ đội, và bỗng nhiên được ông quan cách mạng này gọi là đồng chí, nó cảm thấy yên tâm với ý nghĩ dữ ít lành nhiều. Tên bộ đội nói xong, sửa lại tư thế đứng nghiêm kiểu nhà binh, giơ tay ra bắt tay Tư Lù. Nó vội vàng đứng dậy, lưng hơi cong xuống, không dám ngẩng mặt lên, mắt chớp chớp, đưa cả hai bàn tay nắm lấy tay tên bộ đội mà lắc. Trong lúc nắm tay tên bộ đội, Tư Lù chợt nhận thấy trong lòng nó trào lên một thứ tình cảm thật khó diễn tả, vừa sung sướng, vừa tự hào, vừa tin tưởng, vừa hy vọng. “Nhờ ơn cách mạng, nhờ ơn đảng”, nó gật gù cái đầu bờm xờm và lẩm bẩm một mình. Nó không nói lên sự cám ơn tên bộ đội bằng lời, nhưng bằng hai con mắt rươm rướm ướt. Nó cảm thấy như cuộc đời của nó như đã biến đổi. Nó thầm cám ơn cách mạng đã giải phóng nó. Đối với nó, tất cả quá khứ từ nay đều tiêu tan hết. Một tương lai mới hiện ra trước mắt nó. Từ nay nó sẽ không còn bị khinh khi, bị gọi tên một cách xách mé: thằng Tư này, thằng Tư nọ nữa. Nó ghét nhất kẻ nào gọi nó xách mé như thế. Nó hình dung ra những kẻ mà chỉ vài ba ngày trước còn chiếm một địa vị trên nó rất cao, rất cao, giờ này đây chỉ còn là những con giun, con kiến dưới chân nó. Mấy mụ bán hàng ở chợ và ngoài bến sẽ hết còn dám xỉ vả nó. Tên xã trưởng già mà thường ngày nó vẫn khép nép vâng vâng, dạ dạ xưng bố xưng con, từ nay nó sẽ bắt phải bỏ cái thói nhìn nó bằng nửa con mắt đi. Bọn sĩ quan trong chi khu và căn cứ nữa, tuy phần lớn có xề xoà tốt bụng thật đấy, còn trẻ măng, cũng cỡ chừng tuổi với nó, nhưng nó vẫn phải khúm núm kêu bằng ông thầy, từ nay sẽ biến mất khỏi cái giang sơn này của nó, hết còn hàng ngày ra ăn uống tại quán bún nước lèo của mụ Bẩy Mướp. Lại còn anh chàng trưởng chi cảnh sát mới thật đáng chết. Xưa nay nó vẫn kính cẩn gọi anh ta là sư phụ. Có lần nó bị sư phụ nhốt một đêm trong đồn vì tội ăn cắp, còn doạ bắt nó đi lính. Nó không sao quên được cái đêm trong căn hầm nóng nực đầy muỗi ấy. Gặp được sư phụ ít nhất nó cũng phải xỉ vả cho mấy câu để trả thù. Nó sẽ bắt mọi người từ nay phải kính trọng nó. Phải rồi, còn cả cái ả bán hột vịt lộn tên Nở ấy nữa. Mỗi khi nó ăn hột vịt, ả tính toán với nó từng đồng từng cắc, không cho thiếu một xu. Ấy vậy mà không hiểu sao trong khoảnh khắc tưởng tượng đó, Tư Lù lại chừa ra cho ả một chút lòng thương hại. Nó cho rằng ả cũng nghèo nên đáng thương hơn là đáng ghét. Sự phân biệt đối xử này có lý do khác chứ không phải mang tính giai cấp mà nó mới giác ngộ được từ tên bộ đội. Đã nhiều lần Tư Lù chọc ghẹo thị Nở nhưng lần nào cũng bị ả cự tuyệt và đuổi đi. Nó đặt cho Nở một cái tên thật văn vẻ là Thu Đạm. Bình thường nó thân mật kêu ả là Con Đĩ Ngựa. Nó bấm bụng phải trả thù cái tội hỗn láo và bần tiện của Con Đĩ Ngựa mới được. Nó nhớ lại lần ăn chạy năm cái hột vịt lộn của Thị Nở. Ả đòi kẹp nó vào háng để đậy cho nó một bài học. Giận Nở thì có giận thật, nhưng sao lúc này nó lại thấy tội nghiệp ả vô cùng. Nó bỗng mơ ước được Con Đĩ Ngựa kẹp vào háng để dậy cho nó bài học ngay vào lúc này thì hay biết mấy. Nó cảm thấy nóng ran ở mặt. Nó nuốt nước miếng ừng ực, nhếch mép cười ruồi và quả quyết trong đầu: vụ này quyết không thể bỏ qua được, nhưng để rồi sau sẽ tính.
 
     Tên bộ đội vui vẻ hiện ra mặt vì hắn vừa mới khám phá ra được một con người cộng sản lý tưởng. Hắn tự cho mình đạt được một chiến công đúng ngày hắn vào giải phóng khu chợ Chọi này. Hắn khám phá ra rằng một con người nếu đã mang sẵn tính giai cấp trong mình, khi gặp điều kiện thì họ lập tức sẽ đột biến, chẳng khó khăn gì. Đó là mỘt bước nhẩy vọt, cũng giống như bước nhẩy vọt từ vượn thành người mà hắn đã được học ở khu rừng già chiến khu D Phước Thành. Cả một mớ lý thuyết hắn dồn vào bụng, nay mới có cơ hội được chứng minh. Quả thật có sức thuyết phục. Thái độ vừa khuất phục, vừa biết ơn của Tư Lù làm tên bộ đội càng tự tin hơn vào sự suy nghĩ của mình. Sự mù tịt về lý lịch của Tư Lù đã không còn phải là vấn đề, mà trái lại còn là động cơ cho tiến trình phát triển đúng với qui luật. Hắn cho đó là một sự lột xác thần kỳ, một mánh lới khôn ngoan để thi hành chánh sách bất hợp tác với ngụy quân, ngụy quyền. Rõ ràng là một hình thức phản kháng đầy trí tuệ đã đem lại hiệu quả. Chỉ với sự kiện này, Tư Lù cũng đáng được kể là đã lập được thành tích, có công lớn đối với cách mạng. Nó xứng đáng được tuyên dương anh hùng chống Mỹ cứu nước, và được tưởng thưởng huy chương Thành Đồng Chống Mỹ. Với Tư Lù, giờ đây nó chỉ cần biết một điều là nó đã có tên tuổi hẳn hoi đối với cách ma.ng. Tên nó là Tư Lù. Đúng hơn nữa là Đồng Chí Tư Lù. Cách mạng gọi nó là đồng chí thì nhất định nó là đồng chí rồi. Nghĩa là nó cũng như những tên bộ đội mang súng, đội nón cối, chân mang dép râu mà nó thấy. Nó tin rằng chắc chắn nó cũng sẽ được khoác khẩu súng trên vai và lúc đó mọi người ở chợ Chợi sẽ phải phục nó sát đất. Chữ “đồng chí” đối với nó thật đáng yêu làm sao! Ngày trước người ta gọi nó là thằng Tư thì nó tưởng đấy là tên cha mẹ đặt cho nó. Còn chữ Lù đi kèm tên Tư thì lại là một câu chuyện truyền tụng khó quên chung quanh khu chợ Chọi, một thành tích có một không hai về nghề ăn quịt của nó. Điều này Tư Lù biết rõ hơn ai hết. Nhiều bà bán hàng ngoài chợ những lúc vắng khách vẫn còn đem ra bàn qua tán lại câu chuyện ăn quịt rất hài hước này của thằng Tư.
 
     Thị Nở, hay Thu Đạm, hay Con Đĩ Ngựa hàng ngày vào mỗi buổi chiều đội thúng hột vịt lộn ra bán ngoài đường cái ngay lối vào chợ. Bữa đó, khi Nở vừa bầy hàng ra xong thì bỗng thằng Tư lù lù vác xác tới. Mỗi khi thấy nó, ả vội vàng lập tức đuổi nó như người ta đuổi tà. Ở chợ ai lại không biết Tư Lù là thằng chuyên môn ăn chạy, nghĩa là ăn xong là chạy, không trả tiền. Hôm ấy Nở chưa kịp ra tay tống khứ Tư Lù thì nó đã xà đến kéo ghế ngồi. Nó hách dịch nói với ả như ra lệnh:
 
–   Cho năm cái vịt lộn. Nhớ chọn mấy cái ấp mề già đấy nhá.
 
     Nở muốn điên liên. Ả nghĩ trong bụng, thằng này hôm nay chán sống rồi, nhưng ả cũng cứ cho nó ngồi yên để xem thử, vì dù sao nó cũng đã lỡ ngồi xuống rồi. Ả trợn mắt nhìn thẳng vào nó rồi lên giọng kẻ cả, hỏi:
 
–   Có tiền không cái đã. Không thì đi chỗ khác chơi cho người ta buôn bán. Đừng có đến đây mà ám. Chưa mở hàng đâu đấy nghe, ông thần nước mặn.
 
     Nó làm bộ thọc tay vào túi quần, lắc lắc mấy cái như ra dấu bảo rằng ta đây có tiền, còn nhe răng cười và trả lời chắc nịch:
 
–   Sao lại không? Yên chí đi. Sòng phẳng mà chị Hai.
 
     Thị Nở cũng là người cả tin. Ả giọn ra cho nó một cái tô đựng năm cái hột vịt lộn còn nóng hổi. Ả dằn mạnh cái tô trước mặt Tư Lù rồi dục:
 
–   Ăn đi. Ăn lẹ lên rồi đi ngay, chỗ người ta làm ăn.
 
     Ả còn không quên nhắc lại một lần nữa:
 
–   Mà phải trả tiền sòng phẳng đó nghe. Không thì cứ để cái xác lại đấy. Không dỡn đâu.
 
     Tư Lù chẳng thèm để ý đến lời đe doạ của Thị Nở. Nó gục đầu xuống, vừa thổi phù phù, vừa ăn một cách rất tự tại. Chỉ trong khoảnh khắc, nó đã nuốt trôi năm cái hột vịt lộn nóng hổi vào bụng, rồi thản nhiên đứng lên đi. Biết mình lại bị một phen nữa mắc lừa, Thị Nở đứng bật dậy, dục hết đồ đạc trên tay xuống bàn. Ả bung người nhẩy bổ ra, đứng chắn trước mặt nó, hét lên như trời gầm:
 
–   Mày lại dám ăn quịt của tao nữa hả, cái thằng trời đánh này? Mày phải trả tiền cho tao đã rồi mới được đi. Không thì mày móc họng mày ra hết cho tao. Lần này tao không tha đâu. Tao nói trước rồi.
 
     Tư lù không còn đường tiến, cũng không còn đường rút lui. Bất thình lình, nó lấy hết sức gạt người đàn bà sang một bên rồi ù té chạy. Thị Nở té chúi xuống, nhưng chồm dậy ngay được. Ả đuổi theo nó, vừa đuổi vừa chửi. Ả chạy một quãng rồi dừng lại vì biết rằng không thể nào đuổi kịp nó. Vả lại ả không dám bỏ lại thúng vịt lộn không có người coi. Thấy Nở đứng lại, nó cũng đứng lại. Thấy ả bước tới, nó lại cắm cổ chạy. Cứ như thế một lúc thật lâu. Người ta chung quanh chợ đổ ra xem đông nghẹt. Con nít coi màn tuồng cút bắt này khoái tỉ, vừa reo hò, vừa vỗ tay bôm bốp. Trước tình trạng đó, thị Nở cũng đành phải bất lực. Ả cảm thấy mắc cỡ với những người đứng coi vì sự nhẹ dạ của mình. Ả đứng lại thách thức thằng Tư:
 
– Mày có giỏi thì lại đây chơi tay đôi với bà. Bà không xé xác mày ra không làm cái giống người.
 
     Nó đứng ở xa cười hăng hắc, hỏi lại để cố ý trêu chọc ả:
 
–   Mày dám?
 
–   Tao không dám thì ai dám?
 
–   Tao lại mà không dám làm gì tao, mất năm cái hột vịt nữa, chịu không?
 
– Thằng chó đẻ! Bắt được mày, tao kẹp mày vào háng bắt mày bú L. tao cho mày chừa cái thói ăn dựt, ăn chạy đi.
 
     Tư Lù nghe vậy cười khoái chí, nó càng trêu chọc thêm:
 
– Thiệt không? Sợ gì mà không dám cho mày bắt. Sướng thấy mồ. Tổ sư cha đứa nào chỉ nói mà không dám làm? 
 
     Người đứng xem cười ồ lên. Đám trẻ con vỗ tay rần rần như pháo tết. Kể từ ngày đó, thằng Tư được đặt cho một chữ nữa ghép vào cái tên Tư thành ra là Tư Lù. Ai gọi sao thì gọi. Nó chỉ cười hề hề, chẳng phân trần, cũng chẳng cải chính. Nó không buồn phiền gì với Con Đĩ Ngựa, trái lại nó càng mơ tưởng đến ả nhiều hơn.
 
     Sau khi Tư Tù đi tham quan thủ đô Hanoi về, nó được bố trí công tác an ninh ngay tại khu vực chợ Chọi. Trong giai đoạn đầu của chánh quyền “kách mệnh”, sự xếp đặt này là đúng người đúng việc, vì không ai xứng đáng được gọi là thổ công ở cái chợ Chọi này hơn nó. Nó biết rành từng gia đình, từng người trong khu vực. Gia đình nào có con, cháu đi lính “ngụy”, làm công chức “ngụy”, gia đình nào có người trước kia đi làm cho Mỹ vv.., từng gia đình, tiền bạc, nhà cửa, ruộng vườn như thế nào nó đều biết rành cả. Nó biết rõ mọi chuyện như nắm trong lòng bàn tay. Nó chỉ dưới quyền một người là tên bộ đội chính trị viên của tiểu đoàn 307. Tên này quyền hành cũng như chủ tịch xã lúc trước, còn Tư Lù phụ trách vấn đề an ninh trong khu vực. Cả hai tên này họp lại dưới danh nghĩa là Ban Quân Quản Chợ Chọi. Với tư cách là thành viên Ban Quân Quản, nó gởi hết vào trại cải tạo những thành phần đáng nghi ngờ đối với chế độ, nói cho đúng hơn là những người nó không ưa, hay nó có thành kiến. Chức vụ mới này cũng cho phép Tư Lù tuyển chọn theo ý nó một đám lâu la để sai khiến. Bọn này quản lý hầu như mọi vấn đề quanh khu chợ Chọi. Chúng gồm có bốn tên đàn ông và một mụ đàn bà. Mụ này không ai khác hơn lại chính là Con Đĩ Ngựa. Trước ngày VC vào, bốn tên lâu la này đều là thứ anh chị ở trong vùng. Mỗi tên bao sân thu hụi chết một lãnh vực buôn bán, chẳng hạn đứa hàng ăn, đứa hàng trái cây vv.. Giang san của đứa nào đứa ấy quản trị ngầm theo một nguyên tắc giữa chúng với nhau là nước sông không phạm đến nước giếng. Vì thế ít khi có đụng độ nào đáng kể giữa bọn chúng. Riêng Con Đĩ Ngựa, sau khi “chính quyền đã về tay nhân dân” rồi thì nó mới hiện nguyên hình là một đồng chí nữ giao liên VC. Ả được giao nắm đầu hội Phụ Nữ Giải Phóng huyện, trực tiếp làm việc với ban quân quản. Khi Tư Lù lên làm lớn, bọn bốn tên tự động qui thuận dưới trướng của nó. Chúng tôn Tư Lù lên làm lãnh đạo và gọi nó là thủ trưởng. Chức thủ trưởng này vậy mà rất có tác dụng.
 
     Từ khi Tư Lù lên chức thủ trưởng, sinh hoạt khu chợ Chọi có phần đi vào nề nếp hơn. Bọn đầu gấu này có mặt chỗ nào là chỗ đó hết ai dám hó hé. Chúng nói gì mọi người phải  tuân theo răm rắp. Chúng ghé hàng quán nào, ăn uống gì, mua bán gì, chủ quán đều phải khép nép mời chào rất lễ phép. Và tất nhiên mua gì chúng không bao giờ nhớ trả tiền. Cũng không ai dám đòi tiền chúng. Có một lần Tư Lù dẫn lũ đàn em vô nhậu tại quán chú Ba Thìn. Ăn uống xong, cả bọn đứng dậy. Tư Lù làm bộ móc tiền định trả làm chú Ba xanh mặt. Chú vội xua tay cười giả lả nói với nó như van xin:
 
–  Có gì đâu, thôi đi. Chuyện nhỏ mà ông Tư.
 
     Tư Lù làm ra vẻ thành khẩn:
 
–   Chú Ba buôn bán mà, tụi tui ăn không của chú sao được.
 
     Ba Thìn là dân Chệt. Chú chỉ cần được yên thân. Thói bợ đỡ đút lót là nghề của dân Chệt làm ăn trên đất người. Chú áp dụng mánh lới rất chệt để mà tâng bốc Tư Lù:
 
–   Cách mạng lo cho dân thì dân giúp đỡ lại cách mạng thôi mà. Có phải không ông Tư?
 
     Sự việc này sau đó trở thành nếp sinh hoạt tự nhiên của người dân buôn bán chung quanh khu chợ Chọi. Tất cả cán bộ, bộ đội, kể cả những kẻ chỉ có hơi hướng với kách mạng đều ngang nhiên ăn uống, mua bán miễn phí. Hậu quả đem lại là cả thị trấn chỉ trong sáu tháng từ sau ngày “giải phóng” đã đoạt ngọn cờ tiên phong, đi đầu trong cuộc chạy đua tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa đói rách. Không còn ai bán buôn. Chợ Chọi lại trở về hoang vu thời tiền Pháp thuộc. Tư Lù một lần nữa được tuyên dương tiên tiến xây dựng nếp sống mới xã hội chủ nghĩa.
 
     Khi người dân chợ Chọi đã quay về với đồng ruộng rồi thì Tư Lù do thành tích, được gia nhập đảng và dược đưa lên làm trưởng đồn công an phường tại thị xã Sóc Trăng. Sau ngày “giải phóng”, tỉnh Ba Xuyên sát nhập vào tỉnh Bạc Liêu và tỉnh lỵ trở thành thị xã Sóc Trăng. Thị xã này có 6 phường. Trong 8 năm trời, Tư Lù lần lượt nắm chức đồn trưởng công an của cả 6 phường trong thị xã. Tính trung bình mỗi phường nó làm đồn trưởng ở đó hơn một năm. Sau cùng nó được đề bạt làm trưởng ty công an thị xã kiêm thị uỷ viên. Dưới sự chăm sóc an ninh tận tình của đồng chí Tư Lù, Sóc Trăng cũng mau chóng tiến lên chủ nghĩa xã hội theo con đường của thị trấn chợ Chọi. Một thị xã lúa gạo trù phú nhất miền Nam chỉ trong 8 năm trời tiến lên tới đỉnh cao chủ nghĩa xã hội phải nói đó là một bước tiến nhẩy vọt. Công đầu làm nên thành tích này không phải do tên Mười Thì, bí thư thị xã, mà là do đồng chí Tư Lù. Thành tích này đã đẩy Tư Lù lên thay tên Mười Thì làm bí thư thị xã.
 
     Tư Lù không thể tưởng tượng có ngày nó lại được làm lớn như thế. Trước đây nó cứ tưởng càng làm lớn càng khó, không ngờ đối với nó lại quá dễ dàng. Mọi thứ công văn giấy tờ trình lên nó, nó chỉ cần hỏi tên cần vụ xem ký chỗ nào rồi cầm cây viết quẹt vào chỗ đó một con giun dài ngoòng là xong. Tuy nhiên tình trạng mù chữ cũng gây khó khăn đôi chút đối với nó. Một là rất dễ bị bịp, và hai là vấn đề sĩ diện đối với dân chúng và thuộc cấp. Trường hợp Mười Thì đã cho nó học được rất nhiều kinh nghiệm.
 
     Mười Thì bắn súng thì giỏi nhưng phải cái mù chữ cho nên hắn chỉ mang quân hàm đến đại tá và làm bí thư thị xã là cao lắm rồi. Trong suốt những năm làm bí thư thị xã, Mười Thì không một lần dám ăn nói hay đọc diễn văn trước đám đông. Những việc này thì lại xẩy ra quá thường đối với cương vị một bí thư, nhưng Mười Thì đều đẩy hết cho tên phó bí thư làm thay. Còn mù chữ bị gạt thì Tư Lù đã chính tai nghe, mắt trông thấy Mười Thì bị gạt nhiều lần. Người gạt Mười Thì không ai xa lạ mà là tên cần vụ của ông bí thư. Thằng ranh con này cũng không phải gạt chuyện lớn gì, mà chỉ kiếm chác bao gạo hoặc ký đường để bán lấy tiền gởi về Bắc nuôi bà mẹ già ngoài đó. Tư Lù biết rành chuyện qua mặt cấp trên của tên cần vụ nhưng nó nghĩ chấp nhất ba cái trò vặt vãnh này thuộc cấp sẽ khinh khi mình và có thể khiến nó hết làm ăn gì được. Tên cần vụ cũng biết thế nên tỏ ra rất khâm phục và biết ơn Tư Lù.
 
     Những cái bất lợi như trên làm Tư Lù suy nghĩ mãi. Con đường thăng quan tiến chức của nó không thể để tình trạng mù chữ phá hỏng được nên nó nghĩ mình phải quyết tâm học. Người thầy đầu tiên khai sáng cho Tư Lù lại là Con Đĩ Ngựa.
 
     Con Đĩ Ngựa đã học hết lớp hai bậc tiểu học. Nó bỏ học ngang xương theo du kích đi làm cách mạng. Ả được bố trí công tác giao liên và theo dõi tình hình địch tại khu vực chợ Chọi. Ít lâu sau khi Tư Lù về làm đồn trưởng công an tại Sóc Trăng, Con Đĩ Ngựa cũng được bố trí về đó. Ả được coi là thành phần có văn hóa nên được giao làm thư ký trong văn phòng bí thư. Do công việc đòi hỏi, Tư Lù và Con Đĩ Ngựa có cơ hội gặp nhau thường xuyên. Chuyện lúc trước ở chợ Chọi không những đã không làm chúng khó xử khi gặp lại nhau, mà trái lại cả hai coi đó như là những kỷ niệm đẹp làm chúng xáp lại với nhau một cách dễ dàng hơn. Chưa đầy hai năm sau chúng chính thức trở thành vợ chồng. Con Đĩ Ngựa đồng thời là người vợ, là tham mưu, và là cố vấn rất đắc lực của Tư Lù. Không những ả giỏi kiếm chác mà còn tỏ ra tinh khôn, biết tới lui những nơi cần tới và nhất là biết việc gì nên làm, việc gì không nên làm. Người ta thường nói khôn chết, dại chết, biết sống. Con Đĩ Ngựa trời cho được cái biết này. Cần làm gì, ả không sợ tốn kém, cũng không tiếc bất cứ một thứ gì, miễn sao con đường hoạn lộ của Tư Lù được hanh thông. Chính ả cũng thừa nhận rằng Tư Lù muốn tiến thân hơn nữa nó cần phải có học. Ả biết cách làm thế nào để Tư Lù đạt được những thứ mơ ước đó. Nhờ công lao của ả, Tư Lù từ bước đầu học i-tờ cho đến khi có trong tay tờ giấy chứng chỉ lớp 12 do chính hiệu trưởng trường trung học phổ thông Hoàng Diệu ký và đem đến tận nhà cho nó. Việc này tuy vậy cũng phải mất 6 năm. Đó là thời gian tối thiểu cho một thần đồng, hay ít nhất là loại người sinh nhi tri.
 
     Bây giờ Tư Lù đã có thể xem duyệt công văn và đọc được diễn văn rồi. Con Đĩ Ngựa lại tính đến bước kế tiếp. Ả phen này phải bôn ba đi Hanoi một chuyến. Rồi như là một chuyện may ngẫu nhiên, Tư Lù bất thình lình được kêu lên thành phố ( Saigon ) làm thủ tục đi Liên Sô du học. Liên Sô thời đó là một nơi đào tạo nhân tài số một cho các nước trong khối xã hội chủ nghĩa. Các đại học ở đây bảo đảm cho tất cả các du học sinh, miễn là có ghi tên học, đều được cấp bằng phó tiến sĩ khi trở về nước. Nhà nước Vietnam sau khi đã làm một bản hạch toán kinh tế, đề ra kế hoạch đào tạo nhân tài đầy sáng tạo mà người trong nước gọi là “dắt bò đi Liên Sô, đem phó tiến sĩ về”. Con cháu cách mạng vì thế ào ào đi Liên Sô. Vài ba năm sau trở về đứa nào cũng đem theo về ít nhất một mảnh bằng phó tiến sĩ. Tư Lù cũng đi Liên Sô du học theo cách thức đào tạo này.
 
     Khi Tư Lù lên máy bay thì nó đã biến thành một nhân vật khác rồi. Cái lý lịch cũng khác đi nhiều rồi cho phù hợp với tương lai đang tới của hắn như câu người Pháp vẫn thường đem ra biện lý: noblesse oblige. Trên hộ chiếu ghi tên nó là đồng chí Nguyễn Tạ. Thằng Tư Lù ngày nào coi như đã chết. Đây là việc đương nhiên nằm trong qui luật của chủ nghĩa Mác bách chiến bách thắng. Hồ Chí Minh sanh ra có tên là Nguyễn Tất Thành. Tên này có nghĩa là nhất định phải thành. Cái thành của chàng thanh niên Tất Thành này mơ ước là trở thành một viên quan thuộc địa như ông bố của hắn. Nhưng khi không thành ông quan thuộc địa, mà chó ngáp phải ruồi, mới thành chủ tịch nước, tên hắn lại đổi thành Chí-Minh, nghĩa là cực kỳ sáng láng. Khi Tư Lù cần phải giao tiếp với lớp thượng lưu trí thức, cái tên Tư Lù đầy dấu tích phèn chua nước mặn của miền sình lầy chợ Chọi Nam Bộ kia tất nhiên không còn hợp thời nữa.
 
     Trong thời gian Tư Lù đi du học, Con Đĩ Ngựa ở nhà tần tảo kiếm chác. Ả chẳng còn biết làm gì cho qua những ngày trống vắng đó ngoài việc thỉnh thoảng bay đi Hồng Kông hay Singapore sửa sắc đẹp. Qua mấy chuyến đi, Con Đĩ Ngựa ngày nào của đất chợ Chọi không mấy chốc đã biến thành nàng công chúa ngủ trong rừng. Cái tên Thị Nở bám đầy cáu ghét phù sa sông Hậu cũng đã đổi thành nàng Thu Đạm mơ mộng. Ở Saigon , ả tới lui cơ quan thành uỷ như đi chợ. Ngoài Hanoi, ả ra vào dinh tổng bí thư như đến chỗ không người. Bữa ra phi trường đón Nguyễn Tạ đi du học về, hai đứa hug nhau và hôn hít ngoài đường ngoài chợ hệt như tây đầm thứ thiệt. Để khoe sự quảng giao của mình, ả õng ẹo hỏi chồng:
 
–   Đồng chí muốn ra Hanoi công tác hay làm trong thành uỷ?
 
     Nguyễn Tạ cũng tỏ ra biết nịnh vợ, nó trả lời:
 
–   Anh chỉ thích phục vụ cho đồng chí Con Đĩ Ngựa của anh thôi.
 
–   Nghiêm túc đấy. Vậy thì thành ủy đi nghe.
 
     Nguyễn Tạ làm trong thành uỷ thật, phụ trách về kinh tế. Thế lực của Con Đĩ Ngựa đã lên cao, bao trùm trên cả nước. Nguyễn Tạ có số thân cư thê. Nó mang đôi hia bẩy dặm để đi làm việc nước. Nó bước những bước vững chắc từ thành uỷ, rồi lên bí thư, và hiện nay là thủ tướng chính phủ. Trong một chuyến đi sang Tầu trước đây, nó đã học được câu “phi thương bất phú” là phương châm cường quốc của người Tầu. Vì thế khi lên nắm chính quyền, Nguyễn Tạ chủ trương phát triển tối đa ngành bán buôn trong nước. Dân ta ai cũng lao đầu vào buôn bán. Khắp hang cùng ngõ hẻm, từ đồng quê đến thị thành, nhà nhà buôn bán, người người buôn bán. Có thể nói người Việt Nam bất kể sang hèn, lớn bé già trẻ, hết 90% đều làm nghề buôn bán. Lê dân bá tánh thì buôn thúng bán mẹt, củ khoai, củ sắn. Viên chức làng xã thì bán đất, bán ruộng cho Đài Loan làm sân golf. Cán bộ cấp trung san bằng phố xá để bán cho Hàn, cho Nhật làm khách sạn. Mấy ông ở trung ương bán biển, bán biên giới cho Tầu, nghe đâu kiếm ăn được lắm. Một điểm rất đặc biệt của nền kinh tế Việt Nam mà trên thế giới không nước nào có là nghề bán thân. Nghề này có xuất xứ từ chợ Chọi. Nay đã phát triển ra địa bàn cả nước, rồi còn xuất khẩu qua nhiều quốc gia trong vùng. Những cô gái xuân tình hơ hớ được xuất khẩu đi nhiều nước. Họ còn được nhà nước đem sang tận Singapore triển lãm để rao hàng. Món hàng đặc sản Vietnam này cũng được quảng cáo rầm rộ trên nhiều tờ báo Đài Loan. Mấy chú ba ham mua sắm đến nỗi khiến nguồn hàng trở nên khan hiếm. Trước tình trạng cầu vượt mức cung này, nhà nước của Nguyễn Tạ đã phải thu vét hàng loại tuổi mới vừa rời vú mẹ chưa được bao lâu để xuất khẩu.
 
     Đường lối lãnh đạo của Nguyễn Tạ tài tình và hữu hiệu đến nỗi khiến nhiều ông tổng thống Mỹ phải thán phục. Ông Clinton đã phải thân hành sang Việt Nam để học hỏi. Còn Bush thì mời mọc cho bằng được Nguyễn Tạ sang Mỹ để cầu thân. Trong bài diễn văn chào mừng Nguyễn Tạ, Bush không tiếc lời khen và hứa hẹn với ông khách quí này: Khi quí vị phát triển quyền buôn bán Tự Do (chứ không phải tự do buôn bán) của quí vị như hiện nay, chúng tôi sẽ cùng đứng chung với quí vị.    
 
     Thời gian ở thăm nước Mỹ, vợ chồng Nguyễn Tạ và bộ hạ không dám đi đến đâu, vì chường mặt ra là bị đồng bào tỵ nạn rượt đuổi. Phái đoàn của Nguyễn Tạ chỉ thấy xuất hiện một lần trong buổi họp báo tại vườn hồng toà Bạch Ốc. Cách toà Bạch Ốc không xa đồng bào ta biểu tình đông nghẹt. Bọn ba chàng Ngự Lâm Pháo Thủ chúng tôi cũng có mặt. Thấy một anh nhà báo Mỹ lăng xăng thu hình, ghi chép gần đó, Hoàng khều nhẹ anh ta hỏi nhỏ:
 
–   Này, lát nữa anh có vô trong kia không?
 
–   Sure.  – Anh nhà báo Mỹ trả lời.
 
     Hoàng cười xã giao:
 
–   Phiền anh có thể giúp tôi việc này không?
 
–   Việc gì? Tôi sẵn sàng.
 
–   Anh làm ơn nói với đồng chí Tư Lù và cả Con Đĩ Ngựa chúng tôi hỏi thăm họ:
 
–   Ai là đồng chí Tư Lù và ai là Con Đĩ Ngựa? Ông với họ thế nào?
 
– Thì là vợ chồng ông thủ tướng Nguyễn Tạ đấy. Chúng tôi hồi xưa ở vùng chợ Chọi Việt Nam có quen biết với họ.
 
–   À thì ra thế.
 
     Anh chàng phóng viên Mỹ nghe Hoàng nói nhưng không tin. Anh ta tưởng tượng đến dư âm cuộc chiến gần nửa thế kỷ trước, có thể hai kẻ thù hôm nay bất ngờ gặp lại nhau. Hoàng đoán biết anh chàng Mỹ nghĩ gì, cố tìm cách giải thích cho anh ta hiểu. Anh ta nhe răng cười thông cảm. Hoàng được trớn nhắc thêm:
 
– À còn chuyện này nữa, anh cũng làm ơn nhắc dùm với ông Bush hộ tôi là ông ta đã đứng lộn chỗ rồi đấy (*).
 
     Anh nhà báo Mỹ thật thông minh. Anh hiểu ra ngay Hoàng muốn nói gì mới kiếm một câu thật hóm hỉnh trả lời Hoàng:
 
– Chả đã làm hai nhiệm kỳ rồi, đâu có ứng cử lại được nữa, có đứng lộn chỗ một tí cũng không sao. Mà đứng bên cạnh Nguyễn Tạ có lợi nhiều hơn cho Chả chứ. Ông thấy có đúng không?
 
     Hoàng thẩy cho anh chàng nhà báo Mỹ một cái cười nhếch mép cùng với một bàn tay giơ lên thay cho câu cám ơn, cũng là câu từ biệt. Bọn chúng tôi kéo nhau đi chỗ khác. Cả ba vừa buồn thấm thía, vừa tội nghiệp đồng bào mình đang giang thân ra giữa trời nắng gió thế này mà biểu tình. Đồng bào thật có lòng và cũng thật đáng thương, ăn quả lừa đã ngán rồi vẫn còn ráng mà ăn.
 
 
 
(*) Trong bài diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ 2, Tổng Thống George W. Bush tuyên bố:
“Today, America speaks anew to the peoples of the world: All who live in tyranny and hopelessness can know: the United States will not ignore your oppression, or excuse your oppressors. When you stand for your liberty, we will stand with you. “(Tạm dịch: Hôm nay, một lần nữa nước Mỹ nói với các dân tộc trên thế giới rằng tất cả những ai đang sống trong chuyên chế và vô vọng đều nên biết Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ trước việc họ bị áp bức, và tha thứ cho những kẻ đàn áp họ. Một khi các bạn đứng lên vì tự do, chúng tôi sẽ cùng đứng chung với các bạn).
 
 Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất