Tham luận

Phan Thanh Giản, nỗI đau trăm năm

Phan_Thanh_Gian

Từ thời lập quốc dân tộc Việt Nam trãi qua nhiều gian khổ chống ngoại xâm giữ nước, dù bị ngàn năm Bắc thuộc, gần 100 năm thuộc điạ cuả Pháp, Dân tộc Việt Nam giành lại độc lập, tự do. Từ thời Cổ Đại khi Ngô Quyền (899 – 944) xưng vương năm 939, biên giới giữa nước ta và Chiêm Thành là dãy Hoành Sơn, nằm phiá nam tỉnh Hà Tĩnh ngày nay. Di tích lịch sử phần lớn ở miền Bắc là cái nôi văn hóa, để mở rộng bờ cõi về phiá nam vua Lê Đại Hành (970-1005) đánh Chiêm Thành năm 982 (Nhâm ngọ).

Chiến tranh rồi cũng có lúc hiếu hòa qua cuộc hôn nhân Việt- Chiêm năm 1306 (Bính ngọ) vua Chế Mân (Simhavarman lll) cưới Huyền Trân Công Chúa, sính lễ là hai Châu Ô và Châu Rí (Lý) mở rộng tới Quảng Nam và các triều đại kế tiếp dần dần chiếm phần đất cuối cùng của Chiêm Thành…Chúa Nguyễn nghĩ đến vùng đồng bằng Chân Lạp (Chen-La Cambodia). Năm 1620 Sãi Vương gả công chúa thứ 2 Nguyễn Phúc Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Chey-Chetta ll, cũng vì nhu cầu đất đai mở rộng biên giới. Qua nhiều lần tranh chấp nội bộ người Chân Lạp gây chiến tranh với Việt Nam, người Việt đã chiến thắng, từ năm 1757(Đinh sửu) cương thổ nước ta chính thức được hình thành cho tới ngày nay.

Trong cuộc Nam tiến những đợt di dân từ miền ngoài đến miền Nam khai phá rừng hoang, lập nên ruộng đồng, làng mạc, nhờ phù sa sông Cửu Long nên ruộng đất phì nhiêu sản xuất nhiều lúa gạo là vựa lúa nuôi sống miền Nam giữ một vài trò vô cùng quan trọng trong nông nghiệp. Nhờ phong thổ, khí hậu sông nước, làm chơi ăn thiệt nên đời sống người miền Nam phóng khoáng và giọng nói cũng nhẹ nhàng hơn, văn học từ đó cũng phát triển theo mang những nét đặc thù qua thi ca, hò nam bộ, cãi lương, ca vọng cổ … đóng góp cho văn học nước nhà thêm phong phú. Thời xa xưa các bậc khoa bảng đều xuất thân ở miền Trung và Bắc, vì thời đó phương tiện lưu thông chưa phát triển. Từ miền Nam muốn dự các kỳ thi phải về Kinh Đô Huế đường xá xa xôi. Phan Thanh Giản là người đầu tiên đậu tiến sĩ xuất thân từ miền Nam, cũng là người mang nỗi đau vì để mất các tỉnh miền Nam vào tay thực dân Pháp, chết cũng không yên bị đục bia tiến sĩ, cách chức rồi phục hồi danh dự, Từ năm 1975 hai trường trung học mang tên Phan Thanh Giản ở Cần Thơ và Đà Nẵng đều bị đổi tên? Để trả lại sự thật cho lịch sử, chúng ta có bổn phận phải chia xẻ nỗi đau của Phan Thanh Giản dù ngài đã mất cách đây 150 năm (1867-2017).

Xem trọn bài
error: Content is protected !!