Tác giả và Tác Phẩm

Chinh Nguyên : Những lời chia tay đặc biệt với Thi sĩ chưởng môn Hà Thượng Nhân.

Gửi Đông Anh lời Phân Ưu.
Anh Hoa-Hoa Văn Boston
                                PHÂN ƯU
     Được tin buồn Thi Huynh Chưởng Môn HÀ THƯỢNG NHÂN
          đã tạ thế lúc 7 giờ 27 phút chiều 11 tháng 10 năm 2011
        nhằm ngày 15 tháng 9 năm Tân Mão tại SanJose Hoa Kỳ
                             hưởng thọ 90 tuổi
     Xin thành thật chia buồn và chia xẻ sự mất mát to lớn này đến
toàn thể hội viên Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt & Thi Văn Đoàn Bốn Phương.
     Nguyện cầu linh hồn Thi Huynh Hà Thượng Nhân Sớm Hưởng Nhan
                 Thánh Chúa Trên Cõi Thiên Đàng
                                          Thành Kính Phân Ưu
                                          Anh Hoa – Hoa Văn
                                                  Boston
CHÚC VỀ NƯỚC CHÚA

 
    Kính viếng Hương Linh
  Thi Lão Hà Thượng Nhân
 
 Vừa lên NET đọc tin Cụ mất
 Lòng Từ Phong quả thật bồi hồi
 Cụ Hà đã tạ thế rồi
 Thôi còn đâu nữa bóng người Chưởng Môn !
 Bậc Đàn Anh đáng tôn đáng kính
 Giỏi Thơ Văn, cá tính hiền hòa
 Nổi danh là một Thi Gia
 Nhưng luôn khiêm nhượng, ai mà chẳng thương
 Nên thường được đồng hương kính mến
 Các Nhà Thơ thường đến viếng thăm
 Mến tài lại trọng vì tâm
 Vẫn thường ngưỡng mộ, vẫn thầm kính yêu
 Xin chúc Cụ tiêu diêu Tiên cảnh
 Diện kiến dung nhan Thánh Chúa Trời
 Thiên cung sẽ sống đời đời
 Xa lìa cõi tục, kiếp người trầm luân.
 
 Thành tâm kính điếu đôi vần
 Phân ưu tang quyến, người thân xa lìa .
 
                        Kính điếu
              Oakland, Oct 12 -2011
                      TỪ PHONG   
               

Kính Anh Chinh Nguyên

Nhận được thông tin của anh. Chúng tôi xin chia xẻ với qúy hội nói riêng; làng thi ca hải ngoại nói chung, chúng ta vừa mất một nhà thơ lớn! Xin gởi đến qúy hội nhờ đăng bản phân ưu, Cảm ơn.
kính

Đỗ Bình

 

PHÂN ƯU

 

Rất đau buồn nhận được tin

Thi sĩ  Hà Thượng Nhân

Thế Danh Peter Dũng Lạc

Phạm Xuân Ninh

 

Tạ thế chiều ngày 11 tháng 10 năm 2011

 

tại San Jose, Hoa Kỳ

Hưởng Thọ 90 tuổi

 

Ba Lê Thi Xã &Câu Lạc Bộ văn Hóa VN Paris

Xin thành tâm chia xẻ sự đau buồn này với

toàn thể tang quyến, cùng Thi Văn Hữu San Jose

Nguyện cầu linh hồn người quá cố

Sớm hưởng Nhan Thánh Chúa trên cõi Thiên Đường.

 

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

 

Phương Du Nguyễn Bá Hậu

Minh Châu Thái Hạc Oanh

Vân Uyên Nguyễn văn Ái

Hoài Việt Nguyễn Văn Hướng

Qùynh Liên

Phạm Thị Nhung

Hồ Trọng Khôi

Đỗ Bình

ÔB Lê Mộng Nguyên

ÔB Phạm Đình Liên

ÔB Phan Khắc Tường

ÔB Nguyễn Đức Tăng

ÔB Nguyễn Bá Linh

Ô Nguyễn Thùy

Ô Tô Vũ

Ô Hồ Trường An

ÔB Anh Việt Thanh

ÔB Nguyễn Bảo Hưng

ÔB Nguyễn Thanh

 

 

THƯƠNG TIẾC 

 

Chúng tôi vô cùng xúc động được tin nhà thơ Hà Thượng Nhân

 

Đã vội rời chân đi ngày 11 tháng 10 năm 2011 nhằm ngày rằm tháng 9 năm Tân Mão tại San Jose

 

Trong niềm thương tiếc sâu xa, xin chân thành chia buồn cùng tang quyến. Xin nguyện cầu anh linh nhà thơ Hà Thượng Nhân sớm phiêu diêu miền Cực Lạc.

 

Hoài Thanh,

cựu nhiệm Tuần báo Đại Chúng – Virginia, Hoa Kỳ.

 

 

 

Chương trình

Từ Cánh Đồng Mây

 

 

THƯƠNG TIC

C

PHM XUÂN NINH

TỨC NHÀ THƠ HÀ THƯỢNG NHÂN

(Nguyên Giám Đốc Nha Vô Tuyến Truyền Thanh Việt Nam Cộng Hòa)

Xin

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Cùng Bà Phạm Xuân Ninh và Tang Quyến

Nguyện cầu Hương Linh Cụ Ông sớm được phiêu diêu Miền Cực Lạc

 

TỪ CÁNH  ĐỒNG  MÂY  VỚI

CỤ HÀ THƯỢNG NHÂN – GS DOÃN QUỐC SỸ
C
ỰU TT NGUYỄN BÁ CẨN – NV THANH THƯƠNG HOÀNG
& GS NGUYỄN XUÂN VINH

 

http://www.ledinh.ca/Bai%20Phong%20Van%20Ngu%20Ho%20Tuong.html


& anh

Chưởng Môn

Hà Thượng Nhân

Nhất Tuấn

.

Khoảng tháng Sáu năm 1973, nhân buổi họp mặt văn nghệ tại tòa soạn nhật báo Tiền Tuyến, tọa lạc tại số 2bis đường Hồng Thập Tự, Sài Gòn, có chiến hữu hỏi ký giả Lô răng Phan Lạc Phúc, Chủ bút báo này về vị Chủ nhiệm Hà Thượng Nhân – Hà Thượng Nhân tên thật hay bút hiệu? Và ý nghĩa như thế nào? Ký giả Lô Răng cười đáp: Hà Thượng Nhân là bút hiệu, là con nguời của làng Hà Thượng. Thế thôi.
Người làng Hà Thượng được động viên vào Quân Đội Quốc Gia (*) những năm đầu thập niên 1950, khi ông từ “Vùng Kháng chiến” trở về Hà Nội, di cư vào Nam, bởi ông đã sớm nhận chân được chủ trương, đường lối của đảng Lao Động (tiền thân đảng Cộng sản) Việt Nam, ngày càng lộ rõ chân tướng chư hầu, tay sai của Cộng Sản Quốc tế. Thành phần, giai cấp tiểu tư sản như ông, sớm muộn cũng bị loại bỏ, thanh trừng:

 

Nói nhân nghĩa chẳng qua lừa bịp
Nói hy sinh có dịp giàu to
Chết vì một chữ Tự do
Là thôi! Lỡ cả chuyến đò hoa niên.

Vào Quân đội, cấp bậc Đại Úy, làm việc tại Nha Chiến Tranh Tâm Lý, Năm 1957 lên Thiếu tá, giữ chức Phụ Tá Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài Gòn. Ông chứng tỏ là mẫu người giàu kinh nghiệm về công tác Văn Hóa, tâm lý; đồng thời cùng là một người yêu thích thi ca. Có điều lạ, ông không bao giờ chạy thơ ông trên mặt báo, dù là báo nhà. Theo lời yêu cầu của nhà báo Như Phong, ông nhận phụ trách mục “Đàn Ngang Cung” trên nhật báo Tự Do. Năm 1958 ông phụ trách thêm mục “Những Điều Trông Thấy”, viết hàng ngày trên báo Ngôn Luận dưới bút hiệu Nam Phương Sóc.

Những bài thơ trào lộng đều đặn trong mục này đã nói lên nhiều điều, nhiều vẻ về những con nguời quyền chức, về những hiện tượng “khó coi” trong xã hội miền Nam thời bấy giờ. Vừa nhận diện, điểm mặt, vừa xây dựng từ “thói hư tật xấu” chuyển hóa thành cái lành mạnh, cái tốt đẹp cho chế độ chính trị và cuộc sống của quần chúng miền Nam.
Thơ ông viết với số lượng đáng kể, đủ thể loại dành cho sinh hoạt thi đàn, cho bạn hữu thưởng thức, cho những trao đổi, đàm đạo… Ông sở trường và rất yêu thích xướng họa thơ. Ông rất nhạy cảm chữ nghĩa, “xuất khẩu thành thơ” mà người xưa từng trân trọng khả năng này. Giới thi nhân quý trọng và cảm mến thi tài Hà Thượng Nhân, khi ông thể hiện những bài thơ ông làm tức thời trước một số bạn hữu hiện diện với đầy đủ tên gọi mỗi người và ý nghĩa của nó.

Hình như ông làm thơ đúng với nhận định “cuộc đối thoại giữa nhà thơ với cõi đời” thầm lặng, sâu kín hơn là in thơ thành sách, phổ biến trên thị trường văn chương chữ nghĩa. Chúng tôi nghĩ rằng, giá như ông làm thơ trước năm 1945, tên tuổi và thơ ông sẽ ngang tầm với Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư… Và có lẽ ông còn đứng trên một số nhà thơ tiền chiến khác trong “Thi Nhân Việt Nam” của Hoài Thanh, Hoài Chân.

Đọc một số thơ Ông trước năm 1975, so chiếu thơ ông ngày nay tại hải ngoại, dáng dấp, giọng điệu thơ ít thay đổi, vẫn là dòng cảm xúc tinh tế, mượt mà, trẻ trung, ấn tượng trong các thể loại truyền thống chân phương.

Bản tính vốn hiền hòa, đôn hậu, khiêm tốn, ông hòa nhạp xuôi dòng tư tưởng Lão Trang, một phong cách sống an nhiên giữa trần lụy đầy bon chen, phức thành phố: 

Sống chỉ lấy cái tam làm trọng
Gửi ngàn sau mấy giọng tiêu tao
Cuộc đời thế chẳng đẹp sao?
Lựa là cứ phải anh hào thần tiên
Chẳng cầu cạnh, chẳng ưu phiền
Miễn sao lòng cứ an nhiên là mừng.
(Không Đề)

Qua lăng kính nhiều mặt của thi nhân, quan niệm tình yêu phải là tình yêu rộng lớn, không biên cương, và một khi tình yêu đượcc kahc chạm vào thi ca nghệ thuật, tình yêu càng bất tử:

Ta có một tình yêu
Bao la như trời đất
Ta viết vào trang thơ
Tình yêu ta không mất
(Tình Yêu)

Nội hàm chí thiết, đồng thời cũng là nhu cầu hòa cảm, kiếm tìm hạnh phúc giữa đời thường, tình bạn tạo động lực liên kết chuyển đổi tâm tư tình cảm, chắp cánh cho ý sống vươn lên:

Ta từ có bạn đến giờ
Lời thơ lại bỗng bất ngờ thành vui

Khi đã coi thường danh vọng phù phiếm, quyền lợi nhất thời, ông càng gần gũi đồng đội, bạn bè giữa vòng vây tù ngục cải tạo. Trung tá Hà Thượng Nhân thường nói với những ai dễ yếu lòng, sợ hãi bạo lực của kẻ thù rằng:”Nếu không có phong ba – Thì cây lớn và cỏ hèn cũng vậy”. Phải biết chịu đựng khổ đau, thử thách, đó chính là sự tôi luyện nhân cách để vươn lên phí trước ngày mai:

Nếu như không đau khổ
Làm sao biết căm hờn
Càng muôn trùng sóng gió
Tay chèo càng vững hơn

Đêm âm u của vũ trụ, nhân sinh quan lạc quan – bó đuốc thắp sáng của niềm tin – tín hiệu cùng tồn tại bền bỉ ý thức tự do của con người:

Chúng ta cùng có nhau
Nhìn nhau vui hớn hở
Trên luống cày khổ đau
Hoa Tự do vẫn nở
Những mái đầu cất cao
Không một lời than thở
(Thắp Sáng Muôn Vì Sao)

Nhà thơ Hà Thượng Nhân đã ngẩng cao đầu khi ra khỏi trại tù cải tạo trên đất Bắc, rồi cùng với bạn bè, đồng đội lần lượt đến quê hương mới tỵ nạn, thấm thía, chua xót cuộc bể dâu lịch sử. Từ lục địa Hoa Kỳ mênh mông, vĩ đại, ông nhìn về thủ đô Sài Gòn ngày cũ mà cảm nhận như xa xôi diệu vợi hơn cả từ trái đất đến mặt trăng, cũng chỉ vì khoảng cách chia của hệ tư tưởng khác biệt:

Người ta lên mặt trăng
Mặt trăng gần quá nhỉ!
Anh muốn về Sài Gòn
Sài Gòn xa đến thế!

Sài Gòn xa hơn trăng
trăng đêm đêm vẫn thấy
Lòng Anh, em thấu chăng
Thấm trên từng trang giấy.
(Nhìn Trăng)

Kinh qua hiện thực đầy biến động lịch sử, thơ ông biểu hiện lời tâm huyết của thời đại.
Phong phú ngôn ngữ, ý tưởng, thơ biểu đạt được phần sâu chính luận lý tưởng, mẫu người quân tử, đạo lý Nho giáo thanh lịch, tài hoa…
Thơ Ông tự nhiên như hơi thở – một chân khí tác dụng của sự sống con người vượt lên tầm cao trí tuệ.

Không cần thép, thơ vẫn là bó đuốc
Thơ nâng người cao sát với thần linh.

Thơ Hà Thượng Nhân đủ thể loại: Lục bát, Thất ngôn Đường thi, Ngũ ngôn, Song thất lục bát, Cổ phong trường thiên, thơ mới, thơ phá thể, Tứ tuyệt… dù ở thể loại nào thơ ông cũng điêu luyện, đặc sắc. Trong giới thơ văn người ta vẫn thường gọi ông là Hà Chưởng môn để tỏ lòng ngưỡng mộ thi tài đáng kính.

(*) Nghị định do đích thân Tổng thống Ngô Đình Diệm ký,
nguyên văn: Mr Pham Xuan Ninh est mobilisé par besoin

de service à titre de Capitain de réserve.

 

Nhất Tuấn

 

Những chuyện vui với Bác Hà Thượng Nhân

Đoàn Thanh Liêm

Tôi định cư tại Nam California, nhưng hay có dịp lên San Jose, thăm con gái và cháu ngoại. Và cả mấy anh chị em của má bầy trẻ nữa. Mỗi năm, ít nhất cũng 5-7 lần tôi đi tới miền Thung lũng Hoa vàng rất là thơ mộng này. Ngoài chuyện gia đình, tôi còn hay gặp gỡ trao đổi với các bạn đồng nghiệp xưa trong Luật sư đoàn Saigon trước 1975. Và cũng được nhiều dịp tham gia sinh họat về văn học nghệ thuật, cũng như về chính trị với bà con tại miền Bắc Cali này.

Trong số các huynh trưởng về báo chí, văn nghệ tại San Jose, tôi thường hay gặp gỡ thăm viếng với nhà thơ Hà Thượng Nhân và nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh. Bác Hà đã tới tuổi chín mươi, còn bác Sơn Điền thì cũng sắp sưả bước vào lớp “cưủ thập” nữa rồi.

Cả hai bác đều có tuổi lớn hơn tôi đến trên một con giáp, nên tôi quý trọng các bác như người anh lớn trong gia đình mình vậy.

Cách đây 6-7 năm, anh Luật sư Nguyễn Hưũ Thống có tổ chức tại tư gia một buổi Gặp mặt thân tình thật ý nghiã, vơí hai bác Hà và Sơn Điền cùng với LSThống là ba người mà đã khởi sự cầm cây viết trên 50 năm rôì. Mỗi người mỗi vẻ, đều đã đóng góp đáng kể cho sự nghiệp văn hoá ở Việt nam trước đây và tại hải ngoại hiện nay.

Riêng với bác Hà, người mà hay được các văn thi hữu âu yếm gọi là “Hà chưởng môn”, ngụ ý coi bác là vị đầu đàn trong làng văn chương thi phú tại địa phương miền Bắc Cali, thì tôi có rất nhiều kỷ niệm vui vui, ngộ nghĩnh với bác. Nay nhân dịp cuối năm, xin cho tôi được ghi lại một số chuyện đáng nhớ giữa bác và tôi là kẻ hậu sinh nhé. Hồi còn ở Việt nam, thì tôi chưa bao giờ có dịp trực tiếp gặp bác, mà chỉ hay đọc thơ văn của bác đăng tải khá thường xuyên trên báo chí, hoặc được nghe một số bạn bè kể chuyện về nhà thơ nổi danh này. Và mãi tới sau khi qua định cư ở Mỹ từ 1996, thì tôi mới có duyên gặp gỡ với bác, mà là gặp rất thường xuyên nữa cơ chứ.

Nhà bác Hà ở gần khu nhà của lũ con cháu tôi, nên rất thuận tiện cho tôi đến thăm viếng và trao đổi chuyện trò tâm sự với bác là một người khá thông thuộc về chuyện “Người và Việc” ở nước ta từ trên 70 năm nay, ngay cả từ thời Pháp thuộc trước năm 1945.Nói chuyện với bác, thì đối với tôi không bao giờ lại có thể cạn đề tài được. Nhất là khi cần phải tìm hiểu về một nhân vật người Việt nào trong thế kỷ XX, dù là thuộc giới văn học hay chính trị, thì thường là bác biết rõ rệt và chính xác về những chuyện liên hệ đến nhân vật đó. Qua nhiều năm tháng trao đổi với bác, tôi có ý kiến là : Riêng về mục “Giai thọai văn học và chính trị ở Việt nam, thì nên có một vài người tìm cách ghi chép và xếp loại những câu chuyện bác kể; xong rồi thì có thể phổ biến xuất bản dưới dạng “lịch sử khẩu thuật” (Oral History), như người Mỹ hay làm từ mấy chục năm nay. Có thể coi bác là thứ “Tự điển bách khoa sống động” (Encyclopedie vivante, như người Pháp thường nói) về tiểu sử các nhân vật ở Việt nam trong hậu bán thế kỷ XX.

Đó là chuyện lớn lao, vì sẽ đóng góp rất hữu ích cho việc tìm hiểu lịch sử hiện đại của Việt nam, đăc biệt là của miền Nam VN trong 20 năm, dưới chế độ Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa.

Riêng tôi ở đây, thì chỉ xin kể lại một vài chuyện nho nhỏ, riêng tư giữa bác và tôi thôi Trước hết là chuyện có liên hệ với nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ nổi danh một thời, đó là bài “Mầu tím hoa sim”. Vào năm 1988-89, tôi hay có dịp dẫn anh Hữu Loan đi chơi đây đó ở Saigon và vùng lân cận, đặc biệt là đi thăm khu Đức Hòa Long An hồi xưa, vào khoảng trên 1500 năm trước, thì đã là thủ phủ của vương quốc Óc Eo Phù Nam. Mà Hữu Loan với Hà Thượng Nhân thì là bạn cùng quê, cùng lứa tuổi tại miền Thanh Hóa với nhau. Hai người thân thiết với nhau từ thuở hàn vi trước năm 1945 ở miền quê, nên vẫn xưng “Mày-Tao” mỗi khi chuyện trò với nhau.

Bác Hà có lần kể với tôi : Ông bạn có biết không, vì ông mà Hữu Loan nó mắng chửi tôi đến là nặng lời. Hồi tôi mới đi tù về, hãy còn đau bệnh nhiều, thì Hữu Loan vào thăm và ở tại nhà tôi tháng này qua tháng khác, vì chúng tôi là bạn nối khố bao nhiêu năm với nhau, gọi nhau bằng mày/tao. Có lần Hữu Loan hỏi tôi : Mày có biết ông Luật sư Đòan Thanh Liêm không? Tôi đáp : Tao chưa bao giờ biết đến cái ông này. Thế ông ta bao nhiêu tuổi? Hữu Loan đáp : Ông ta cỡ ngoài 50, vào khoảng 54-55. Tôi nói : Rõ ràng là tao chưa gặp và cũng không nghe ai nói về ông này trước 1975. Hữu Loan quạt tôi luôn: Thế mày có biết Nguyễn Đình Thuần không? Tôi đáp : Dĩ nhiên là tao phải biết ông Thuần, ông ấy là Bộ trưởng là cấp trên của tao mà. Hữu Loan cũng không vừa : A, thế ra là mày chỉ biết đến các quan trên thôi, chứ đâu có thèm chú ý gì đến giới trí thức mà ở ngoài chính quyền. Mày chỉ đi theo giới quan lại, chứ đâu thèm ngó ngàng gì đến dân gian… Đấy, ông coi Hữu Loan nó nặng lời với tôi thế đó!! Mà cũng chỉ vì tôi chưa có dịp gặp ông hồi trước 1975, chứ nào tôi có làm điều chi xằng bậy đâu.

Có lần tôi kể với bác Hà rằng : Người thẩm vấn tôi suốt 3 tháng trời liên tục, hồi tôi mới bị bắt vào đầu năm 1990, đó là Đại tá Quang Minh, tức Ngô văn Dần. Ông này hơn tôi 11 tuổi, đã theo cộng sản từ trước 1945, và lúc đó mang quân hàm Đại tá, phụ trách về Phản gián ở phía miền Nam. Bác nói luôn : Ông Dần này thua tôi 4-5 tuổi, là con một gia đình có thế giá trong vùng quê tôi mà. Tôi nói : Ông ta đối xử với tôi phải chăng, chứ không đến nỗi tệ như mấy anh cán bộ công an khác. Bác nói :  Dầu sao, với gốc gác gia thế như vậy, anh ta dù có theo cộng sản, thì cũng không thể là người độc ác, tàn bạo như phần đông bọn cán bộ cuồng tín khác được.

Và đây nữa là một chuyện có liên quan đến anh Vũ Ngọc Trân, thân phụ của nhạc sĩ Trường Kỳ. Anh Trân làm việc lâu năm cho một văn phòng luật sư ở Saigon, nên chúng tôi quen biết nhau từ trước 1975. Chúng tôi hay gặp nhau để hàn huyên tâm sự, vì hồi đó đâu còn ai có thể hành nghề được nữa. Có lần vào hồi cuối năm 1989, anh Trân cho tôi mượn cuốn sách “Hồi ký” của Raymond Aron, bản nguyên văn tiếng Pháp nhan đề là : “ Memoires  :  Cinquante ans de Reflexion politique” (Năm mươi năm suy ngẫm chính trị). Sách in khổ nhỏ, bìa giấy thường (lọai paperback như của Mỹ). Đặc biệt ở trang đầu là lời đề tặng của một người Pháp, mà gặp gỡ một người Việt nam trên chuyến xe lửa Saigon-Hanoi. Và chủ nhân vì có cảm tình với “người bạn đồng hành này”,nên đã ký tặng cuốn sách anh ta mang theo để đọc khi đi du lịch. Là người đã học theo bậc sư phụ Raymond Aron từ lâu năm, mà nay được anh Trân cho mượn cuốn Hồi ký hiếm có này ở Việt nam, nên tôi đã say mê, miệt mài lao vào việc đọc cuốn sách, suốt cả tháng trời.

Vào đầu năm 1990, khi tôi chưa kịp trả lại anh Trân cuốn sách này, thì tôi bị công an đón bắt tôi tại phi trường Đà nẵng và giải giao ngay về lại Saigon. Ở trong tù, mỗi khi nhớ đến cuốn sách, thì tôi cứ ân hận là đã không kịp trả lại cho anh Trân, nên chắc chắn là sách đó sẽ bị thất lạc. Thật tôi đã có lỗi với anh Trân. Đến khi tôi nói chuyện này với bác Hà, thì bác nói ngay : “Cuốn sách đó là của người Pháp cho tôi, lúc cùng gặp nhau trên toa xe lửa từ Saigon ra Hanoi. Anh bạn trẻ này đi du lịch và sau khi chuyện trò với tôi, thì anh ấy có cảm tình và tặng ngay cho tôi cuốn sách anh đang đọc giở. Tôi đọc xong, thì cho anh Trân mượn. Và không ngờ cuốn sách đó đã vào tay ông, do anh Trân cho mượn. Thật là sự trùng hợp hy hữu, ông Luật sư Liêm lại thêm có duyên với tôi, vì cả ông và tôi đều say mê đọc các tác phẩm của vị đại sư Raymond Aron…”

Thế vậy đó, trong suốt mười năm nay, bác Hà và tôi hay gặp gỡ và chuyện trò rất tâm đắc, về đủ mọi thứ chuyện này chuyện nọ. Phải nói là tôi rất quý trọng bác vì tính tình bao dung, phóng khóang, luôn giữ được sự chừng mực, khiêm tốn, nhã nhặn. Bác hay tâm sự với tôi  :  “Quả đúng như cổ nhân thường nói “Hậu sinh Khả úy”, tôi đi dậy học đã trên 60 năm, mà nhiều học trò của tôi đã rất thành đạt về nhiều phương diện, cả về tài năng, cả về đức độ…”

Tôi cũng có quen biết mấy người bạn mà đã từng theo học với thầy giáo Phạm Xuân Ninh (tên thật cuả nhà thơ Hà Thượng Nhân) từ trên 50 năm trước ở ngoài Bắc, và ai nấy đều quý mến bác. Cụ thể như tại miền Nam California, thì có anh Nguyễn văn Nhuệ, cựu nghị sĩ trước 1975, anh Đinh Hồng Phong là thân phụ của giáo sư Đinh Việt, một luật gia nổi tiếng đã từng là Phụ tá Tổng tưởng Tư pháp Hoa Kỳ.

Tại Philadelphia, thì có anh Vũ Quý Thế từng làm việc cho Sở Xã hội Tiểu bang Pennsylvania…Còn rất nhiều bạn khác, tuy không học với bác, nhưng đã từng làm việc chung với bác như nhà biên khảo Minh Võ Vũ Đức Minh, nhà văn Trần Phong Vũ, nhà báo Vũ Thụy Hoàng v.v…Và tất cả đều quý trọng bác Hà, và chính bác cũng luôn giữ được mối thâm tình, đằm thắm với mọi người, mà đã có thời cùng chia sẻ công việc với bác hồi trước 1975.

Thế hệ đàn anh chúng ta mà có được những người trầm tĩnh, khôn ngoan chung thủy như bác Hà Thượng Nhân, thì tôi nghĩ chúng ta không đến nỗi bị quan, yếm thế quá mức đâu. Riêng cá nhân tôi, thì tôi học hỏi được ở bác rất nhiều, cả về kiến thức và cả về đức độ của người sĩ phu quân tử, theo truyền thống của cha ông chúng ta. Tôi khỏi phải nói về tài năng thơ phú cuả nhà thơ, bởi vì đã có quá nhiều người trong giới văn học viết về sự nghiệp văn chương cuả bác rôì. Bài này chỉ là vài nét chấm phá về một con người phúc hậu, ung dung tử tế giữa cái thời loạn lạc nhiễu nhương ở nước ta từ mấy chục năm qua.

Bác đã tới tuổi 90 mà vẫn còn minh mẫn, tinh tường. Tôi xin cầu chúc bác sống thêm nhiều năm nữa, để còn tiếp tục đóng góp cho quê hương đất nước, bằng chính cái nhân cách trong sáng, cái lối sống an nhiên, thư thái của bác như từ xưa đến ngày nay. Rõ ràng là bác đã nêu một tấm gương tốt đẹp cho lớp hậu sinh như tôi noi theo, như người xưa thường nói :  “Dĩ thân nhi giáo” vậy. Xin cảm ơn bác rất nhiều./

California, Mùa Thu Mậu Tý 2008

Đòan Thanh Liêm

—————————————————————————–

Nhà thơ Hà Thượng Nhân: thi ca của niềm tin

 

Thế giới văn-hóa người Việt hải-ngoại vừa mất thêm một khuôn mặt quen thuộc của Việt-Nam Cộng-Hòa: nhà thơ Hà Thượng Nhân đã từ trần tại San Jose, Califonia chiều Thứ Ba, 11-10-2011, thọ 91 tuổi. Ông sinh năm 1920, tên thật là Hoàng Sĩ Trinh, quê làng Hà Thượng, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1945, cụ Phạm Xuân Độ nhận ông làm nghĩa tử, ông đổi tên là Phạm Xuân Ninh. Sau này, ông chọn bút hiệu là Hà Thượng Nhân, có nghĩa là người làng Hà Thượng (xứ Thanh) và ông còn dùng bút hiệu Hoàng Trinh. Quê hương ông nằm ven biển Đông, có các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Trong số các bạn thơ, ông khá thân với Hữu Loan, tác giả Màu Tím Hoa Sim và Hoàng Cầm. Đầu thập niên 1950, ông bỏ vùng Kháng chiến trở về Hà Nội, vì ông đã sớm nhận chân được chủ trương, đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng lộ rõ chân tướng tay sai của Cộng Sản Quốc tế. Thành phần, giai cấp tiểu tư sản như ông, sớm muộn cũng bị loại bỏ, thanh trừng – song thân ông cũng bị đấu tố! Ông về Hà-nội làm giáo sư trường Dũng Lạc cạnh Nhà thờ lớn. Năm 1954, ông di cư vào Nam gia nhập quân đội quốc-gia với cấp bậc Đại úy đồng hóa.                                                                
                                                                                                                                                                        
Năm 1956, thời trung tá Nguyễn Văn Châu từ Huế vào làm giám đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý thay trung tá Trần Văn Trung, ngoài đại úy Phạm Xuân Ninh còn có những phụ tá Lê Ðình Thạch, Nguyễn Ái Lữ, Đỗ Tốn, Nguyễn Mạnh Côn, v.v. Ông được giao trọng trách soạn thảo sách lược Tâm Lý Chiến cho Quân Đội thời khởi đầu đó, tác-giả tập tài liệu Sơ Thảo Lý Thuyết Chiến Tranh Chính Trị ký là Hà Thanh – có thể vì thế, sau này ông được gọi là “Hà Chưởng Môn”. Năm 1957, ông được thăng cấp thiếu tá và được cử làm Phụ Tá Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài Gòn. Thời đó, “Nha” Chiến Tranh Tâm Lý thuộc Bộ Quốc Phòng mới chỉ có 16 nhân viên không như sau này trở thành Tổng Cục với nhiều nha sở. Đất nước chia đôi, miền Nam rơi vào thế phải đấu-tranh về chính-trị, một cuộc chiến đi vào văn chương qua hai ngã chính quyền và tự do. Ngã chính thức xuất phát từ các cơ quan thông tin của Nhà Nước như tâm lý chiến, chiến tranh chính trị, thông tin, rồi dân vận, phát triển nông thôn, chiêu hồi, v.v. [Phụng Sự (1953-1960) là cơ quan báo chí đầu tiên của quân đội (của Phòng 5 Bộ Tổng tham mưu Quân-đội Quốc-gia Việt Nam) ra hàng tháng, rồi các tạp-chí Chiến Sĩ Cộng Hòa (1959-1974, hợp-nhất hai tờPhụng Sự  Quân Đội), tạp chí Chỉ Đạo (xuất hiện từ tháng 10-1956, của Ủy ban chỉ đạo chiến dịch Tố Cộng thuộc Bộ Quốc Phòng),  rồi tiếp đến là những tờ Tiền Phong (1965-1975), Lý Tưởng (1964-), Mũ Đỏ (1967-), Lướt Sóng (1964-), Tinh Thần(1950-), Khởi Hành (5/1969-), và các nhật báo Tiếng Dân, Dân Việt, Tiền Tuyến, v.v. Ngoài ra ngành Chiến Tranh Tâm Lý còn có các nhà xuất-bản như Tủ sách Văn Chiến].

Từ năm1956, ông đã cộng tác với nhật báo Tự Do, phụ trách mục “Đàn Ngang Cung” và năm 1958 ông phụ trách thêm mục “Những Điều Trông Thấy” trên báo Ngôn Luận dưới bút hiệu Nam Phương Sóc. Cuối thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, khoảng 1963, ông làm giám đốc Nha Vô Tuyến Truyền Thanh. Năm 1969, Trung tá Phạm Xuân Ninh trở thành Chủ nhiệm nhật báoTiền Tuyến của quân Lực VNCH, cho đến năm 1972 thì ông giải ngũ. Sau ngày định mạng 30-4-1975, ông bị đi tù «cải tạo», cuối cùng sang Hoa-Kỳ theo diện H.O. và định cư ở vùng San Jose CA, tham gia các sinh hoạt báo chí, văn-hóa, hội đoàn cho đến ngày qua đời.

 

1-

Hà Thượng Nhân chuyên về thơ và ông làm thơ rất nhanh và rất nhiều, nhưng chỉ để lại có hai thi phẩm Bên Trời Lận Đận, và Thơ Hà Thượng Nhân xuất-bản ở hải-ngoại. Thơ ông làm theo đủ thể loại, từ thơ luật, cổ phong, đến thơ tự do, lục bát,… Lời thơ thường điêu luyện, đặc sắc mà lời thì thanh lịch, trang trọng.

Thời ông phụ trách mục Đàn Ngang Cung và Những Điều Trông Thấy, là những bài thơ trào lộng con người và thói đời, những chướng tai gai mắt của xã hội miền Nam thời bấy giờ. Với sự tin tưởng chân thành và tích cực vào Chân Thiện Mỹ, ông có ý lên tiếng để xây dựng, đóng góp cho tập thể.

Ngoài phần trào lộng, nói chung thơ ông lời lẽ bộc lộ nhân sinh quan an nhiên, không bon chen – như bài thơ Không Đề:

“Sống chỉ lấy cái tam làm trọng

Gửi ngàn sau mấy giọng tiêu tao

Cuộc đời thế chẳng đẹp sao?

Lựa là cứ phải anh hào thần tiên

Chẳng cầu cạnh, chẳng ưu phiền

Miễn sao lòng cứ an nhiên là mừng”.

Thi ca được ông đề cao và trân trọng vì “Không cần thép, thơ vẫn là bó đuốc / Thơ nâng người cao sát với thần linh”. Thơ ông tự nhiên như hơi thở, tự nhiên, do đó vượt lên tầm cao của trí tuệ. Sau đây là vài điệu buồn trần thế:

Vầng trăng xin xẻ làm hai mảnh,

Em uống trăng và ta uống trăng.

Em uống, tưởng như trong bọt rượu,

Có em cười nói chạy tung tăng…

Có con anh vũ bay qua cửa,

Bay đậu cành khô cất tiếng chào.

Một chút buồn thêm cho đủ lạnh

Cho vầng trăng ở mãi trên cao”. (Buồn V-Một Chút Buồn Thêm)

Pha thêm một chút sương vào gió,

Pha thêm chút nắng vàng như tơ.

Ngõ trúc tay che nghiêng nón nhỏ,

Mùa Thu trước cửa ngậm ngùi thơ.

Mùa Thu em đã về bên ấy,

Trăng cuối mùa, trăng cũng đã mờ.

Em cuối mùa Thu cầm sợi tóc,

Nghiến răng cắn nát tuổi ngây thơ.

Em đã buồn rồi phải thế không ?

Nhìn sau ngó trước vẫn non sông,

Non sông chẳng phải non sông cũ,

Chẳng phải sông Lam của núi Hồng !

Chẳng phải thềm trăng nằm rũ tóc,

Cười khan giữa mái rạ Thanh Hiên

Vào làng chẳng đủ tiền mua rượu,

Ðể uống cùng ai Bạch Lạc Thiên.

Ðất Trích Tầm Dương vạt áo xanh,

Ngày nào lệ ướt đẫm năm canh.

Chẳng là Tư Mã đang mùa Hạ,

Sao vẫn buồn thêm giữa chúng mình? (Thu 1997; Buồn VI – Sao Vẫn Buồn Thêm)

Thi ca còn là thế giới bạn hữu của ông từ những thập niên 1940, 1950. Bài Thơ Viết Cho Nguyễn Hữu Loan ngày ông gặp lại 42 năm sau, sau nhiều tang thương và chiến-tranh là một điển hình:

“… Nguyễn Hữu Loan!

Hồn nhiên như con trẻ,

đơn sơ như miệng cười.

Dám chân thành làm một con người

Giữa bão tố quyết không là cây sậy.

(…) Mày đi cày vì mày dám làm thơ

Thơ vĩ đại vì thơ không đánh đĩ

Bọn dối trá chẳng thể là thi sĩ

Kiệt Trụ đừng nói chuyện thi ca

(…) Tao vẫn thế, té ra mày vẫn thế

Coi thủ đoạn như những trò con trẻ

Lấy chân thành làm võ khí vô song.

Mày tìm gặp tao – thật cũng lạ lùng!

Khi nhận biết cười không còn nước mắt.

Tao nhìn mày thương thì thương thật

Nhưng lòng tao hãnh diện lắm Loan ơi!

“Không làm nhà vì tôi bận làm người”

(…) Tao gặp mày khỏi phải giữ gìn

Nửa thế kỷ tin nhau là bạn…” (1988)

 

Bạn còn là đồng đội nơi tù ngục cải tạo sau 1975, nơi ”nếu không có phong ba / thì cây lớn và cỏ hèn cũng vậy”, nơiniềm tin được thắp sáng, để vượt mọi thử thách thể hình, trần thế:

Chúng ta cùng có nhau

Nhìn nhau vui hớn hở

Trên luống cày khổ đau

Hoa Tự do vẫn nở

Những mái đầu cất cao

Không một lời than thở” (Thắp Sáng Muôn Vì Sao)

Dù phải trãi qua những cơn Mưa Buồn Long Giao:

“Trời có điều chi buồn / Mà trời mưa mãi thế

Cây cỏ có chi buồn / Mà cỏ cây đẫm lệ

Mà cỏ cây lệ tuôn?

Anh nhớ em từng phút / Anh thương con từng giây

Chim nào không có cánh / Cánh nào không thèm bay

Người nào không có lòng / Lòng nào không ngất ngây

Gửi làm sao nỗi nhớ / Trao làm sao niềm thương

Nhớ thương như trời đất / Trời đất cũng vô thường

Ngày xưa chim hồng hộc / Vượt chín tầng mây cao

Ngày xưa khắp năm châu / Bước chân coi nhỏ hẹp

Bây giờ giữa Long Giao / Ngồi nghe mưa sùi sụt

Cuộc đời như chiêm bao /Có hay không nẻo cụt?

Anh châm điếu thuốc lào / Mình say, mình say sao?”

(Kỷ niệm những ngày ở trại tù Long Giao 1975)

 

2-

Hà Thượng Nhân sau khi thoát cơn bệnh thập tử nhất sinh đã đồng ý chịu lể rửa tội và chọn tên thánh là Phêrô Anrê Dũng Lạc như để nối kết con đường trần gian của mình vào với con đường mà vị Thánh tử đạo Dũng-Lạc đã đi qua; Dũng Lạc cũng là tên trường trung học nơi ông từng dạy học trước 1954. Tại thánh đường Saint Victor ở San Jose ngày 1-8-2009, nhà thơ Hà Thượng Nhân lãnh nhận bí tích rửa tội,qua bàn tay Linh Mục học giả Cao Phương Kỷ, như hoàn tất tâm nguyện của ông. Hạt giống Đức Tin nơi ông đã được gieo cấy từ lâu, trước khi là Kitô hữu, như nhà thơ từng cho biết:

Hai ngàn năm đó như tia chớp

Hai ngàn năm trước Chúa ra đời

Chúa chịu đóng đinh trên Thánh Giá

Chúa đổ máu mình để cứu người

Chúa đổ máu mình mong chuộc tội!

Tội vẫn lan tràn khắp mọi nơi

Bao nhiêu dâu bể bao đau khổ

Lời giảng tình yêu vẫn khản hơi

Những nỗi băn khoăn vẫn còn đó

Vẫn đêm mưa lạnh ngày sương gió

Vẫn nắng chang chang, vẫn tử sinh

Vẫn trẻ như trăng vừa mới mọc

Vẫn già vẫn bệnh vẫn điêu linh

Vẫn câu hỏi lớn chưa ai giải

Ta tự đâu về như cỏ dại

Một cơn gió thổi loạn tinh cầu

Hòa bình mọc giữa cơn binh lửa

Binh lửa tàn đâu mọc ở đâu ?

Mọc giữa lòng người đầy oán hận

Mọc trên nấm mộ cỏ xanh sầu ?

Thời gian xoá hết thiêu tàn rụi

Khởi sự coi như mới bắt đầu

Thiên niên kỷ mới bao nhiêu nữa

Ta có một tình yêu / Bao la như trời đất

Ta viết vào trang thơ / Tình yêu ta không mất’.

            Lời thơ rõ đã thấm nhuần đức tin vào Thiên Chúa, đức tin mà ai có thì sẽ khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.

   Ngày Chúa nhật 16-10 vừa qua, các thi văn hữu và chiến hữu Việt-Nam Cộng-Hòa của nhà thơ ở vùng Montréal đã có buổi lễ cầu cho linh hồn Phérô Anrê Dũng Lạc ở nhà thờ cộng đồng Công giáo Việt-Nam St-Pascal de Baylon. Hôm nay, ngày 18-10, gia-đình và thân hữu tiễn đưa ông đến nơi an nghĩ cuối cùng ở San Jose CA; tạp-chí Người Việt Montréal Canada chung lời nguyện cầu linh hồn Phêrô Anrê Dũng Lạc sớm hưởng nhan thánh Chúa nơi chốn thiên-đường!

 

Nguyễn Vy Khanh

Người Việt Montréal-Canada 31, 11-2011