Sức Khỏe

24 Triệu Chứng Bệnh Không Nên Coi Thường

24 Triệu Chứng Bệnh Không Nên Coi Thường

 

 

Các vụ đau đớn hay bệnh tật thông thường rất có thể là chẳng có gì quan trọng… nhưng đôi khi lại vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta cẩn phải cẩn thận cân nhắc những gì phải làm mỗi khi sự việc xẩy ra cho chúng ta.
 

 1- Khi không (bỗng nhiên) thấy tức thở
 

 Lý do: có thể là do nghẽn mạch phổi(pulmonary embolus).
 Nhận xét: Cảm thấy khó thở sau khi tập thể dục hay đang ngồi có thể là do vận động hay do ưu tư lo lắng. Nhưng nếu đột nhiên bị khó thở có thể là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẹt mạch máu trong phổi. Bệnh này có thể nguy hiểm tới tính mạng. Một lý do khác là tim lên cơn đau hoặc trụy tim. Cả hai tình huống trên đều làm cho bệnh nhân thở gấp hay khó chịu hoặc cảm thấy thiếu không khí . Cẩn đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
 
 2- Tim đập rộn trong khi đang ngồi yên
 Lý do: có thể là do lên cơn đau tim (heart attack).
 Nhận xét: Đánh trống ngực (palpitations) có thể chỉ là vì ưu tư lo lắng, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của cơn đau tim hay chứng loạn nhịp tim (arrhythmia) .Nên liên lạc với bác sĩ ngay.
 
 3- Choáng váng chóng mặt khi ra khỏi giường
 Lý do: có thể là do huyết áp thấp.
 Nhận xét: Chóng mặt vào buổi sáng được gọi là "huyết áp thế đứng thấp" (orthostatic hypotension) gây ra bởi sự loại nước (dehydration) , bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh trụy tim, hay thuốc men bao gồm cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp. Một lý do khác có thể là chứng "chóng mặt tư thế nhẹ " (benign positional vertigo) gây ra bởi sự xáo trộn của các bộ phận cân bằng của tai trong. Nên đi gặp bác sĩ để chẩn đoán.
 
 4- Nước tiểu rò rỉ
 Lý do: có thể là do chứng són đái (urinary incontinence) mà nguyên nhân không phải vì lão hoá, nhiểm khuẩn đường tiểu (urinary tract infection-UTI) , bệnh tiền liệt tuyến, dây thẩn kinh bị ép. hoặc tiểu đường
 Nhận xét: đi gặp bá
c sĩ để chẩn đóan
 
 5- Đầu đau như búa bổ
 Lý do: có thể là do xuất huyết não
 Nhận xét: Trong phần lớn trường hợp đó là triệu chứng của chứng nhức nửa đầu (migraine) chỉ cần uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi là hết. Nhưng một vài trường hợp hiếm xẩy ra là chứng nhức đầu có thể là dấu hiệu có khối u hay xuất huyết trong não. Cẩn đặc biệt chú ý là khi bị đau nhiều nửa bên đầu một cách đột ngột và kéo dài mà lại kèm theo buồn nôn, ói mửa, và chảy nước mắt. Trong trường hợp sau này phải đi bệnh viện gấp.
 
 6- Mắt bị sưng vù
 Lý do: có thể là do viêm dây thần kinh mắt (optic neuritis).
 Nhận xét: Dây thần kinh mắt có thể bị nhiễm khuẩn hay bị dị ứng. Nếu chữa sớm thì không hại gì cho mắt vì vậy cần đi bác sĩ khẩn cấp.
 
 7- Tai đau và mắt nhìn thấy hai hình (song thị)
 Lý do: có thể do tai giữa bị nhiễm khuẩ
 Nhận xét: Bệnh có thể trở thành nghiêm trọng bất ngờ vì vậy cần đi bác sĩ cấp thời nếu chứng đau không dứt và/hoặc có bị thêm chóng mặt lảo đảo, nhức đầu, ói mửa, song thị, nửa ngủ nửa thức, cổ cứng đơ, sưng ở sau tai, sốt nhiều và liệt mặt.
 
 8- Tự nhiên giảm sút ký
 Lý do: có thể là do ung thư.
 Nhận xét: Nếu ăn uống vẫn bình thường như cũ mà đột nhiên bị sút cân thì có thể là bị bệnh ác tính. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do sự bất bình thường nội tiết (endocrinic abnormality) như bệnh tuyến giáp trạng (thyroid disorder), trầm cảm hay tiểu đường. Nên đi gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán.
 
 9- Đột nhiên đau háng
 Lý do: có thể là do tinh hoàn bị xoắn
 Nhận xét: Đây là một khuyết tật bẩm sinh khá thông thường. Ống dẫn tinh trùng bị xoắn làm máu không chạy tới tinh hoàn. Cơn đau cũng giống như bị đá vào háng. Đôi khi ngoài cơn đau còn thấy bị sưng nữa. Trong vòng 4 hay 6 tiếng thì còn cứu đươc, chứ trễ từ 12 đến 24 tiếng thì coi như phải cắt bỏ. Một nguyên nhân khác có thể là nhiểm khuẩn mào tinh hoàn (epididymis) tức là bộ phận trữ tinh trùng. Trong trường hợp này có thể dùng trụ sinh để chữa trị.
 
 10 – Đau nhói gan bàn chân
 Lý do: có thể là do bệnh thần kinh (neuropathy) .
 Nhận xét: Đau nhói cứ tái phát ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể có thể là do sự nén ép dây thần kinh, tăng thông khí phổi (hyperventilation) hoặc bệnh thần kinh. Liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt.
 
 11- Vết thâm tím mãi không tan
 Điều gì xẩy ra: bệnh tiểu đường.
 Nhận xét: Vết đứt hay thâm tím chậm lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường (dấu hiệu khác gồm có da bị ngứa hoặc đau nhói bàn tay hay bàn chân). Nên tìm cách giảm cân (giảm 10 phẩn trăm trọng lượng ảnh hưởng đáng kể lên mức đường trong máu), tập thể dục và coi chừng thói quen ăn uống.
 
 12 – Răng đau buốt khi ăn Sô-cô-la
 Điều gì sẽ xẩy ra: viêm lợi.
 Nhận xét: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của sâu răng là nhạy cảm với đồ ngọt. Dấu hiệu đầu tiên khác là răng mất mầu và có mùi khi cà răng. Kỹ thuật laser có thể phát hiện sớm các ổ răng sâu và tiêu diệt các vi khuẩn trước khi làm sâu răng.
 
 13 – Vòng eo rộng 42 inch
 Điều gì sẽ xẩy ra: bất lực.
 Nhận xét: Có thể bây giờ chưa có vấn đề nhưng trong tương lai bạn có thể bị loạn năng cường dương (erectile disfunction) . Nguyên do là vì khi đàn ông quá mập các động mạch thường hay bị nghẹt nên dòng máu không đủ làm cho cương. Hãy tập thể dục đều cho đến khi eo thon lại, thắt vừa dây lưng 34 inch.
 
 14 – Mắt thoáng không thấy gì – chỉ trong một giây
 Lý do: có thể là do đột quỵ (stroke).
 Nhận xét: Các yếu tố rủi ro chính
của đột quỵ là cao huyết áp (trên 140/90) và cholesterol toàn phần cao hơn 200. Bị tê một bên người và tạm thời hai mắt không nhìn thấy gì là những dấu hiệu đáng chú ý nhất. Đột nhiên bị tê, nói liú lưỡi, hay mất thăng bằng có thể là bẳng chứng của một cơn đột quỵ nhẹ gọi là đột quỵ thiếu máu cục bộ đoản kỳ (transient ischemic attack- TIA). Đột quỵ nhẹ này thường báo trước một đột quỵ thật sự nên khi có triệu chứng của TIA thì phải gặp bác sĩ ngay.
 
 15 – Có cảm giác như bị ợ nóng (heartburn)
 Lý do: có thể là do chứng đau thắt (angina).
 Nhận xét: Đau ngực cả hàng giờ, lúc có lúc không, được bác sĩ gọi là "hội chứng mạch vành không ổn định" (unstable coronary syndrome). Nguyên nhân là vì các cục đông máu đươc tạo thành bên trong thành động mạch vành ngay tại chỗ mảng (plaque) bị bể vỡ. Khoảng 50 phẩn trăm những người có hội chứng trên đây sẽ bị lên cơn đau tim trong vòng 6 tháng sau. Mỗi khi thấy đau thắt ngực, cần phải đi bệnh viện.
 
 16 – Đau lưng nhiều
 Lý do: có thể là do chứng phình mạch (aneurysm).
 Nhận xét: Đau cũng tương tự như vừa dọn dep xong tủ quẩn áo bề bộn. Thế nhưng chườm nóng, nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau thông thường lại không khỏi. Nếu không phải vì tập thể dục thì đau lưng bất chợt như vậy có thể là dấu hiệu của chứng phình mạch. Chứng đau này chỉ hết khi động mạch chủ bị bể. Một nguyên nhân khác của chứng đau lưng này – kém phần nguy hiểm hơn – là sạn thận. Bác sĩ cho chụp CT scan để xác định vị trí và hình dạng của chỗ mạch phình, sau đó cho uống thuốc huyết áp hay giải phẫu ghép nối nhân tạo.
 
 17- Ngồi lâu trên ghế không yên
 Lý do : có thể do các cơ lưng bị căng thẳng.
 Nhận xét : Nếu cứ phải thay đổi vị thế ngồi luôn tức là có dấu hiệu các cơ lưng bị căng thẳng và điều này có thể dẫn đến đau lưng dưới. Cẩn phải lựa chọn ghế ngồi cho thoải mái, sao cho đầu ở vị trí ngay đối với cột sống để giảm tối thiểu sức căng thẳng trên cổ, vai và lưng dưới.
 
 18 – Bạn mới biết thân phụ bị cao huyết áp
 Điều gì sẽ xẩy ra: bạn cũng sẽ bị cao huyết áp luôn.
 Nhận xét: Vì bệnh cao huyết áp vừa phải không có dấu hiệu bên ngoài nên cẩn phải đo huyếp áp mỗi năm một lần, nhất là nếu trong gia đình có tiền sử bị cao huyết áp. Nghiên cứu cho thấy là những người bị căng thẳng tinh thần vì cha mẹ mắc bệnh cao huyết áp cũng có nhiểu rủi ro bị bệnh này luôn. Nếu số đo huyết áp cao hơn 140/90, bạn nên tập thể dục nhiều hơn, tìm cách sụt cân, giảm sodium trong chế độ ăn uống, ăn loại cá tốt cho tim, uống nhiều vitamin C.
 
 19 – Tay bị run khi tập thể dục
 Lý do: có thể là do cơ bắp bị mỏi mệt.
 Nhận xét: Nếu bạn đã bỏ tập cả nhiều tháng thì cơ bắp bị run có thể là vì mệt mỏi. Vì vậy khi mới tập trở lại bạn nên tập vừa phải, đừng tập quá mệt. Bạn hãy ngưng tập khi cảm thấy các cơ bắp bắt đầu run.
 
 20 – Trong bàn tiệc bạn thấy mọi thứ đều quay cuồng
 Lý do: do bạn đã quá chén.
 Nhận xét: Rượu làm suy yếu hệ thần kinh trung ương. Vì vậy nếu bạn uống quá nhiều, tất cả những gì trong cơ thể có liên quan tới hệ này sẽ đều bị suy yếu: trí phán đoán, khí sắc, khả năng phối hợp và quân bình, sự nhạy cảm với đau đớn, khả năng sinh dục… Bạn nên tránh đừng uống rươu nhiều. Bạn nên nhớ là nếu nồng độ rượu trong máu hơn 0.06 phần trăm là trên pháp lý bạn đã bị coi như là say rượu.
 
 21- Đau dai dẳng ở bàn chân và cẳng chân
 Lý do: nhiều triển vọng là do gẫy xương vì sức nén (stress fracture).
 Nhận xét: Cũng giống như các mô khác trong cơ thể, xương tự tái tạo. Nhưng nếu bạn tập thể dục quá mạnh, xương không có cơ hội để lành trở lại nên một vết gẫy vì sức nén (stress fracture) sẽ có thể xuất hiện. Vì thế mu bàn chân và phiá trước cẳng chân sẽ đau dai dẳng. Bạn càng tập thể dục thì càng đau và ngay cả khi ngưng nghỉ cũng đau. Uống thuốc ibuprofen hay paracetamol không ăn thua gì. Thuốc mầu phóng xạ cho thấy chỗ xươ
ng gẫy qua hình chụp tia X, và bác sĩ sẽ bắt bạn phải nghỉ tập cho đến khi xương lành. Trường hợp xấu nhất là bạn phải bó bột vài tuần.
 
 22 – Đau như cắt ở bụng
 Lý do: Vì vùng giữa xương sườn và háng có kẹt đầy các bộ phận nên đau có thể là triệu chứng hoặc của viêm ruột thừa, viêm tụy tạng hoặc của túi mật bị sưng. Cả ba trường hợp đểu có cùng một nguyên nhân : vì một lý do nào đó các bộ phận này đã bị nhiễm khuẩn nguy hại đến tính mạng.
 Nhận xét : Nếu để bộ phận nói trên bể vỡ ra thì bệnh nhân có thể bị chết, vì vậy cẩn đi bệnh viện cấp thời.
 
 23- Cẳng chân bị đau và sưng to
 Lý do: có thể là do chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis –DVT).
 Nhận xét: Chỉ cẩn ngổi một chỗ liền chừng 6 tiếng hay hơn là máu sẽ tụ ở cẳng chân dưới tạo thành cục đông máu (gọi là chứng huyết khối tĩnh mach sâu). Cục đông máu đủ lớn sẽ làm nghẹt tĩnh mạch bắp chân gây đau và sưng. Xoa cẳng chân là điểu đầu tiên bạn sẽ làm nhưng cũng là điều tệ hại nhất vì cục đông máu lớn có thể chạy ngược lên phổi, điều nầy gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Muốn chụp hình tia X để định bệnh DVT bác sĩ phải chích chất mẩu vào tĩnh mach. Bác sĩ sẽ cho thuốc làm tan cục đông máu hoặc đặt cái lọc vào tĩnh mạch để chặn cục đông máu không cho chạy lên phổi.
 
 24 – Tiểu tiện bị đau
 Lý do: có thể là do ung thư bàng quang (bọng đái).
 Nhận xét: Rặn tiểu là cả một cực hình và nước tiểu lại có màu rỉ sắt. Đau và máu trong nước tiểu là hai triệu chứng của ung thư bàng quang. Hút thuốc là yếu tố rủi ro bị bệnh lớn nhất. Nếu khám phá sớm bệnh có 90 phẩn trăm triển vọng được chữa khỏi. Nhiễm khuẩn bàng quang cũng có cùng các triệu chứng như trên
 
 (Theo "24 warning signs you cannot afford to ignore").

Check out this video for fish you wouldn’t want to touch
 
 
Sau khi xem đoạn video này, liệu ca´c bạn còn tin tưởng loại ca´ catfish – ca´ bông lau –  từ VN không?…

Viêm Gan và Ung Thư Gan.

 Bác sĩ Nguyễn Bích Liên  

 

 

 

Một trong những bệnh ung thư làm tôi quan tâm nhất là bệnh ung thư gan. Đây là bệnh gây ra cái chết vì ung thư đứng hàng thứ hai cho nam giới người Việt nói riêng và người Đông Nam Á nói chung, chỉ sau ung thư phổi.

 

 

Là một bác sĩ chuyên về ung thư, tôi phải đối diện và chiến đấu với sự chết hằng ngày. Có nhiều khi thắng trận, nhưng phải thành thật mà nói là rất nhiều khi thua. Có những trường hợp thua mà tôi không buồn gì lắm vì tuy cuối cùng thua trận nhưng mình đã kéo dài thêm sự sống cho bệnh nhân một cách có ý nghĩa. Chuyện làm tôi buồn khổ nhất là mình đành bó tay vì khi bệnh nhân đến gặp, bệnh đã đến thời kỳ "hết thuốc chữa". Lại càng đau đớn hơn khi bệnh nhân là một em bé, một thanh niên hay thiếu nữ, hay một ngưòi trung niên còn đang tràn trề nhựa sống. Vì tôi biết rằng những bệnh có thể ngừa được, hay ít ra có thể truy tầm ra sớm và chữa lành được. Thế mà…
Một trong những bệnh ung thư làm tôi quan tâm nhất là bệnh ung thư gan. Đây là bệnh gây ra cái chết vì ung thư đứng hàng thứ hai cho nam giới người Việt nói riêng và người Đông Nam Á nói chung, chỉ sau ung thư phổi. Hơn nữa, người bệnh thường là những thanh niên hay trung niên đang ở vào giai đoạn sung mãn và thường đang, hay sẽ là rường cột cuả gia đình, xã hội và đất nước. Năm ngoái, một thanh niên người Việt vào bệnh viện vì tự nhiên bị đau bụng bất thình lình. Các bác sĩ khám phá ra là gan cuả anh đã bị nhiễm siêu vi viêm gan B và anh đã bị ung thư gan ở thời kỳ cuối cùng. Anh đã không hề biết là anh đã bị siêu vi viêm gan B. Thanh niên này mới có 27 tuổi, vừa học xong đại học và đang nghĩ đến chuyện kết hôn. Anh đã chết không đầy ba tháng sau khi tìm ra bệnh. Đây không phải là một chuyện hiếm hoi, mà là điều rất thường thấy ở cộng đồng Á Châu. Bệnh thường được phát hiện một cách bất thình lình, không có dấu hiệu gì báo trước. Và khi tìm ra thì đã quá trễ.
Một bác sĩ người gốc Trung Hoa tên Mark Lim ở San Francisco mới 30 tuổi, vừa ra trường, chưa kịp nghĩ đến gia đình vợ con, bị đau bụng dữ dội, tưởng là mình bị loét bao tử vì làm việc quá độ. Nhưng không, anh đã bị ung thư gan khắp cả hai bên lá gan và anh đã mất không lâu sau đó. Bốn năm trước, anh đã được cho biết là anh bị viêm gan B, nhưng các bác sĩ điều trị nơi anh đang học y khoa bảo anh đừng lo vì viêm gan còn ở trạng thái "carrier" (nôm na là "ngủ"), và anh không cần phải truy tầm ung thư gan cho đến khi anh ở tuổi 50 hay 60. Những lời khuyên này có thể đúng cho người da trắng bị bệnh gan vì uống rượu hay mới bị viêm gan C, nhưng không đúng cho người Á Châu. Các bác sĩ cuả bác sĩ Mark Lim, và ngay Mark, chính mình là một bác sĩ, đã không biết là đang có một trận dịch ung thư gan gây ra bởi siêu vi B trong những thanh niên gốc Á. Và họ cũng không biết là người gốc Á có cơ hội bị chết vì ung thư gan cao hơn người da trắng gấp 10 lần.
Taị sao như vậy? Tại sao bác sĩ Mark Lim, người đã học ra bác sĩ từ một trường đại học y khoa nổi tiếng, và các ông thầy của anh, đã không biết gì về những dữ kiện này? Bác sĩ Samuel So, giám đốc Trung Tâm Bệnh Gan Á Châu taị đại học Stanford, giải thích như sau: "Chỉ trong một thế giới y khoa hoàn toàn lệ thuộc vào khuôn thuớc cuả người da trắng trong việc chẩn bệnh và chữa bệnh, mới có thể có sự sai biệt về sức khoẻ nhiều như vậy". Nói một cách rõ ràng hơn, những nghiên cứu và quan tâm về các vấn đề y tế cuả người Á Châu có rất ít. Các cơ quan chính quyền cũng như dư luận toàn quốc không quan tâm đến, vì những cuộc nghiên cứu y khoa tại Mỹ hay Âu Châu thường chỉ có sự tham dự của người da trắng. Vì người da trắng ít bị viêm gan và ung thư gan, đây không phải là quan tâm hàng đầu của họ. Người Á Châu thì hoặc không biết hay không quan tâm đến và thờ ơ không muốn biết, nếu chính họ chưa bị mắc phải. Người Á Châu còn có khuynh hướng sợ sệt hay bảo thủ, không muốn tham gia vào các cuộc nghiên cứu để tìm thêm về bệnh, hay các phương pháp chẩn bệnh, trị liệu mới. Do đó, nếu người da trắng không tìm hiểu hay nghiên cứu thì chúng ta cũng đành thúc thủ vậy. Những cách suy nghĩ và thái độ tiêu cực này cần được thay đổi, càng sớm càng tốt.
Ta có thể làm được gì?
Những điều cần biết về bệnh viêm gan B và ung thư gan.


1. Tỉ lệ bị viêm gan B và C ở người Việt và Á châu rất cao. Tỉ lệ cuả B là 16% và cuả C là 10%. Có thể cao hơn vì nhiều người không thử.


2. Đàn ông Việt Nam có tỉ lệ bị ung thư gan cao nhất ở Hoa Kỳ, gấp 13 lần người Mỹ trắng. (Người gốc Đại Hàn gấp 8 lần và người gốc Hoa gấp 6 lần)


3. Nguyên nhân chính gây ra ung thư gan ở người Á Châu là viêm gan B. Với viêm gan B, người bệnh có thể bị ung thư gan khi gan chưa bị chai, và ngay cả khi thử máu không thấy có dấu hiệu siêu vi B đang hoạt động.


4. Viêm gan B cũng gây ra cái chết vì chai gan hay viêm gan cấp tính.

 
5. Những người bị nhiễm viêm gan B khi còn thơ ấu hay lúc lọt lòng mẹ, có tỷ lệ bị ung thư gan rất cao, đến 40% và có thể ở tuổi rất trẻ như hai trường hợp kể trên.


6. Hiện thời có thuốc để chữa viêm gan B. Tuy nhiên hiệu quả chữa lành cuả các thuốc này còn thấp, chỉ dưới 20%. Do đó, nhiều thuốc mới đang được thí nghiệm.


7. Chích ngừa viêm gan B nếu chưa bị mắc bệnh là cách tốt nhất để ngừa chứng hư gan vì siêu vi B và ung thư gan.


8. Các trẻ em sinh ở Mỹ trong vòng 20 năm qua đều đã được chích ngừa viêm gan B. Ngoài ra trẻ em vào lớp Bảy cũng phải được chích ngừa cho siêu vi B. Tuy nhiên, còn rất nhiều trẻ em chưa được chích ngừa.


9. Viêm gan C thường có tính cách mãn tính và thường 20 đến 30 năm sau mới gây ra bệnh nặng như chai gan, ung thư hay hư gan.


10. Ngưòi bị viêm gan C cũng dễ bị ung thư gan, nhưng thường thì phải bị chai gan trước khi trở thành ung thư gan.


11. Cũng có thuốc chữa bệnh viêm gan C, phải dùng cả thuốc uống và thuốc chích và cơ hội chữa bệnh khoảng 50%.


12. Chưa có thuốc chích ngưà cho viêm gan C


13. Cả viêm gan B và C đều truyền đi qua sự đụng chạm về máu như truyền máu, sử dụng kim chích, dùng dao cạo râu, bàn chải đánh răng, v.v cuả ngưòi bệnh. Sự giao hợp cũng có thể làm lây bệnh viêm gan B và C từ người này qua người khác. Truyền máu ở nước Mỹ rất an toàn trong vấn đề này vì tất cả máu đều đã được thử siêu vi viêm gan B, C và HIV


14. Ăn cùng mâm cùng dĩa không bị lây viêm gan B hay C, nhưng có thể làm lây viêm gan A là một loại viêm gan thường nhẹ và thường không gây những hậu quả tai hại về sau. Tuy nhiên, nếu bị lây bệnh này sau khi đã bị viêm gan B hay C thì gan có thể sẽ bị yếu đi nhiều và gây thêm thương tích cho gan.


15. Uống rượu khi đã bị viêm gan B hay C có thể làm gan yếu hơn, gia tăng cơ hội bị chai gan hơn, và gia tăng cơ hội bị ung thư gan hơn. Vì vậy, nếu muốn uống rượu, xin chỉ uống vừa phải nếu gan cuả quý vị tốt và không bị nhiễm siêu vi B hoặc C hay một bệnh gan nào khác. Nếu bị bệnh gan, nhất là nếu bị siêu vi B hay C, xin tuyệt đối đừng uống rượu. Quý vị nên biết là nguyên nhân gây chai gan và ung thư gan nhiều nhất cho những người không bị siêu vi gan B hay C rượu.


Những điều nên làm:


16. Tất cả mọi người Á châu nên được thử máu để xem có bị viêm gan B hay C không. Ngoài ra cũng nên thử xem đã được miễn nhiễm viêm gan A và B hay chưa. Xin hỏi bác sĩ cuả quý vị để thử ngay nếu chưa thử bao giờ.


17. Nếu kết quả thử máu có Hepatitis B surface antigen HBsAg (dương tính) (positive), quý vị cần thử lại sáu tháng sau. Nếu vẫn dương tính, quý vị đã bị viêm gan B.


18. Trong trường hợp này, quý vị cần được theo dõi chức năng gan, lượng AFP (alpha-fetoprotein) trong máu mỗi sáu tháng, và siêu âm gan mỗi một năm để truy tầm ung thư gan. Quý vị cũng nên gặp bác sĩ chuyên môn về gan để xem có cần chữa bệnh viêm gan B hay chưa.

 
19. Nếu không có HBsAg (âm tính), tức là chưa mắc bệnh, thì phải xem Hepatitis B antibody tức HbsAb xem có đủ cao hay không. Nếu trên 10, có nghiã là bạn đã được miễn nhiễm. Nếu âm tính hay thấp hơn 10, bạn cần được chích ngừa viêm gan B.


20. Với viêm gan C, nếu có Hepatitis C antibody tức HCV Ab dương tính, quý vị có lẽ đã bị viêm gan C, chứ không có nghiã là quý vị đã được miễn nhiễm đâu. Nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa gan ngay để thử nghiệm xem lượng vi khuẩn có cao không, chức năng gan còn tốt không và quý vị có phải chữa trị hay không vào lúc này.


21. Nếu đã bị chai gan vì bất cứ lý do nào, qúy vị cần được theo dõi kỹ và được truy tầm ung thư gan với lượng AFP (alpha-fetoprotein) trong máu mỗi sáu tháng, và siêu âm gan mỗi năm một lần dù cho quý vị không có triệu chứng gì cả.


22. Nếu máu không có lượng kháng thể IGG hay Total Antibody cuả viêm gan A, thì quý vị chưa được miễn nhiễm viêm gan A và nên nghĩ đến chuyện chích ngưà, nhất là nếu quý vị đã bị viêm gan B hay C, để bảo vệ gan không bị hư haị thêm trong trường hợp nhiễm thêm viêm gan A. Cũng nên chích ngừa nếu qúy vị đi đến vùng có dịch như Việt Nam hay Mexico chẳng hạn.


23. Nên nhớ: chưa có thuốc chích ngưà viêm gan C. Do đó, nếu quý vị đã miễn nhiễm siêu vi A va B, quý vị vẫn có thể bị nhiễm siêu vi C. Xin tránh những hành động có thể gây ra sự truyền nhiễm qua đường máu từ người này qua người khác như dùng kim chích, bàn chải đánh răng, dao cạo chung. Hãy dùng kim mới khi đi xâm mình, châm cứu, hay lễ giác, và dùng đồng xu mới và riêng cho từng người để cạo gio.ù


24. Hãy xử dụng bao cao su khi giao hợp hay các biện pháp an toàn khác như tránh quan hệ tình dục với nhiều người.


25. Tránh uống rượu. Nếu đã bị viêm gan B hay C rồi thì tuyệt đối không uống rượu.


26. Hãy nhắc nhở con em về những điều trên và loan truyền những tin tức này cho những người khác.


27.
Hãy hăng hái tham gia vào những công trình nghiên cứu y khoa nếu hội đủ điều kiện.


Mọi chi tiết về các hoạt động của Hội Ung Thư Việt Mỹ xin liên lạc  tại số (714) 751-5805 hoặc trang web http://www.ungthu. org/

********************************************************

Ăn gì để hạ huyết áp?

 
Lương y: BÀNG CẨM

 Bệnh cao huyết áp liên quan chặt chẽ đến việc ăn uống. Khoa học đã chứng minh, một số thức ăn thường ngày có tác dụng làm hạ huyết áp, bài viết này liệt kê ra để giúp người bệnh thực hiện chế biến món ăn phù hợp:

Cá: Cá là một trong những thức ăn động vật tốt nhất của người bệnh cao huyết áp, cá là “lương thực” cho não, ăn cá phòng trị bệnh mạch máu, tim – não đã được khoa học chứng minh. Cá chứa nhiều acid nucleinic, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và chất khoáng, đặc biệt là nguyên tố canxi, kẽm, iod, sắt, mangan… giúp duy trì huyết áp ở trạng thái bình thường. Cá ao, cá sông và cá biển đều có giá trị làm thuốc, ăn cá biển một cách thích đáng càng tốt hơn.

Hàu (Mẫu lệ): Có vị mặn, chát, tính hơi hàn. Các nhà y học hiện đại Trung Hoa nghiên cứu cho thấy, thịt hàu chứa nhiều nguyên tố kẽm, mỗi 100g hàu tươi chứa 9,39mg kẽm. Thường ăn thịt hàu giúp phòng trị bệnh cao huyết áp và não trúng phong (tai biến mạch máu não).

Tôm khô: Tôm khô giàu chất dinh dưỡng, vị ngọt, tính ấm, là vật phẩm quý giá dùng bổ thận tráng dương. Hàm lượng canxi trong tôm rất cao, mỗi 100g tôm khô chứa 991mg canxi, cao nhất mà không có thức ăn nào có thể so sánh được. Do vậy, thường ăn tôm khô, giúp bổ sung canxi, phòng ngừa cao huyết áp.

Tỏi: Vị cay, tính ấm. Tỏi chứa allycin và selen, cùng giúp hạ huyết áp. Các chất chính trong tỏi là tinh dầu với các sulfur và polysulfur de vinyle, là thành phần tạo ra mùi tỏi, giúp làm giảm chất béo trong huyết thanh và trong gan, gây ra một chuỗi phản ứng sinh hóa liên hoàn, làm huyết áp giảm xuống. Selen ngăn tiểu cầu tích tụ và phòng ngừa máu đông, trợ giúp cho huyết áp bình thường. Cho nên, các chuyên gia kiến nghị, người bệnh cao huyết áp vào mỗi sáng lúc bụng đói ăn 1-2 tép tỏi ngâm giấm đường, nhất định đạt hiệu quả trong việc ổn định huyết áp.

Củ hành: Vị ngọt, cay, tính bình. Củ hành chứa nhiều canxi, thường ăn củ hành giúp bổ sung canxi, có tác dụng hỗ trợ giảm huyết áp. Các nhà khoa học còn khám phá rằng, củ hành chứa prostaglandins và thành phần kích hoạt hoạt tính của fibrin tan trong máu. Những thành phần này là chất giãn mạch, giúp làm giảm áp lực của động mạch và giãn mạch vành, bên cạnh còn tác dụng tiêu hủy các chất gây tăng huyết áp như catecholamine… vừa hạ huyết áp, vừa làm cho huyết áp ổn định.

Hành: Vị cay, tính ấm. Hành chứa prostaglandins A1 tựa như chất kích tố. Có tác dụng hạ áp nhất định, hơn nữa chứa nhiều kali và canxi, giúp ích cho việc hạ áp.

Rau tề thái (cỏ tâm giác): Vị ngọt, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm cầm máu, bình can hạ áp. Rau tế thái chứa các chất cholin, rutinoside, flavonoid… có tác dụng hạ áp. Dùng rau tế thái và cỏ mực vừa đủ sắc chung, mỗi ngày 1 thang, đạt hiệu quả hạ huyết áp tốt hơn. Thường ăn rau tề thái có ích cho việc phòng ngừa bệnh cao huyết áp và cao huyết áp do bệnh thận.

Cúc hoa: Vị cay, đắng, tính hơi hàn. Các thành phần tinh dầu, flavonoid… có tác dụng hạ áp nhẹ.

Câu kỷ tử: Vị ngọt, tính bình. Có chứa lyciumanid, bêta-caroten và nhiều vitamin, bảo vệ thần kinh thị giác, giảm áp, điều tiết chức năng miễn dịch cơ thể. Người ta thường nói: “Muốn đổi can phong, tất thường ăn câu kỷ”.

Rau cần: Tính mát, vị ngọt, cay, có tác dụng thanh nhiệt bình can, lương huyết khu phong. Rau cần chứa nhiều chất hạ áp, làm mạch máu trương nở, huyết áp tụt xuống. Có thể dùng riêng để vắt nước cốt, thêm một ít đường đen, uống chung với nước chín nguội, hay lấy phần rễ giúp hạ áp mạnh để sắc uống, ngày 2 lần, huyết áp tụt xuống thấy rõ. Lá cần chứa thành phần hạ áp ngang bằng với thân rễ, không nên bỏ đi. Có 2 loại: Rau cần khô và rau cần nước, cần khô tác dụng hạ áp hơn cần nước.

Cà dái dê: Tính mát, vị ngọt, có tác dụng mát máu thông kinh lạc, chứa vitamin A, nhóm B, C, P. Chức năng đặc thù là giảm tính giòn và tính thẩm thấu của các mao mạch, tăng cường sức gắn kết và sức tu chỉnh của các mao mạch và tế bào, có tác dụng phòng ngừa chảy máu do vỡ mạch, làm cho các mao mạch luôn giữ ở trạng thái bình thường. Là thức ăn huyền diệu phòng trị bệnh cao huyết áp, bệnh mạch máu tim-não.

Cà chua: Tính b&igra
ve;nh, vị ngọt, chua, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can, hạ áp. Cà chua chứa các thành phần bêta-caroten, vitamin P… có hiệu quả nhất định đối với người bệnh cao huyết áp do xơ cứng động mạch và vi mạch giòn yếu, kể cả người bệnh mạch vành, và người bệnh cao mỡ máu. Người bệnh cao huyết áp hàng ngày kiên trì ăn 2 quả cà chua sống, giúp ích nhiều trong việc phòng trị bệnh.

Dưa hấu: Vị ngọt, tính mát. Dưa hấu ngoài việc không chứa chất béo ra, dịch quả dưa hấu hầu như chứa đủ các thành phần dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể. Thành phần đường trong dưa có tác dụng hạ áp, hạt dưa và vỏ dưa đều có tác dụng hạ áp.

Bí đao: Là thức ăn nhiều kali, ít natri, giúp hạ áp, lợi tiểu, vị nhạt, tính mát. Thường ăn bí đao giúp ích nhiều cho người bệnh cao huyết áp, bệnh thận và béo phì..

Tàu hũ ki: Là chế phẩm từ đậu, giá trị dinh dưỡng cao. Vị ngọt, tính mát, giúp giảm cholesterol, được xem là thực phẩm sức khỏe cho người bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch.

Đậu hà lan: Là thức ăn điển hình nhiều kali, ít natri, một thực phẩm phòng trị cao huyết áp. Vị ngọt, tình bình. Do vậy, người bệnh cao huyết áp nên ăn đậu hà lan, tác dụng hạ áp sẽ tốt hơn.

Đậu xanh: Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng lợi thủy. Vị ngọt, tính mát. Thường ăn đậu xanh và chế phẩm đậu xanh giúp thông kinh mạch, hạ áp. Món giá đậu xanh xào thích hợp cho người bệnh cao huyết áp và bệnh mạch vành vào mùa hè, thu